[ Đau bụng kinh ]- Nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ khi đến tháng
Bài viết có ích: 3574 lượt bình chọn
Đau bụng kinh là hiện tượng nhiều chị em gặp phải khi đến chu kỳ kinh. Đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào đó. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, chúng ta cùng theo dõi nội dung bài viết nhé!
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh có tên gọi khác là thống kinh. Đây là triệu chứng rất phổ biến, liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới.
Hầu hết chị em đều bị thống kinh ít nhất một vài lần trong đời. Hiện tượng này khiến chị em bị đau co thắt vùng bụng dưới mỗi khi đến chu kì kinh. Cơn đau có thể bắt nguồn từ vùng bụng sau lan ra lưng và xuống hai đùi.
Chị em có thể bị đau bụng kinh một cách dữ dội. Nhưng chủ yếu là cảm giác đau nhoi nhói và khó chịu một chút ở bụng.
Mỗi chu kỳ kinh, cơn thống kinh của chị em sẽ khác nhau. Có những chu kỳ chị em không bị đau bụng, chỉ có chút khó chịu. Nhưng cũng có những chu kỳ chị em bị đau một cách dữ dội.
Thực tế, có rất nhiều chị em bị đau bụng một cách dữ dội ngay cả khi bản thân không đến chu kỳ kinh.
Phân loại đau bụng kinh
Hiện thống kinh đang được phân chia làm 2 loại đó là: thống kinh thứ phát và thống kinh nguyên phát. Cụ thể:
Thống kinh nguyên phát
Thống kinh nguyên phát là hiện tượng xảy ra do sự co bóp của tử cung.
Ở trường hợp này chị em sẽ bị đau dọc từ trên xuống dưới tử cung. Tuy nhiên các cơn co thắt tử cung này thường khá yếu. Cho nên chị em khó có thể cảm nhận rõ ràng được.
Trong suốt những ngày hành kinh, tử cung của chị em sẽ co bóp thường xuyên để tống hết niêm mạc tử cung bị hoại tử ra bên ngoài, tạo ra máu kinh nguyệt.
Khi co bóp, các mạch máu ở tử cung sẽ siết chặt lại với nhau. Cho nên máu và oxy đến với nhau sẽ bị hạn chế. Sự thiếu oxy sẽ kích thích cơ thể tiết ra các chất hóa học gây đau. Đồng thời, prostaglandin cũng được sản sinh- Đây là chất làm cho tử cung co thắt nhiều hơn. Dẫn đến cơn đau nhiều hơn.
Đau bụng kinh nguyên phát sẽ cải thiện đáng kể khi chị em bước vào lớn tuổi, và nhất là sau khi có con.
Thống kinh thứ phát
Tuy nhiên, nếu chị em bị đau bụng kinh dữ dội, kéo dài hơn bình thường. Lại kèm thêm các triệu chứng như:
- Kinh nguyệt không đều
- Ra máu bất thường giữa các lần hành kinh
- Đau dữ dội khi quan hệ
- Khí hư ra nhiều hoặc có mùi hôi
Chị em hãy nhanh chân đến cơ sở y tế chuyên khoa ngay. Bởi đây là dấu hiệu của việc đau bụng kinh thứ phát do các bệnh lý liên quan đến phụ khoa gây ra.
Thống kinh thứ phát hiếm sảy ra, nhưng sảy ra chủ yếu ở phụ nữ đang ở độ tuổi 30- 45. Một số bệnh lý khiến chị em bị đau bụng kinh thứ phát là do:
Lạc nội mạc tử cung
Lớp nội mạc tử cung vốn ở bên trong tử cung. Tuy nhiên, vì lý do nào đó lớp nội mạc này lại lạc ra các vị trí khác bên ngoài tử cung như: ống dẫn trứng, buồng trứng,…. gây ra đau bụng dưới.
U xơ tử cung
Đây cũng là bệnh lý khiến chị em bị đau bụng dưới cũng như bị rong kinh và thống kinh. Nguyên nhân là do các khối u xơ phát triển trong tử cung gây ra.
Viêm vùng chậu
Là bệnh phụ khoa khá nguy hiểm. Bệnh có thể làm cho các cơ quan như tử cung, vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng bị viêm nhiễm.
Lạc tuyến nội mạc tử cung
Là sự “lạc chỗ” của các tế bào thuộc lớp nội mạc tử cung vào lớp cơ tử cung. Dẫn đến tình trạng đau bụng kinh thứ phát.
Dụng cụ tránh thai
Dụng cụ tránh thai được đặt vào bên trong buồng tử cung để tránh khả năng thụ thai. Tuy nhiên, phương pháp này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau bụng kinh ngoài ý muốn. Đặc biệt là với những chu kỳ kinh nguyệt sau khi đặt dụng cụ tránh thai.
Làm giảm đau bụng kinh bằng cách nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau bụng kinh. Cũng như cơ địa và mức độ đau của mỗi người… sẽ có cách chữa khác nha. Vì thế, cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây hiện tượng đau bụng kinh. Cụ thể:
Chữa đau kinh nguyên phát
Đau bụng kinh nguyên phát thường không đáng lo ngại. Bởi đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Khi chu kỳ kinh chấm dứt, hiện tượng đau bụng kinh cũng sẽ chấm dứt theo.
Tuy nhiên, chị em cũng có thể áp dụng các cách sau đây để làm giảm triệu chứng đau bụng kinh khi “chị cả” đến:
Chườm – Tắm nước nóng
Chườm ấm vùng bụng dưới giúp phần tử cung co thắt nhịp nhàng, khí huyết lưu thông thuận lợi. Từ đó làm giảm thống kinh.
Chị em có thể sử dụng miếng dán nóng, chai nước nóng hay túi chườm để chườm ấm vùng bị đau. Bên cạnh đó, khi đến chu kỳ kinh, chị em nên tăm nước nóng để cơ thể được điều hòa.
Massage
Chị em có thể massage nhẹ nhàng phần bụng dưới theo hướng vòng tròn. Thực hiện liên massage liên tục các cơn đau bụng sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Bởi massage bụng sẽ giúp cho phần cơ bụng được giãn ra. Đồng thời làm giảm thiểu các cơn co thắt đột ngột.
Sử dụng gừng tươi
Đây là cách phổ biến thường được chị em sử dụng để khắc phục tình trạng đau bụng kinh.
Chị em giã nhỏ gừng tươi, sau đó đắp lên vùng bụng dưới và xoa bóp nhẹ nhàng trong khoảng 5-7 phút. Tính nóng của gừng sẽ giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên giúp các cơ được thả lỏng. Đồng thời giải phóng hormone endorphin tạo cảm xúc tích cực. Từ đó làm giảm cơn đau bụng kinh, cải thiện tâm trạng và kích thích đốt cháy prostaglandin.
Các bài tập phù hợp với chị em trong ngày đèn đỏ thường là: Yoga, đi bộ, đạp xe…
Chế độ ăn uống lành mạnh
Trong kỳ kinh nguyệt, chị em cần chú ý duy trì chế độ ăn uống thanh đạm, ít dầu mỡ và giàu chất xơ.
Bên cạnh đó chị em nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin E, B1, B6, magie, kẽm và axit béo omega 3 –Đây là các thành phần giúp giảm thiểu các hormone gây đau bụng kinh hay làm dịu đi sự căng cơ và chứng sưng viêm.
Ngoài ra, chị em cần hạn chế các loại thức ăn mặn, đồ uống có cồn và cafein trong những ngày hành kinh. Thay vì sử dụng đồ uống có cồn, chị em nên dùng nước ấm, nước ép trái cây hay sinh tố rau củ.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Vệ sinh vùng kín trong những ngày hành kinh là cực kỳ quan trọng, giúp ngăn ngừa các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm.
Ngủ ngon và đủ giấc
Trong những ngày hành kinh, việc hormone thay đổi cộng với các cơn đau bụng xuất hiện khiến cho cơ thể mệt mỏi, ngủ không ngon giấc. Để cải thiện tình trạng này, các bác sĩ gợi ý bạn có thể nằm ngủ theo tư thế bào thai. Tư thế ngủ này giúp các cơ quanh bụng được giãn ra, từ đó làm giảm hiện tượng thống kinh.
Sử dụng thuốc giảm đau
Chị em có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau có tác dụng giảm đau bụng để giảm thiểu cơn đau bụng của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách.
Điều trị đau bụng kinh thứ phát
Trường hợp chị em bị thống kinh thứ phát. Để chấm dứt các cơn đau, chị em cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa. Sau khi thăm khám, xác định nguyên nhân cũng như nắm bắt được mức độ. Bác sĩ sẽ lựa chọn ra phương pháp điều trị phù hợp cũng như kê những toa thuốc điều trị hiệu quả.
Tại phòng khám Đa Khoa quốc tế Hà Nội, các bác sĩ đã và đang áp dụng nhiều phương pháp điều trị thống kinh hiệu quả. Trong đó nổi bật nhất là phương pháp Đông- Tây y kết hợp.
Nếu bạn cũng đang bị đau bụng kinh. Các bạn có thể đến phòng khám Đa khoa quốc tế Hà Nội. Hoặc Click TẠI ĐÂY.
Mong rằng với những gì mà bài viết chia sẻ, các bạn đã hiểu rõ hơn về hiện tượng đau bụng kinh của mình. Cũng như biết được đâu là địa chỉ chữa thống kinh hiệu quả.