Đau bụng kinh Nguyên nhân và những cách khắc phục hiệu quả nhất

Bài viết có ích: 2062 lượt bình chọn

“Đến tháng” chắc hẳn là nỗi ám ảnh của đại đa số chị em phụ nữ. Ngoài phải chăm sóc cô bé cẩn thận trong thời gian này, nữ giới còn phải đối mặt với những cơn đau được gọi là đau bụng kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, từ đó có cách phòng tránh, khắc phục kịp thời, chị em hãy tham khảo bài viết sau.

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ mỗi khi tới chu kỳ kinh nguyệt. Tùy vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của mỗi người mà cơn đau bụng kinh xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau.

  • Đau bụng kinh kéo dài bao lâu? 

Một số trường hợp chỉ xuất hiện cơn đau trước khi có kinh 1 – 2 ngày đầu, nhưng cũng có người bị đau dữ dội, kéo dài trong suốt thời gian hành kinh.

  • Đau bụng kinh ở vị trí nào?

Đau bụng kinh là đau ở đâu? Cơn đau thường xuất hiện tại vùng bụng dưới, có thể lan rộng ra phía sau lưng và xuống hai đùi.

đau bụng kinh là gì

Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy rằng, các cơn đau bụng kinh xuất hiện do hàm lượng progesterone và prostaglandin có trong máu tăng đột ngột bất thường hay do nữ giới có cổ tử cung quá hẹp, tử cung co thắt khiến quá trình lưu thông máu kinh bị ảnh hưởng, từ đó gây ra tình trạng đau bụng.

Đau bụng kinh đau như thế nào thì cơn đau có thể xuất hiện ở mức độ âm ỉ, nhẹ, hoặc quằn quại, dữ dội. Hầu hết các cơn đau bụng kinh đều gây ảnh hưởng tới tâm lý, sinh hoạt hàng ngày của nữ giới.

Đặc biệt, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh bảo của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,… Vì thế, chị em tuyệt đối không nên chủ quan khi bắt gặp hiện tượng này.

Nữ giới tại sao đau bụng kinh?

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng kinh ở nữ giới, trong đó thường gặp nhất phải kể đến như:

Đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh diễn ra khi tử cung co bóp, các cơn co nhỏ xảy ra chạy dọc từ bụng xuống dưới tử cung. Tuy nhiên, các cơn co này thường rất nhẹ và khó cảm nhận được.

Trong thời gian hành kinh, tử cung sẽ co bóp mạnh để đẩy hết lớp niêm mạc tử cung đã bị bong tróc, hoại tử ra bên ngoài. Khi co bóp, tử cung sẽ siết chặt các mạch máu, giảm lượng máu và oxy đến tử cung.

Sự thiếu hụt oxy này sẽ kích thích các tế bào tiết ra chất gây đau, prostaglandin được sản sinh khiến tử cung co thắt với tần xuất nhiều hơn và gây đau nhiều hơn.

Hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu nào lý giải vì sao một số phụ nữ lại đau bụng kinh dữ dội hơn so với những người khác. Tuy nhiên, tình trạng trên có thể liên quan tới việc tích tụ prostaglandin, khiến các cơn co thắt của tử cung trở nên mạnh mẽ hơn.

Đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh thứ phát hay còn được gọi là đau do bệnh lý. Ngoài nguyên nhân do hàm lượng prostaglandin tăng lên thì nó còn có thể do một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm gây ra như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư tử cung,…

Để xác định các cơn đau bụng kinh có phải do bệnh lý hay không, chị em cần tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra cụ thể. Trong trường hợp nguyên nhân đau bụng kinh do bệnh lý, bác sĩ sẽ tư vấn phụ khoa về phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Tại sao đau bụng kinh mà không ra máu?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, nữ giới bị đau bụng kinh nhưng không ra máu thường do các nguyên nhân sau đây:

Do bị tắc kinh

Tắc kinh là nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng đau bụng kinh những không ra máu ở nữ giới. Khi bị tắc kinh, nữ giới sẽ phải đối mặt với vấn đề bụng đau âm ỉ trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, máu kinh không thể thoát ra ngoài nên dẫn tới tình trạng đau bụng kinh, không ra máu tạm thời.

Tắc kinh nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn tới chứng vô sinh, làm giảm quá trình thụ thai, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khả năng sinh sản của nữ giới.

phải làm gì khi bị đau bụng kinh

Tiền mãn kinh, mãn kinh

Thường gặp ở chị em phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 50 tuổi. Đây là giai đoạn trứng hoạt động yếu dần, nội tiết tố suy giảm, làm xảy ra những bất thường về chu kỳ kinh nguyệt như: rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, kinh nguyệt không đều,…

Thiếu hụt hay rối loạn nội tiết tố

Estrogen và Progesterone có chức năng hình thành các đặc điểm nữ giới, duy trì cũng như chi phối hoạt động của buồng trứng, kích thích rụng trứng từ đó làm xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt.

Vì thế, khi bị thiếu hụt hay rối loạn nội tiết tố nữ, chức năng hoạt động của buồng trứng và các bộ phận khác sẽ bị ảnh hưởng gây rối loạn kinh nguyệt như: mất kinh, tắc kinh, đau bụng kinh,…

Bệnh u xơ tử cung

U xơ tử cung hình thành bởi những khối u xơ lành tính phía bên trong tử cung. Theo thời gian, các khối u xơ sẽ phình to dần, gây chèn ép, tác động trực tiếp tới tử cung, bàng quang nữ giới, gây ra tình trạng đau bụng dưới nhưng không có máu kinh.

Mức độ và tần suất cơn đau có thể tăng dần tùy thuốc kích thước khối u xơ. Bệnh nếu không chữa trị kịp thời có thể gây vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới.

U nang buồng trứng

Đau bụng kinh nhưng không ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh u nang buồng trứng. U nang buồng trứng là tình trạng trên bề mặt hay trong buồng trứng xuất hiện các khối u chứa dịch hay chất rắn giống như bã đậu phát triển bất thường. Những khối u này ngăn cản chu kỳ phát triển và rụng trứng thông thường dẫn tới hiện tượng mất kinh tạm thời ở nữ giới.

Viêm vùng chậu

Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các vị trí như: tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng,… Viêm vùng chậu nếu không điều trị đúng cách, kịp thời sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, rong kinh, ít kinh,… cùng nhiều biến chứng nguy hiểm như: mang thai ngoài tử cung, áp xe buồng trứng, vô sinh,…

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa thường gặp gây ra các triệu chứng bất thường trong chu kỳ kinh như: đau bụng dưới, đau bụng kinh dữ dội, kéo dài, chu kỳ kinh tới sớm hay tới trễ, đau bụng nhưng không ra máu hoặc máu ra nhiều bất thường,…

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do các mô trong lòng tử cung phát triển không đúng vị trí, đi lạc ra bên ngoài tử cung. Bệnh có tỷ lệ vô sinh cao nếu không được chữa trị kịp thời.

Viêm ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng là bộ phận nối giữa tử cung và buồng trứng. Ở nữ giới có 2 ống dẫn trứng đảm nhiệm chức vụ quan trọng như:

  • Là cầu nối giúp tinh trùng dễ dàng tìm gặp trứng
  • Vận chuyển trứng không được thụ tinh để tử cung cơ thắt đào thải ra ngoài.
  • Nơi vận chuyển phôi thai về tử cung để làm tổ

Khi ống dẫn trứng bị viêm sẽ khiến con đường đi lại này bị chít hẹm lại, ảnh hường tới quá trình di chuyển của trứng và tinh trùng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của nữ giới, điển hình như: gây rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh mà không ra máu, mang thai ngoài tử cung, thậm chí là vô sinh.

Sỏi thận

Sỏi thận hình thành bởi muối, khoáng chất dư thừa tích tụ trong thời gian dài. Theo thời gian, kích thước sỏi thận sẽ lớn dần làm cản trở dòng nước tiểu từ thận tới bàng quang, gây ra các cơn đau bụng dưới, vùng chậu. Hiện tượng này khiến nhiều chị em lầm tưởng bản thân tới tháng bị đau bụng những không có kinh.

Đau bụng kinh uống thuốc gì để chấm dứt cơn đau nhanh chóng?

Lưu ý: Thông tin chia sẻ sau đây chỉ mang tính chất tham khảo, chị em tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cũng như sử dụng thuốc chữa đau bụng kinh tại nhà khi chưa có sự hướng của bác sĩ chuyên khoa. Bởi, nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Đau bụng kinh là tình trạng rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà cơn đau kéo dài vài tiếng cho tới vài ngày. Đau bụng kinh gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều cuộc sống, hoạt động hàng ngày.

giảm đau khi có kinh

Đau bụng kinh được chia thành 2 dạng đó là: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bịnh kinh thứ phát (do các tác nhân như: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,…).

Để giảm cơn đau nhanh chóng, chị em có thể tham khảo một số loại thuốc giảm đau sau đây:

Thuốc giảm đau đơn thuần

Thuốc giảm đau đơn thuần mà bạn có thể sử dụng đó là paracetamol. Đây là loại thuốc có khả năng kháng lại với prostaglandin (thủ phạm gây ra tình trạng đau bụng kinh), chị em có thể sử dụng trong trường hợp bị đau nhẹ. Thuốc giúp làm dịu cơn đau nhanh chóng và ít gây ra tác dụng phụ so với những loại thuốc khác.

Tuy nhiên, chị em cần lưu ý, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm chứa thành phầm paracetamol. Không những thế, đây là loại thuốc có rất nhiều dạng dùng, do đó chị em cần đọc kỹ thành phần của thuốc để tránh sử dụng nhiều sản phẩm chứa hoạt chất này cùng lúc, sẽ gây ra tình trạng quá nhiều cũng như hại gan.

Thuốc được đánh giá tương đối an toàn (trừ những trường hợp có vấn đề về gan cần phải sử dụng thận trọng. Ngoài ra, uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính đối với gan thuốc, nên người sử dụng cần tránh hoặc hạn chế tối đa uống rượu khi sử dụng thuốc.

Không sử dụng thuốc để điều trị giảm đau bụng kinh quá 10 ngày ở người lớn tuổi và quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi có sự cho phép của thầy thuốc, bác sĩ. Bởi, đau nhiều và kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị có giám sát.

Khi đau bụng kinh chị em có thể sử dụng túi nước nóng để chườm bụng làm dịu cơn đau. Bên cạnh đó, thuốc còn được phối hợp với thuốc chống viêm không steroid giúp giảm cơn đau nhanh chóng.

Thuốc kháng viêm không steroid

Đau bụng kinh nên uống gì thì bạn có thể sử dụng thuốc kháng viêm không steroid. Nhóm thuốc này bao gồm những loại thuốc như: aspirin, diclofenac, ibuprofen,… có công dụng ức chế cyclo-oxygenase, từ đó ức chế tổng hợp prostaglandin. Do đó, nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để giảm bớt cơn đau bụng kinh.

Tuy nhiên, đây là nhóm thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, vì thế người sử dụng thuốc cần thận trọng khi sử dụng. Một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất đó là ù tai, viêm loét dạ dày,…

Vì thế, loại thuốc này được khuyến cáo không nên sử dụng cho những người bị loét tiêu hóa, khó tiêu hay những rối loạn tiêu hóa khác.

Ngoài ra, những người bị hen phế quản, bệnh thận hay đang gặp tình trạng mất nước cũng không nên sử dụng loại thuốc này. Đặc biệt với aspirin không sử dụng cho bé gái dưới 18 tuổi, bởi có có thể gây ra hội chứng tổn thương não cấp tính cũng như thoái hóa mỡ ở những phủ tạng, thận, tim, não, gan.

Thời điểm thích hợp khi uống thuốc đó là trong hoặc ngay sau bữa ăn để tránh tình trạng kích ứng dạ dày. Không phối hợp các loại thuốc không steroid lại với nhau, bởi điều này sẽ làm tăng độc tính của thuốc.

Chỉ sử dụng thuốc liều lượng thấp nhất có thể và sử dụng trong thời gian ngắn để tránh gặp phải tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc chống co thắt

Nếu bạn đang thắc mắc đau bụng kinh uống gì thì bạn có thể tham khảo thuốc chống co thắt. Trong đó Alverin là một trong những loại thuốc có tác dụng chống co thắt hiệu quả, giảm đau nhanhc hóng do co thắt cơ nên được sử dụng trong đau bụng kinh.

Thuốc có thể sử dụng theo dạng uống (đối với viên nén, viên nang) hoặc dạng đặt hậu môn (đối với viên đặt hậu môn). Không sử dụng thuốc những trường hợp quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, tắc ruột, mất trương lực đại tràng,…

Khi sử dụng thuốc, người dùng có thể gặp phải một số vấn đề như: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, dị ứng,… Tuy nhiên những tác dụng phụ này thường nhẹ nên bạn không cần quá lo lắng.

Trong trường hợp bạn ngứa ngáy, phát ban nghiêm trọng, bạn cần ngưng sử dụng thuốc và theo dõi phản ứng phản vệ (tuy tình trạng này rất hiếm khi xảy ra).

Đau bụng kinh nên làm gì? 6 Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả tại nhà

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa đau bụng kinh giúp ngày “đèn đỏ” của chị em diễn ra nhẹ nhàng hơn. Ngoài sử dụng thuốc thì chị em có thể áp dụng một số mẹo vặt sau đây giúp đẩy lùi cơn đau nhanh chóng.

  1. Chườm nóng vùng bụng

Một trong những cách chấm dứt cơn đau bụng kinh cấp tốc đó là chườm nóng vùng bụng. Chị em có thể chườm bụng bằng chai hay túi nước nóng lên vùng bụng sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra, việc sử dụng miếng dán nhiệt, gối nhiệt đặt lên trên bụng cũng góp phần làm giảm cơn đau nhanh chóng.

  1. Massage bụng nhẹ nhàng

Nếu chị em thường xuyên bị các cơn đau bụng kinh ghé thăm, chị em có thể thực hiện một số bài tập massage vùng bụng. Đây là một trong những cách làm cơn đau bụng kinh hiệu quả. Việc xoa bóp bụng nhẹ nhàng sẽ giúp giảm co bóp cơ bụng, đẩy lùi các cơn đau bụng mỗi khi hành kinh.

  1. Làm ấm cơ thể

Bạn sẽ không cần phải đau đầu vì lo nghĩ đau bụng kinh nên uống thuốc gì nữa. Bởi, làm ấm cơ thể giúp giảm tình trạng đau bụng kinh nhanh chóng. Chị em có thể làm ấm cơ thể bằng cách bằng thêm áo hay không ngồi trong phòng có điều hòa mỗi khi tới kỳ kinh.

Ngoài ra, chị em nên uống nước ấm và ăn những loại đồ ăn khi còn nóng, tránh ăn đồ lạnh giúp lưu thông máu dễ dàng hơn và hạn chế tối đa các cơn đau.

Không những thế, tắm nước ấm pha muối khoáng cũng là cách giúp chị em giải tỏa căng thẳng và tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.

  1. Chấm dứt cơn đau bụng kinh bằng gừng

Làm sao để hết đau bụng kinh? Một trong những cách giảm cơn đau bụng kinh được nhiều chị em phụ nữ áp dụng đó là sử dụng gừng. Chị em sử dụng gừng tươi sau đó giã nhỏ chườm lên bụng mang lại hiệu quả rất cao trong việc giảm các cơn đau bụng kinh.

Ngoài ra, sử dụng rượu gừng cũng là một trong những cách hiệu quả giúp chị em giảm cơn đau bụng kinh cấp tốc. Ngoài đắp gừng thì chị em bôi dầu và dán cao vùng bụng cũng là cách làm ấm bụng và giảm cơn đau hiệu quả.

  1. Uống sữa hay ăn sữa chua

Đau bụng kinh uống gì tốt? Các chuyên gia đầu ngành cho biết, trước khi tới ngày nguyệt san, chị em nên ăn vài hộp sữa chua. Còn nếu đang bị hành kinh thì chị em hãy pha cốc sữa ấm để uống. Điều này sẽ giúp chị em giảm tình trạng đau bụng kinh tương đối hiệu quả.

Lưu ý: Những cách giảm đau bụng kinh trên đây giúp chị em thoát khỏi cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp chữa đau bụng kinh tạm thời, không có ý nghĩa lâu dài.

  1. Sử dụng bài thuốc Đông y

Các bài thuốc đông y được chiết xuất từ cao ích mẫu được rất nhiều chị em phụ nữ truyền tai nhau áp dụng trong điều trị đau bụng kinh. Bởi, chúng không chỉ có công dụng giảm đau hiệu quả mà còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, rất tốt đối với cơ thể nữ giới.

Ngoài ra, chị em có thể áp dụng một số bài thuốc chữa đau bụng kinh sau đây:

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng thược dược kết hợp với cam thảo, sắc lấy nước uống. Bài thuốc này giúp chị em giảm bớt cơn đau nhanh chóng, tránh cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
  • Bài thuốc số 2: Sử dụng các nguyên liệu như: thược dược, quế chi, đại táo, mạch nha, cam thảo, khương sinh. Sắc những nguyên liệu trên lấy nước uống. Nên uống khi nước còn nóng giúp giảm cơn đau bụng kinh nhanh chóng.
  • Bài thuốc số 3: Kết hợp sử dụng bạch truật, phục linh, bạc hà, chỉnh thải, gừng, đương quy, bạch thược, sài hồ,…Sắc các nguyên liệu trên lấy nước uống giúp giảm cơn đau hiệu quả.

Đau bụng kinh nên ăn gì và không nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng khoa học cũng giúp nữ giới cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả. Vậy, đau bụng kinh nên ăn gì và không nên ăn gì để đẩy lùi cảm giác đau bụng kinh nhanh chóng?

Đau bụng kinh ăn gì tốt?

Nữ giới bị đau bụng kinh nên ưu tiên bổ sung những loại thực phẩm sau đây để giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả, nhanh chóng nhé!

Nghệ tây

Theo nhiều nghiên cứu, các thành phần có trong nghệ tây giúp đẩy lùi nhanh các cơn đau bụng kinh. Vì thế, đây cũng là một trong các loại thực phẩm giảm cơn đau do kinh nguyệt gây ra mà chị em có thể lựa chọn, bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình.

Cà rốt

Cà rốt là thực phẩm rất giàu vitamin A, C có tác dụng tuyệt vời đối với kinh nguyệt của nữ giới. Bạn có thể ép cà rốt lấy nước hay chế biến thành món ăn hàng ngày để giảm nhanh cảm giác đau bụng kinh.

Ngải cứu

Ngải cứu được biết tới như một vị thuốc giúp điều hòa, ổn định kinh nguyệt, điều trị chứng kinh đỏ,… nhất là giảm chứng đau bụng kinh hiệu quả. 

Để giảm cơn đau bụng kinh nhanh chóng, chị em có thể dùng loại rau này bằng cách chế biến thành món ăn như: gà hấp ngải cứu, trứng rán ngải cứu,…

Chuối

Đau bụng kinh nên ăn gì thì bạn không thể bỏ qua chuối. Đây là loại quả có tác dụng tuyệt vời đối với những chị em trong ngày có kinh nguyệt. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chuối chứa nhiều hoạt chất như: kali, vitamin B6 cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu có tác dụng chống co thắt,… Nếu chị em bị đau bụng kinh dữ dội hãy ăn chuối trực tiếp hay chế biến dưới dạng siro, nước ép,… để cải thiện cơn đau hiệu quả nhé!

Các loại đậu

Giảm đau bụng kinh như thế nào thì chị em đừng bỏ qua các loại anh em nhà đậu nhé. Trong đậu rất giàu magie, sắt có tác dụng tái tạo, bổ sung lượng máu đã mất do máu kinh.

Hơn nữa, chất xơ có trong đậu cũng hỗ trợ khả năng tiêu hóa tốt hơn, qua đó giúp chị em đẩy lùi cảm giác, cơn đau khó chịu do rối loạn tiêu hóa. Những loại đậu chị em nên bổ sung như: đậu xanh, đậu nành, đậu đen,…

Nữ giới bị đau bụng kinh không nên ăn gì?

Ngoài những loại thực phẩm giúp ngày đèn đỏ của bạn trở nên dễ dàng hơn thì vẫn có một số loại thực phẩm bạn cần tránh xa, bởi chúng sẽ khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng tồi tệ hơn.

Món ăn nhiều muối

Việc tiêu thụ nhiêu muối sẽ khiến cơ thể bạn bị tích nước, dẫn tới tình trạng chướng bụng. Để phòng tránh tình trạng này, bạn không nên bỏ nhiều muối vào thức ăn, không tiêu thụ các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn chứa nhiều muối.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Việc ăn quá nhiều đường sẽ khiến năng lượng trong cơ thể tăng đột biến cũng như sụt giảm nhanh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm trạng của bạn. Nếu bạn cảm thấy mình thường xuyên chán nản, ủ rũ, lo lắng trong thời kỳ hành kinh, bạn hãy kiểm tra lại lượng đường mà bạn đã hấp thụ, từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp.

Cà phê

Đau bụng kinh không nên ăn gì thì cà phê là thực phẩm bạn cần loại bỏ đầu tiên trong những ngày hành kinh. Nó không chỉ giữ nước, gây đầy bụng mà còn khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.

Rượu, đồ ăn cay nóng

Rượu tác động tiêu cực lên cơ thể khiến triệu chứng kinh nguyện trầm trọng thêm. Ngoài ra, các đồ ăn cay nóng cũng khiến dạ dày khó chịu, gây tiêu chảy, đau dạ dày, thậm chí đau bụng kinh dữ dội buồn nôn. Vì thế, bạn hãy tránh xa rượu và đồ ăn cay nóng khi tới chu kỳ kinh nguyệt nhé.

Nữ giới bị đau bụng kinh phải làm sao?

Nếu nữ giới bị đau bụng kinh quằn quại, dữ dội cần chủ động tới cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám ngay. Đau bụng kinh xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế, để chấm dứt tình trạng này, chị em cần tìm ra nguyên nhân chính xác gây đau bụng kinh và có biện pháp can thiệp phù hợp loại bỏ các nguyên nhân gây ra đó mới mang lại hiệu quả.

Hiện nay, phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội đang áp dụng đa dạng giải pháp điều trị chứng đau bụng kinh ở nữ giới như: sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, ngoại khoa, điều chỉnh tâm lý,… giúp chị em chấm dứt cơn đau nhanh chóng, lâu dài hơn, từ đó mang tới cho chị em sức khỏe cũng như chất lượng sống tốt hơn. 

Ngoài ra, để giảm các cơn đau nhanh chóng, chị em cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung vitamin, canxi, uống nhiều nước, không uống đồ lạnh, chứa chất kích thích, thư giãn cơ thể và vận động nhẹ nhàng, luôn giữ ấm cơ thể vào những ngày đèn đỏ.

Hy vọng qua bài viết này, chị em đã hiểu rõ hơn về tình trạng đau bụng kinh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần chuyên gia đầu ngành giải đáp, bạn hãy đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.

Phòng khám đang có chương trình khuyến mãi dành cho bệnh nhận đăng ký mã đặt hẹn khám trước:

  • MIỄN PHÍ: 150.000 đồng phí khám ban đầu
  • GIẢM 30%: phí thủ thuật
  • TẶNG KÈM 1 DỊCH VỤ: khi làm 1 thủ thuật
  • Gói khám PHỤ KHOA chỉ từ 580k

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Lý do bạn nên lựa chọn
phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội

  • Cơ sở vật chất tiện nghi thiết bị hiện đại
  • Đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm
  • Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
  • Chăm sóc chu đáo Bảo mật thông tin
  • Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7
  • Chương trình ưu đãi hàng tháng

ĐẶT HẸN KHÁM

Bình luận đã bị đóng.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hệ thống tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc tình trạng bệnh chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình

Số điện thoại