Dị ứng thời tiết có biểu hiện gì? Chữa trị, nguyên nhân ra sao?

Bài viết có ích: 3574 lượt bình chọn

Dị ứng thời tiết thường xuất hiện khi giao mùa. Nó không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh rất khó chịu. Vậy dị ứng thời tiết là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng dị ứng thời tiết? Dị ứng thời tiết có chữa được không và cách điều trị như thế nào? Nếu bạn cũng đang mắc phải vấn đề này thì hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết là tình trạng cơ thể xuất hiện các biểu hiện dị ứng khi thời tiết thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm. Triệu chứng điển hình là da mẩn ngứa đỏ, nổi mề đay. Một số trường hợp dị ứng còn kèm theo các vấn đề về hô hấp, mũi Họng. Các triệu chứng này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Có hai loại dị ứng là: 

  • Dị ứng nóng: Đây là tình trạng dị ứng khi thời tiết nóng nực vào ngày hè. Do tiết nhiều mồ hôi nên da luôn trong tình trạng ẩm ướt và dễ bị viêm nhiễm. Điều này càng khiến cho dị ứng nặng hơn.
  • Dị ứng lạnh: Đây là tình trạng da nổi mẩn đỏ ngứa khi thời tiết quá khô hanh, nhiệt độ thường dưới 20 độ C.

Triệu chứng của dị ứng thời tiết

Các biểu hiện của bệnh dị ứng khá điển hình như sau:

Da ngứa ngáy, ửng đỏ: Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng này sẽ tùy thuộc vào sức khỏe, mức độ dị ứng của từng người. 

Nổi mề đay: Da xuất hiện các mảng mề đay có màu trắng hoặc hồng, kèm theo ngứa ngáy.

Chàm bội nhiễm: Đây là tình trạng da nổi mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có vảy gầu. Tình trạng này có thể xuất hiện ở đầu, khủy tay, đầu gối và mặt. Mỗi đợt bộ nhiễm có thể kéo dài và ảnh hưởng đến làn da cũng như sức khỏe của người bệnh. Bội nhiễm phát triển nặng cần phải can thiệp điều trị sớm.

Viêm mũi dị ứng: Dị ứng thời tiết thường kèm theo viêm mũi. Biểu hiện của bệnh là khô mũi, ngứa ngáy mũi, dễ bị hắt hơi, chảy nước mũi, i mệt mỏi, kém tập trung. Cơn khó chịu kéo dài từng đợt khoảng 20 đến 30 phút. Tuỳ mức độ dị ứng mà tình trạng viêm mũi cũng khác nhau.

Ho: Dị ứng gây ra những cơn ho, khò khè hoặc khó thở. Nó có thể biến chuyển thành hen phế quản. 

Các biểu hiện dị ứng thời tiết thường tái diễn nhiều lần khi thời tiết thay đổi.

 

di-ung-thoi-tiet

 

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết

Tác nhân trực tiếp gây dị ứng là sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm không khí. Tuy nhiên cơ địa của mỗi người cũng là yếu tố khiến dị ứng phát tác ở các mức độ khác nhau.

Các nguyên nhân gây ra dị ứng thời tiết là:

Cơ địa dị ứng: Nguyên nhân chính gây ra dị ứng là cơ địa. Hệ miễn dịch nhạy cảm với các tác động từ môi trường sẽ khiến cho da dễ bị dị ứng, nổi mẩn. 

Do di truyền: Nếu cha và mẹ có tiền sử dị ứng thì bạn cũng rất có nguy cơ bị dị ứng.

Suy giảm hệ miễn dịch: Nếu đang bị suy giảm miễn dịch do các yếu tố khác nhau thì bạn dễ bị dị ứng thời tiết hơn. Đồng thời nó cũng khiến cho dị ứng dai dẳng và tiến triển bùng phát mạnh hơn.

Thời tiết: Đây chắc chắn là yếu tố quan trọng gây ra dị ứng. Khi giao mùa, thời tiết chuyển quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm không khí thay đổi nhanh chóng là điều kiện gây ra dị ứng.

Đối tượng dễ bị dị ứng là: Trẻ em, người mắc bệnh lý dị ứng, rối loạn nội tiết, căng thẳng thần kinh.

Các biện pháp điều trị bệnh dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là bệnh lý lành tính và có thể tự thuyên giảm. Tuy nhiên triệu chứng của nó gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt giấc ngủ. Khi bị chuyển sang mãn tính, sẽ tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý có cơ chế dị ứng khác. Vì vậy bạn nên nên chủ động điều trị sớm. 

Phương pháp để điều trị bệnh dị ứng là: 

Hạn chế tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng

Đầu tiên, bạn phải hạn chế tiếp xúc với các yếu tố khiến cho bệnh phát triển nặng hơn. Điều này sẽ giúp hạn chế các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh lan rộng.  

Khi bị dị ứng thời tiết, bạn nên tránh tiếp xúc với:

  • Phấn hoa: Đây là chất gây kích ứng rất phổ biến, nhất là khi thời tiết thay đổi. Vì vậy, bạn nên mặc quần áo dài tay và đeo khẩu trang.
  • Lọc không khí: Đây là biện pháp tốt nhất để lọc bụi mịn và các chất dị ứng có trong không khí nhằm ngăn ngừa tình trạng dị ứng da và đường hô hấp.
  • Dưỡng ẩm da khi thời tiết lạnh. Ngược lại cần giữ vệ sinh và giữ da thông thoáng khi thời tiết nóng bức dễ đổ mồ hôi.
  • Không nên đi ra ngoài dưới ánh mặt trời trong thời gian dài từ 10h đến 15h
  • Không nên sử dụng các yếu tố có thể kích thích sự phát triển nặng hơn như rượu, bia, cà phê thức ăn gây dị ứng.

Điều trị tại nhà

Các phương pháp điều trị tại nhà dưới đây có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh:

  • Tắm nước ấm/ nước mát: Tắm là biện pháp đơn giản nhất để giảm cơn ngứa ngáy và phát ban do dị ứng. Nếu bị dị ứng thời tiết nóng thì bạn nên tắm nước mát và ngược lại.
  • Nếu dị ứng do thời tiết quá khô và lạnh, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm. Bạn nên bôi kem từ 2 đến 3 lần trong ngày để đảm bảo da luôn đủ ẩm. Kkhi da đủ độ ẩm, nó sẽ giảm đáng kể cơn ngứa ngáy.
  • Xông mũi bằng thảo dược: Nếu dị ứng gây ra viêm mũi dị ứng, bạn có thể xông mũi bằng thảo dược như chè xanh, tinh dầu tràm, gừng. Bạn có thể thực hiện từ 2 đến 4 lần 1 tuần. Biện pháp này có thể loại bỏ các chất dị ứng đọng trong niêm mạc.
  • Một số biện pháp chữa dị ứng tại nhà theo dân gian là: Tắm lá chè lá khế, súc miệng hoặc rửa mũi với nước muối.

Điều trị bằng thuốc

Để điều trị triệt để dị ứng thời tiết. bạn cần sử dụng thuốc. Tùy vào biểu hiện của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc thích hợp. Các nhóm thuốc được sử dụng để điều trị dị ứng thời tiết là:

  • Thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadin
  • Thuốc kháng thụ thể H2 như cimetidine hoặc doxepin 
  • Thuốc Prednisolone 
  • Thuốc Corticoid

Phòng ngừa bệnh Dị ứng thời tiết

Để ngăn ngừa dị ứng thời tiết. bạn nên thực hiện các biện pháp dưới đây: 

  • Ăn uống lành mạnh tăng cường rau xanh, hoa quả nhất là những loại quả có nhiều vitamin C. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể chống lại các bệnh dị ứng.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể bao gồm cả nước ép trái cây
  • Không sử dụng các chất kích thích có thể gây dị ứng như thuốc lá, thức uống có cồn
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo
  • Giữ ẩm cơ thể khi trời lạnh và làm mát khi trời nóng
  • Dưỡng ẩm vào mùa đông để tránh da bị khô
  • Không nên đi ra ngoài dưới ánh mặt trời gay gắt hoặc thời tiết quá lạnh.
  • Không nên chỉnh điều hòa nhiệt độ quá chênh lệch so với thời tiết bên ngoài
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng

Trên đây là những thông tin về bệnh dị ứng thời tiết. Tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng nó cũng gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Hi vọng với thông tin trên bạn đã hiểu nguyên nhân nhân của tình trạng này và có biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả.  

 

Phòng khám đang có chương trình khuyến mãi dành cho bệnh nhận đăng ký mã đặt hẹn khám trước:

  • MIỄN PHÍ: 150.000 đồng phí khám ban đầu
  • GIẢM 30%: phí thủ thuật
  • TẶNG KÈM 1 DỊCH VỤ: khi làm 1 thủ thuật
  • Gói khám PHỤ KHOA chỉ từ 580k

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Lý do bạn nên lựa chọn
phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội

  • Cơ sở vật chất tiện nghi thiết bị hiện đại
  • Đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm
  • Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
  • Chăm sóc chu đáo Bảo mật thông tin
  • Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7
  • Chương trình ưu đãi hàng tháng

ĐẶT HẸN KHÁM

Bình luận đã bị đóng.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hệ thống tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc tình trạng bệnh chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình

Số điện thoại