Viêm tinh hoàn là gì? Triệu chứng, dấu hiệu, điều trị tại nhà có hết không?
Bài viết có ích: 2062 lượt bình chọn
Tổng quan viêm tinh hoàn là gì? Có chữa được không? Nên kiêng ăn gì? Bệnh lý không còn xa lạ với cánh mày râu. Bệnh ảnh hưởng nặng đến đời sống tình dục, sức khỏe sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, có rất nhiều nam giới không nắm rõ thông tin về bệnh, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về viêm tinh hoàn. Hy vọng sẽ giúp nam giới bỏ túi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Viêm tinh hoàn là bệnh gì?
Tinh hoàn là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh dục của phái mạnh. Bộ phận này có nhiệm vụ tiết nội tiết tố, sản xuất và nuôi dưỡng tinh trùng. Do đó, nếu tinh hoàn bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng nặng nề đến số lượng và chất lượng tinh binh.
Viêm tinh hoàn là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn, virus xâm nhập ngược dòng từ niệu đạo đến ống dẫn tinh và tinh hoàn. Bệnh có thể xuất hiện ở một hoặc cả 2 bên tinh hoàn.
Ai thường mắc phải viêm tinh hoàn?
Viêm tinh hoàn có thể gặp phải ở mọi độ tuổi, kể cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn là ở nam giới trên 45 tuổi và những người bị quai bị.
Theo các chuyên gia, nam giới có thể phòng bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Trong đó, một số yếu tố nguy cơ tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
– Đối tượng không tiêm chủng phòng bệnh quai bị;
– Đã từng thực hiện phẫu thuật ở đường tiết niệu hoặc cơ quan sinh dục;
– Viêm nhiễm đường tiết niệu;
– Điều bất thường bẩm sinh ở đường tiết niệu;
– Có đời sống tình dục không lành mạnh.
Nguyên nhân gây viêm tinh hoàn
Theo thống kê, có đến 20% trường hợp là do biến chứng của bệnh quai bị. Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến tinh hoàn bị viêm nhiễm.
Cụ thể như sau:
– Do virus quai bị:
Quai bị là bệnh lây nhiễm qua tuyến nước bọt. Thường gặp ở nam giới bước vào tuổi dậy thì hoặc sau khi dậy thì. Bệnh không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có viêm tinh hoàn.
– Nhiễm khuẩn:
Vi khuẩn E. Coli, Chlamydia hay các vi khuẩn lây qua đường tình dục cũng là nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp này, bệnh thường xuất hiện ở nam giới có đời sống tình dục không lành mạnh.
– Nhiễm vi khuẩn lậu:
Lậu là bệnh xã hội nguy hiểm, lây lan nhanh qua đường tình dục không an toàn. Khi nhiễm bệnh, vi khuẩn có thể lây sang đường tiết niệu, tinh hoàn, bàng quang và gây viêm nhiễm.
– Tiền sử mắc bệnh xã hội:
Nam giới mắc các bệnh xã hội như sùi mào gà, giang mai, mụn rộp sinh dục… Nếu không điều trị sớm cũng sẽ gây biến chứng viêm tinh hoàn.
Do mắc bệnh lý liên quan như:
Viêm thận, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo cũng có thể là thủ phạm khiến tinh hoàn bị viêm nhiễm.
Dấu hiệu nhận biết viêm tinh hoàn
Bệnh phát triển qua 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Do đó, biểu hiện ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau.
Viêm tinh hoàn cấp tính
Ở giai đoạn cấp tính, sẽ có những biểu hiện như sau:
Tinh hoàn bị viêm sưng, căng phồng lên;
Bìu bị đau và hơi cứng;
Da bìu bị phù nề, sưng tấy;
Đau khi xuất tinh, quan hệ hay khi hoạt động nhiều;
Đau đớn ở vùng đùi, háng;
Cơ thể khó chịu, sốt, ớn lạnh.
Viêm tinh hoàn mãn tính
Viêm tinh hoàn cấp tính nếu không điều trị sẽ chuyển sang viêm tinh hoàn mãn tính. Lúc này, người bệnh sẽ có những triệu chứng sau:
Đầu dương vật tiết ra mủ hoặc máu, đặc biệt khi xuất tinh hoặc tiểu tiện;
Tinh hoàn bị xơ cứng đau nhức;
Giảm ham muốn tình dục;
Teo tinh hoàn;
Cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Viêm tinh hoàn có nguy hiểm không?
Viêm tinh hoàn có nguy hiểm không? Theo khuyến cáo, bệnh nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của nam giới.
Theo đó, một số biến chứng nam giới có thể gặp phải gồm:
Ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của nam giới:
Khi bị bệnh, ảnh hưởng đầu tiên nam giới sẽ phải đối mặt đó là cuộc sống sinh hoạt.
Nguyên nhân do khi tinh hoàn bị viêm, sẽ khiến háng, bẹn, tinh hoàn đau đớn. Nên người bệnh sẽ gặp khó khăn khi đi lại, làm việc hay vận động.
Đặc biệt, nếu đối tượng mắc bệnh là những người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu. Viêm tinh hoàn sẽ khiến người bệnh mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Gây vô sinh – hiếm muộn:
Như đã chia sẻ, tinh hoàn có vai trò sản xuất và nuôi dưỡng tinh trùng. Do đó, nếu viêm nhiễm không điều trị sớm sẽ làm giảm nội tiết tố. Đồng thời, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
Một số trường hợp khác, có thể gây teo hoặc hoại tử tinh hoàn. Tình trạng này sẽ khiến nam giới khó thụ thai, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
Suy giảm chức năng sinh lý:
Tinh hoàn bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nội tiết tố. Chính vì thế, sẽ khiến nam giới suy giảm ham muốn, “nổ đạn sớm”.
Ngoài ra, bệnh còn khiến người bệnh đau đớn khi vận động hoặc xuất tinh. Lâu dần, nam giới sẽ lo sợ chuyện yêu. Từ đó, sẽ không còn hứng thú với chuyện chăn gối.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm nam khoa khác:
Tác nhân gây viêm tinh hoàn nếu không điều trị sớm sẽ lây lan sang các bộ phận khác. Từ đó, tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm khác như viêm mào tinh hoàn, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt…
Nguy cơ gây ung thư tinh hoàn:
Ung thư tinh hoàn là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Áp xe bìu, teo tinh hoàn:
Áp xe hay teo tinh hoàn là biến chứng phổ biến khi bị bênh. Nếu bị teo cả 2 bên tinh hoàn, đồng nghĩa với việc nam giới mất đi khả năng sinh sản.
Cách chữa viêm tinh hoàn?
Theo các bác sỹ, viêm tinh hoàn có thể điều trị khỏi nếu như phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trước khi điều trị, nam giới cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh. Từ đó, có phác đồ chữa phù hợp.
Kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm tinh hoàn
Để chẩn đoán, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành khám lân sàng để kiểm tra các biểu hiện. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số xét nghiệm như:
Xét nghiệm máu;
Siêu âm tinh hoàn;
Xét nghiệm niệu đạo;
Xét nghiệm nước tiểu
Thử nước tiểu.
Phác đồ điều trị viêm tinh hoàn bộ y tế
Tùy vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Trong đó, phổ biến là những phương pháp dưới đây:
Chữa viêm tinh hoàn tại nhà:
Chữa viêm tinh hoàn tại nhà giúp cải thiện các triệu chứng sưng, đau do viêm nhiễm gây ra. Phương pháp này chỉ mang tính chất tạm thời, không thể điều trị dứt điểm viêm nhiễm.
Theo đó, nam giới có thể áp dụng một số phương pháp sau:
+ Dùng lá trầu không đã rửa sạch, để khô. Sau đó, cho một lớp mật ong lên lá. Đặt lá trầu không vào vùng viêm từ 3 – 4 giờ. Rửa lại với nước sạch.
+ Lá lốt kết hợp với lệ chi, bạch truật, trần bì, mỗi vị 12g và 10g bạch linh, 4g cam thảo, hoàng kỳ… Sau đó sắc nước uống mỗi ngày.
+ Chườm đá ở xung quanh vùng sưng đau.
Xem thêm: xoắn tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, bệnh tinh hoàn
Phương pháp nội khoa:
Trường hợp viêm tinh hoàn cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, giảm đau để điều trị. Thuốc sẽ có tác dụng hạn chế đau đớn, tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Nếu được chỉ định điều trị bằng thuốc, nam giới cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tự ý đổi thuốc, tăng giảm liều lượng hoặc ngừng thuốc.
Phương pháp ngoại khoa:
Trường hợp xuất hiện biến chứng, tràn dịch, dùng thuốc không hiệu quả sẽ được điều trị bằng phương pháp ngoại khoa. Phương pháp này được đánh giá hiệu quả, thời gian điều trị ngắn. Đồng thời, sau điều trị không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý.
Một số câu hỏi liên quan đến viêm tinh hoàn?
Xoay quanh bệnh , nam giới cũng đặt ra một số câu hỏi như sau:
Viêm tinh hoàn có quan hệ được không?
Thực tế, nam giới bị bệnh vẫn có thể quan hệ được. Tuy nhiêm, tình trạng sưng tinh hoàn sẽ gây ra cảm giác đau đớn. Đồng thời, khiến bệnh tình nặng hơn và gây ảnh hưởng đến cuộc yêu. Do đó, tốt nhất nam giới hãy điều trị dứt điểm rồi hãy quan hệ tình dục trở lại.
Viêm tinh hoàn phải kiêng gì?
Để góp phần điều trị viêm tinh hoàn hiệu quả. Nam giới nên lưu ý cần kiêng khem khi bị bệnh
Quan hệ tình dục:
Thủ dâm:
Sử dụng thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ:
Sử dụng các chất kích thích:
Vận động mạnh:
Mặc các loại quần bó sát
Kiêng các thực phẩm cay nóng, đồ nếp, chất lên men…
Viêm tinh hoàn bao lâu thì khỏi?
Với câu hỏi này, các bác sỹ chuyên khoa cho biết: Tùy thuộc vào mức độ bệnh và phương pháp điều trị. Nếu như mức độ bệnh nhẹ, thì việc điều trị cũng đơn giản và nhanh chóng. Còn bệnh đã phát triển nặng hơn thì điều trị bệnh phức tạp và thời gian cũng kéo dài lâu hơn.
Viêm tinh hoàn uống thuốc gì?
Viêm tinh hoàn uống thuốc gì cần phải dựa vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh của mỗi người. Theo đó, nam giới sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau…Tốt nhất, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ. Nam giới tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định.
Trên đây là những giải đáp về bệnh viêm tinh hoàn, nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách điều trị bệnh. Hy vọng sẽ giúp nam giới nắm được tình trạng bệnh. Từ đó, có cách khắc phục kịp thời và an toàn nhất.
Nguồn tham khảo:
Phòng khám tư vấn phụ khoa nam khoa Hà nội 152xadan has strict sourcing guidelines and relies on peer-reviewed studies, academic research institutions, and medical associations. We avoid using tertiary references. You can learn more about how we ensure our content is accurate and current by reading our
Epididymitis and orchitis. (n.d.).urologyhealth.org/urologic-conditions/epididymitis-and-orchitis
Mayo Clinic Staff. (2014). Orchitis.mayoclinic.com/health/orchitis/DS00602
Mumps. (2014). kidshealth.org/parent/infections/bacterial_viral/mumps.html
EpididymitisViêm mào tinh hoàn Testicular painĐau tinh hoàn EpidemiologyDịch tễ học Human reproductionSinh sản con người UrologyKhoa tiết niệu RTTRTT Human male reproductive systemHệ thống sinh sản nam của con người Genitourinary system diseasesBệnh hệ thống sinh dục Sexual healthSức khỏe tình dục Male genital disordersRối loạn sinh dục nam Mammal male reproductive systemHệ thống sinh sản đực của động vật có vú Sexual anatomyGiải phẫu tình dục Infectious diseasesCác bệnh truyền nhiễm ImmunologyMiễn dịch học Health sciencesKhoa học sức khỏe Public healthSức khỏe cộng đồng Medical specialtiesChuyên ngành y tế MedicineDược phẩm HealthSức khỏe Clinical medicineY học lâm sàng Diseases and disordersBệnh tật và rối loạn OrchitisViêm tinh hoàn Genitourinary systemHệ thống sinh dục TesticleTinh hoàn Sexually transmitted infectionNhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục Testicular torsionXoắn tinh hoàn Men’s healthSức khỏe nam giới Veterinary medicineThuốc thú y MicrobiologyVi trùng học RTTEMRTTEM Urinary tract infectionNhiễm trùng đường tiết niệu Reproductive systemHệ thống sinh sản Animal diseasesBệnh động vật Medical statisticsThống kê y tế MumpsQuai bị ScrotumBìu Reproduction in mammalsSinh sản ở động vật có vú Male mammalsĐộng vật có vú đực InflammationsViêm InfectionSự nhiễm trùng Surgical specialtiesChuyên khoa ngoại khoa Human sexualityTình dục con người AnatomyGiải phẫu học SexTình dục Urological conditionsĐiều kiện tiết niệu Animal viral diseasesBệnh do vi rút ở động vật Animal anatomyGiải phẫu động vật Health careChăm sóc sức khỏe Sexual reproductionSinh sản hữu tính Safe sexTình dục an toàn Animal healthSức khỏe động vật Mammal reproductive systemHệ thống sinh sản của động vật có vú PainĐau đớn Male reproductive systemHệ thống sinh sản nam Symptoms and signsCác triệu chứng và dấu hiệu VirusVi-rút SymptomTriệu chứng Viral diseasesBệnh do virus Endocrine systemHệ thống nội tiết Human diseases and disordersCác bệnh và rối loạn ở người ReproductionSinh sản Human anatomyGiải phẫu người Animal male reproductive systemHệ thống sinh sản đực của động vật Human reproductive systemHệ thống sinh sản của con người UrethraNiệu đạo Organs (anatomy)Các cơ quan (giải phẫu) AndrologyAndrology Animal virologyVirus học động vật Medical humanitiesNhân văn y tế Life sciencesKhoa học đời sống SexualityTình dục BiologySinh học VirologyVirus học Animal reproductive systemHệ thống sinh sản động vật Urinary systemHệ bài tiết PhysiologySinh lý học Men and sexualityĐàn ông và tình dục Sex organsCơ quan sinh dục InfertilityKhô khan EpididymisEpididymis Mammalian sexualityTình dục động vật có vú HypogonadismSuy sinh dục Gynaecologic disordersRối loạn phụ khoa Urinary bladderBàng quang tiết niệu Reproduction in animalsSinh sản ở động vật Environmental social scienceKhoa học xã hội môi trường PubertyTuổi dậy thì NauseaBuồn nôn Human gender and sexualityGiới tính và tình dục của con người Testicle disordersRối loạn tinh hoàn CondomBao cao su Animal physiologySinh lý động vật ZoologyĐộng vật học AbscessÁp xe EdemaPhù nề Intimate relationshipsMối quan hệ thân mật Sex organCơ quan tình dục GynaecologyPhụ khoa MycoplasmaMycoplasma ChlamydiaChlamydia IbuprofenIbuprofen NaproxenNaproxen GonorrheaBệnh da liểu Medical treatmentsĐiều trị y tế ProstateTuyến tiền liệt Medical ultrasoundSiêu âm y tế Physical examinationKiểm tra thể chất Clinical urine testsXét nghiệm nước tiểu lâm sàng Benign prostatic hyperplasiaTăng sản lành tính tuyến tiền liệt DiseaseBệnh Causes of deathNguyên nhân của cái chết AntibioticKháng sinh Dose (biochemistry)Liều lượng (hóa sinh) Sexually transmitted diseases and infectionsCác bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng UrineNước tiểu MedicationThuốc DrugsThuốc Doppler ultrasonographySiêu âm Doppler AnalgesicThuốc giảm đau Nonsteroidal anti-inflammatory drugThuốc chống viêm không steroid PharmacologyDược học InflammationViêm Sexual intercourseQuan hệ tình dục Vas deferensỐng dẫn tinh SemenTinh dịch CureChữa khỏi Human sexual activityHoạt động tình dục của con người Birth defectDị tật bẩm sinh Lymph nodeHạch bạch huyết Medical historyTiền sử bệnh BacteriaVi khuẩn EjaculationXuất tinh FeverSốt PediatricsKhoa nhi