Thai lưu là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh kịp thời

Bài viết có ích: 9750 lượt bình chọn

Hiện nay có không ít chị em sau khi có thai được một thời gian ngắn, hoặc đang mang thai ở những tháng đầu của thai kỳ. Vì một lý do nào đó, khiến thai lưu (thai bị chết lưu). Nhiều phụ nữ lần đầu làm mẹ bị thai lưu không khỏi hoang mang do thiếu chuẩn bị phòng tránh, vậy thai lưu là gì phải làm sao khi thai bị chết lưu? Dấu hiệu và biện pháp khắc phục thai lưu như thế nào hiệu quả an toàn?

Thai lưu là gì?

Thai lưu hay còn gọi là thai chết lưu, đây là hiện tượng thai chết trước hoặc chết trong lúc sinh nở. Thai chết lưu thường xảy ra khi thai vẫn còn trong tử cung bà bầu, nếu không có biện pháp xử lý sớm có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

thai lưu là gì

Khác với hiện tượng bị sảy thai, phụ nữ bị thai lưu thường được phân loại theo tuần mang thai:

  • Thai bị lưu từ tuần 20- tuần 27 sẽ được gọi là thai lưu sớm.
  • Thai lưu từ 28-36 tuần được coi là hiện tượng lưu muộn.
  • Khi thai bị lưu từ tuần 37 trở đi sẽ gọi là thai lưu đủ tháng.

Nguyên nhân gây thai lưu ở phụ nữ

Theo các bác sĩ Sản Phụ Khoa: thai lưu ở nữ do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có đến hơn 50% trường hợp thai lưu không rõ nguyên nhân. Vì thế, việc xác định thai bị lưu do đâu là rất khó.

nguyên nhân thai lưu là gì

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản khoa, Bác sĩ Duyên tại phòng khám Đa khoa Quốc tế cho biết một số nguyên nhân dưới đây có thể khiến chị em dễ bị lưu thai:

  • Nhiễm sắc thể bất thường

Nếu như thai phụ bị rối loạn nhiễm sắc thể hoặc nhiễm sắc thể đột biến, khả năng cao sẽ khiến thai bị lưu.

Theo số liệu thống kê, có đến 14 % chị em bị lưu thai do nhiễm sắc thể bất thường gây ra.

Ngoài ra, thai nhi bị dị tật như não úng thủy; phù rau thai; vô sọ… cũng là nguyên nhân khiến chị em bị lưu thai.

  • Thai bị hạn chế tăng trưởng trong tử cung của mẹ

Nếu như trọng lượng của thai nhi ít hơn so với tuổi của thai kỳ. Khả năng cao thai sẽ bị lưu hoặc em bé sẽ mất ngay sau khi chào đời. Nguyên nhân là do, em bé khi còn là bào thai đã không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như đủ oxy. Trong quá trình mang thai tử cung người mẹ không đủ khả năng cung cấp điều kiện tốt nhất cho thai nhi dẫn tới tình trạng thai bị hụt cân không phát triển đầy đủ. Nữ giới khi mang thai nên đến kiểm tra thai định kỳ để kịp thời phát hiện và có các biện pháp hỗ trợ sớm nhất.

  • Thai lưu do rau bong non và biến chứng của sản khoa 

Nguyên nhân tiếp theo khiến chị em có thể bị lưu thai là do rau bong non hoặc bị các biến chứng của sản khoa.

Rau bong non là hiện tượng rau thai bong ra khỏi tử cung trước thời kỳ sinh nở. Khiến thai phụ dễ bị gặp phải các biến chứng sản khoa. Từ đó, gây nên hiện tượng thai bị lưu.

nguyên nhân thai lưu 2

Nguyên nhân khiến rau bong non là do lối sống của mẹ bầu thiếu tính khoa học; thường xuyên lạm dụng đồ uống có chất kích thích trong thời kỳ mang thai.

Ngoài ra, chị em bị rau bong non là do vùng bụng của mẹ bầu bị chấn thương hoặc tử cung của mẹ bấu có cấu trúc bất thường.

  • Do cơ thể mẹ bầu bị nhiễm trùng

Khi cơ thể mẹ bầu bị nhiễm trùng, bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ làm tăng nguy cơ thai bị chết lưu. Các vi khuẩn có hại có thể theo cơ thể người mẹ tấn công vào bào thai khiến thai nhi không đề kháng được dẫn tới lưu thai.

  • Thai nhi bị quấn dây rốn

Nguyên nhân thai nhi bị quấn dây rốn gây thai lưu hiếm khi xảy ra nhưng không phải là không có. Trong quá trình mang thai nếu như dây rốn quấn vào cổ thai nhi quá chặt sẽ khiến thai nhi không thể hấp thụ được dưỡng chất. Bên cạnh đó, nguồn cung cấp oxy cho thai bị cắt. Khiến thai bị lưu trước khi sinh.

  • Do mẹ bầu bị mắc các bệnh lý nguy hiểm khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, thai nhi có thể bị chết lưu trước khi sinh có thể là do mẹ bầu bị mắc các lý nguy hiểm trong thời kỳ mang thai như: 

  • Bệnh lupus ban đỏ
  • Rối loạn đông máu
  • Bệnh đái tháo đường khi mang thai
  • Tăng huyết áp thai kỳ
  • Bệnh tim hoặc tuyến giáp
  • Thừa cân – béo phì

Dấu hiệu thai lưu ở bà bầu

Các dấu hiệu cảnh báo thai lưu dưới đây sẽ giúp chị em nhận ra tình trạng thai của mình bị lưu hay không. Từ đó có thể nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời và hiệu quả.

  • Chảy nhiều máu âm đạo – Thai lưu 7 tuần

Cách nhận biết thai lưu tiếp theo mà mẹ bầu không nên bỏ qua đó chính là hiện tượng chảy máu âm đạo.

Khi mang bầu, vùng kín của chị em sẽ ra 1 chút dịch màu nâu, được gọi là máu báo thai. Máu báo thai chỉ xuất hiện 1-2  ngày, lượng máu ra ít theo kiểu nhỏ giọt rồi chấm hết hẳn.

Nhưng nếu thai của bạn đang ở tuần thứ 7, tự nhiên âm đạo chảy máu với số lượng nhiều. Mẹ bầu không chủ quan cần thăm khám bác sĩ sớm. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy thai chết lưu khiến cơ quan tử cung bị nhiễm trùng, gây nên hiện tượng chảy máu âm đạo.

dấu hiệu thai lưu

  • Hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu – Hết triệu chứng nghén thai kỳ

Nghén là một trong những dấu hiệu mà phần lớn mẹ bầu có khi mang thai. Tùy vào cơ địa, sức khỏe của mỗi mẹ bầu mà thời gian nghén ở mỗi người sẽ khác nhau. Có người nghén hết 3 tháng đầu nhưng cũng có người nghén hết cả thai kỳ.

Nếu mẹ bầu đang nghén ở 3 tháng đầu của thai kỳ, tuy nhiên các triệu chứng nghén tự nhiên biến mất. Mệ bầu cần phải hết sức lưu ý, bởi rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy  thai đã bị lưu.

  • Tim thai không hoạt động – dấu hiệu thai lưu tháng thứ 4

Thai bắt đầu từ tuần thứ 7 trở đi đã có tim thai, vì thế khi đi siêu âm các bạn sẽ nghe được nhịp tim đập của thai.

Tuy nhiên, khi thai nhi đã ở tháng thứ 4 nếu bác sĩ siêu âm mà tim thai không đập hoặc tim thai hoạt động không bình thường. Thai phụ cần làm thêm các hình thức thăm khám khác để kiểm tra tình trạng của thai nhi. Bởi đây là một trong những dấu hiệu thai lưu tháng thứ 4.

  • Dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu đau bụng nhẹ đến nặng

Một trong những dấu hiệu thai lưu chị em có thể dễ dàng nhận ra chính là hiện tượng đau bụng từ nhẹ cho đến nặng. Nguyên nhân khiến chị em bị đau bụng khi thai chết lưu là do trong tử cung đã xuất hiện tình trạng nhiễm trùng. Tùy vào thời gian thai bị lưu mà mức độ đau của mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau.

dấu hiệu thai lưu

  • Thai lưu 8 tuần – Vỡ nước ối

Hiện tượng vỡ nước ối thường xảy ra khi mẹ bầu chuyển dạ. Nhưng nếu thai của bạn mới được 8 tuần nước ối đã bị vỡ. Lúc này mẹ bầu cần thăm khám để bác sĩ có biện pháp xử lý nhanh. Nếu kéo dài sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân có hại xâm nhập gây nguy hại cho mẹ. Đồng thời đây còn là nguyên nhân khiến thai chết lưu.

  • Dấu hiệu thai lưu 7 tuần – xuất hiện cục máu đông

Nếu sau khi mang thai được 7 tuần chị em thấy vùng kín của mình xuất hiện cục máu đông, không rõ nguyên nhân thì khả năng cao là dấu hiệu thai lưu 7 tuần.

Vì thế, trong quá trình mang thai nếu thấy vùng kín của mình ra máu cục đông. Chị em cần nhanh chân đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám. Có biện pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả và an toàn.

  • Biểu hiện thai lưu khi thai chuyển động yếu ớt

Biểu hiện đầu tiên của thai lưu chính là thai nhi ít vận động hoặc vận động yếu. Thực tế, thai từ tuần 20 trở đi, mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được thai máy. Tùy vào từng thời điểm mà thai vận động nhiều ít khác nhau.

Nhưng nếu một ngày thai tự nhiên vận động ít hoặc không có máy. Chị em cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa luôn. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi của bạn đang bất thường.

  • Một số dấu hiệu thai lưu khác

Ngoài các dấu hiệu cảnh báo nêu trên, nhiều chị em khi thai bị lưu sẽ có các dấu hiệu khác như: lưng bị đau dữ dội; thường xuyên chóng mặt hoặc bị sốt cao;…

Như vậy có thể thấy, khi thai bị lưu, mẹ bầu sẽ có rất nhiều dấu hiệu, người thì chảy máu âm đạo bất thường; người bị đau bụng; nhưng cũng có trường hợp dấu hiệu thai lưu không ra máu;… Các dấu hiệu cũng rất chung chung và khó nhận biết nên dễ nhầm lẫn sang các tình trạng thai nghén khác. Nên dù là dấu hiệu nào, trong thời kỳ mang thai nếu thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu, triệu chứng bất thường nào. Mẹ bầu tuyệt đối không chủ quan, cần nhanh chân thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Các vấn đề liên quan đến hiện tượng thai lưu mẹ bầu quan tâm

Để giúp chị em hiểu rõ hơn về hiện tượng thai bị chết lưu, cũng như có kiến thức để xử lý trường hợp không may này. Sau đây sẽ là các vấn đề liên quan đến hiện tượng thai lưu:

  • Siêu âm có biết thai lưu không?

Siêu âm thai là một trong những hình thức thăm khám thai đơn giản mà lần khám thai nào mẹ bầu cũng cần phải thực hiện.

Thông qua các chỉ số siêu âm sẽ giúp mẹ bầu nắm bắt được tình trạng phát triển của thai nhi cũng như phát hiện ra các bất thường trong cơ thể mẹ bầu.

thai lưu phải làm sao 2

Quay lại vấn đề siêu âm có biết thai lưu không? “CÓ” siêu âm có thể giúp bác sĩ xác định được thai có chết lưu hay không

Khi thai bị chết lưu, siêu âm bác sĩ sẽ thấy: Đầu thai bị méo mó; bờ túi ối không đều; nước ối bị cạn; nhịp tim không hoạt động,…

Siêu âm là hình thức đơn giản dễ thực hiện nhưng cho ra những hình ảnh và góc nhìn rõ nét và chuẩn xác. 

  • Sau khi thai lưu có dễ có thai lại không?

Sau khi thai lưu có dễ có thai lại không? còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu như thai được được ra ngoài sớm, thai phụ không bị nhiễm trùng, sức khỏe người mẹ nhanh hồi phục. Khả năng có thai lại sau khi thai bị lưu là tương đối cao.

Nhưng nếu sau khi thai chết lưu, thai không được đưa ra ngoài sớm, khiến cơ quan sinh sản của người mẹ bị nhiễm trùng. Thời gian có thai lại sẽ kéo dài, thậm chí có trường hợp là không thể mang thai.

Vì thế, để bảo vệ sức khỏe, khả năng sinh sản cho mình. Ngay khi thai bị chết lưu, cần phải tiến hành đưa thai ra ngoài càng sớm càng tốt. Tránh kéo dài nếu không tình trạng nhiễm trùng sẽ diễn ra. Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo: sau khi thai chết lưu được đưa ra bên ngoài. Chị em cần phải có một khoảng thời gian nhất định để giúp cơ thể được hồi phục. Bên cạnh đó, cần tìm ra nguyên nhân khiến thai bị lưu, tránh bị lặp lại không mong muốn. 

Thời điểm mang thai lại sau khi thai bị lưu nên từ 3- 6 tháng. Tuyệt đối không nên mang thai ngay sau khi thai bị lưu.

  • Thai lưu trong tử cung bao lâu thì nguy hiểm?

Thai chết lưu là điều rất đau buồn không một ai mong muốn, nhưng khi gặp phải hiện tượng này các mẹ nên tiến hành đưa thai ra khỏi tử cung càng sớm càng tốt. Nếu như để thai lưu lâu kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bị rối loạn đông máu; bị nhiễm trùng; sốc nhiễm trùng;…

thai lưu có nguy hiểm không

Thường thường thai nhi sau khi bị chết sẽ lưu lại trong tử cung của người mẹ là 48 giờ. Sau 48 giờ cần nhanh chóng đưa bào thai ra khỏi tử cung của người mẹ. Nếu như thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ, thai phụ sẽ được kích thích để sinh nở tự nhiên hoặc mổ để lấy thai ra ngoài.

Trong trường hợp tuổi thai còn nhỏ, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp nạo hút hoặc nong gắp để đưa thai nhi ra khỏi cơ thể của thai phụ.

Dù áp dụng phương thức nào để đưa bào thai ra ngoài. Chị em cũng nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín chất lượng. Tuyệt đối không chọn bừa, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể sảy ra.

  • Thai lưu thử que có lên 2 vạch không?

“Có” khi bị thai lưu thử que vẫn lên 2 vạch. Bởi thai chết lưu vẫn ở bên trong tử cung. Vì thế, hàm lượng HCG được sản sinh ra trong thời kỳ mang thai vẫn cao; chưa ổn định trở về trạng thái ban đầu.

Cho nên, khi dùng que thử vẫn sẽ lên 2 vạch bình thường. Sau khi thai lưu phải mất từ 2-3 tuần, lượng HCG sẽ giảm, lúc này nếu chị em dùng que thử kết quả sẽ lên 1 vạch.

  • Bị thai lưu sau bao lâu thì quan hệ được?

Để đưa thai ra bên ngoài sau khi thai bị lưu, cơ thể của người mẹ sẽ phải chịu tác động từ dụng cụ y tế. Vì thế, chị em cần phải có khoảng thời gian nhất định để cơ thể phục hồi. 

Hơn nữa sau khi thai bị lưu, mẹ bầu thường phải đối mặt với các biến chứng như: tiền sản giật; nhiễm trùng; đau vú và tiết sữa; chảy máu âm đạo;… Nếu chị em quan hệ tình dục luôn sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm phụ khoa, nhiễm trùng. 

Do đó, để bảo vệ sức khỏe, khả năng sinh sản cho mình sau khi thai bị lưu, chị em cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất từ 6-8 tuần. 

  • Giải thích sự tiết sữa non của thai lưu

Ra sữa non là một trong những hiện tượng rất phổ biến chị em gặp phải sau khi thai bị lưu. Nguyên nhân là do cơ thể mẹ bầu có thể thay đổi về nội tiết. Thai bị lưu sẽ khiến hoóc môn thai kỳ bị giảm đột ngột. Vì thế, sữa non sẽ tiết ra một cách bất thường.

Tiết sữa non sau khi thai bị lưu là hiện tượng hết sức bình thường không có gì đáng nguy hiểm. Chỉ sau một vài ngày, hiện tượng này sẽ chấm dứt.

Tuy nhiên, tiết sữa non đi kèm với các biểu hiện như: đau bụng; âm đạo chảy máu;… chị cần thăm khám luôn. Bởi rất có thể nồng độ Prolactin trong máu cao, khiến cho một số hoạt động bị ức chế. Gây nên hiện tượng thai bị lưu.

  • Có nên uống thuốc bắc sau khi bị thai lưu

Thực tế, có nhiều mẹ bầu sau khi thai bị lưu thường uống thuốc bắc để giúp cơ thể nhanh hồi phục.

Thuốc bắc là các thảo dược thiên nhiên vì thế có độ lành tính vô cùng cao. Công dụng của thuốc bắc là:

+ Bồi bổ cơ thể

+ Tăng cường sinh lực 

+ Bồi bổ huyết

+ Điều hòa kinh nguyệt 

+ Cân bằng nội tiết tố

Sau khi hút thai lưu, cơ thể người mẹ mất rất nhiều máu. Vì thế, việc bồi bổ khí huyết sau khi thai lưu rất quan trọng. Sẽ giúp cơ thể người mẹ nhanh chóng hồi phục trở lại. Vì thế, sau khi thai lưu chị em hoàn toàn có thể uống thuốc bắc.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc. Chị em nên có sự thăm khám, bắt mạch và kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa hoặc từ thầy thuốc Đông y có kinh nghiệm. Tuyệt đối không được tự bốc thuốc về uống, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

  • Thai lưu uống thuốc gì?

Bên cạnh các thắc mắc thai lưu uống thuốc bắc được không, bao lâu quan hệ lại được? thì thai lưu uống thuốc gì cũng là vấn đề được nhiều chị em quan tâm.

Theo các chuyên gia Sản phụ khoa, sau khi thai bị lưu chị em nên bổ sung cho cơ thể các loại thuốc như: Canxi; sắt; vitamin tổng hợp, cụ thể:

+ Bổ sung axit folic 

Bổ sung đủ axit folic sau khi thai lưu sẽ làm tăng khả năng thụ thai. Hơn nữa còn giảm thiểu nguy cơ dị tật ở bào thai.

Bên cạnh đó, axit folic còn góp phần quan trọng vào quá trình sản xuất tế bào máu. Giúp chị em không bị thiếu máu sau khi thai bị lưu, cũng như không bị tiền sản giật cho lần mang thai kế tiếp.

+ Sắt

Sắt là thành phần chính của hemoglobin trong tế bào hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu. 

Khi hút thai  cơ thể chị em sẽ bị mất máu. Vì thế, chị em cần phải bổ sung đủ lượng máu cho cơ thể bằng chế độ ăn uống có chứa sắt hoặc uống thuốc sắt để cải thiện tình trạng hoa mắt chóng mặt cho chị em. Nữ giới sau khi hút thai lưu vẫn cần kiểm tra lại để xem có bị sót nhau thai không nhé.

Nếu chị em sau thai lưu không uống sắt sẽ khiến cơ thể xanh sao, luôn trong tình trạng mết mỏi. Lần mang thai tiếp theo sẽ rất dễ bị sảy thai; thai bị dị tật hoặc thai sinh non.

+ Uống bổ sung canxi 

Bổ sung canxi sau khi thai bị lưu sẽ giúp chị em không bị tê chân tay; không mất ngủ; giảm thiểu tình trạng đau xương khớp. Đồng thời còn giúp tinh thần chị em sau khi hỏng thai được ổn định và tốt hơn.

+ Bổ sung vitamin D

Bổ sung vitamin D cho cơ thể sẽ làm tăng khả năng hấp thu và điều hòa việc phân phối canxi cho cơ thể chị em được tốt hơn. 

+ Omega-3 DHA/EPA tăng khả năng thụ thai

Để làm tăng khả năng mang thai sau khi thai bị hỏng. Việc bổ sung omega 3 là rất cần thiết. Omega-3 DHA/EPA sẽ giúp tăng khả năng đậu thai; đồng thời còn giúp thai nhi phát triển tốt.

Vì thế, để biết sau khi thai bị lưu nên uống thuốc gì? Chị em nên có sự thăm khám và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

  • Tâm sự của các mẹ bị thai lưu

Một trong những hạnh phúc lớn lao của người phụ nữ là thực hiện được thiên chức làm mẹ của mình. Vì thế, khi bị thai lưu, nhất là với những mẹ đang mong con thường rơi vào trạng thái tâm tư bất ổn. Có nhiều trường hợp còn bị trầm cảm.

thai lưu phải làm sao 2

Nếu mẹ bị thai lưu khi thai còn nhỏ tuổi, thường sẽ không bị ám ảnh nhiều khi thai đã ở những tuần cuối của thai kỳ.

Hầu hết mẹ bị thai lưu ở những tuần cuối thường sống trong tâm trạng dằn vặt bản thân; luôn cho rằng bản thân không tốt nên mới bị hỏng thai.

Vì thế, các chuyên gia thường khuyên người thân của những sản phụ sau khi bị hỏng thai, bị mất con nên chú ý, quan tâm đến chị em nhiều hơn. Không nên trách mắng; đổ lỗi. Khi thấy chị em có dấu hiệu bất thường cần thăm khám bác sĩ tâm lý luôn. 

  • Tâm linh về thai lưu

Thai lưu dù ở bất cứ độ tuổi nào cũng đều là một sinh linh bé nhỏ. Vì thế, tùy vào từng tuẩn tuổi của thai nhi cha mẹ sẽ có những hành động phù hợp với bào thai của mình. Có người sẽ đưa bào thai lên chùa, mong được siêu thoát sớm. Có người sẽ lập bài vị ở nhà để thờ cúng.

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến hiện tượng thai lưu ở phụ nữ, bao gồm từ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cho đến vấn đề về tâm linh cũng như các phương pháp điều trị và phòng tránh. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Bổ sung thêm kiến thức quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như giữ gìn thai của mình được tốt.

Phòng khám đang có chương trình khuyến mãi dành cho bệnh nhận đăng ký mã đặt hẹn khám trước:

  • MIỄN PHÍ: 150.000 đồng phí khám ban đầu
  • GIẢM 30%: phí thủ thuật
  • TẶNG KÈM 1 DỊCH VỤ: khi làm 1 thủ thuật
  • Gói khám PHỤ KHOA chỉ từ 580k

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Lý do bạn nên lựa chọn
phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội

  • Cơ sở vật chất tiện nghi thiết bị hiện đại
  • Đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm
  • Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
  • Chăm sóc chu đáo Bảo mật thông tin
  • Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7
  • Chương trình ưu đãi hàng tháng

ĐẶT HẸN KHÁM

Bình luận đã bị đóng.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hệ thống tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc tình trạng bệnh chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình

Số điện thoại