2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao

Bài viết có ích: 9750 lượt bình chọn

“2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?” là một trong những băn khoăn ở nhiều chị em phụ nữ khi bản thân 2 tháng rồi mà “bà dì” vẫn chưa ghé thăm. Liệu đây là dấu hiệu cho biết bản thân đang mang thai hay là biểu hiện bất thường của bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như buồng trứng đa nang, viêm buồng trứng, u xơ tử cung,… để có được câu trả lời, quý bạn đọc đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên – bác sĩ CKC I Sản Phụ khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm, hiện đang công tác tại phòng khám đa khoa Quốc Tế Hà Nội.

Kinh nguyệt thế nào là bình thường?

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Một chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ bình thường dao động từ 28 – 30 ngày, thời gian hành kinh từ 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, cũng có người có chu kỳ kinh ngắn từ 21 – 25 ngày hoặc có người có chu kỳ kinh dài từ 35 – 40 ngày.

chu kỳ kinh nguyệt bình thường thế nào

Nếu bạn rơi vào trường hợp chu kỳ kinh ngắn hoặc dài nhưng đều đặn, mỗi chu kỳ như vậy lặp lại và chênh lệch không quá 3 ngày thì được coi là bình thường. Nếu bạn không có kinh nguyệt trong 2 tháng liên tiếp thì có nghĩa là bạn đang bị trễ kinh hoặc mất kinh.

2 tháng không có kinh nguyệt do đâu?

Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sinh sản, bác sĩ Tạ Thị Hương Duyên – bác sĩ CKC I Sản Phụ Khoa, hiện đang công tác tại phòng khám đa khoa Quốc Tế Hà Nội cho hay: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nữ giới không có kinh nguyệt trong 2 tháng liên tiếp, cụ thể:

Dấu hiệu của việc mang thai

2 tháng không có kinh nguyệt dấu hiệu mang thai

Hầu hết các trường hợp 2 tháng không có kinh nguyệt mà trước đó đã từng quan hệ thì thường sẽ là dấu hiệu mang thai ở nữ giới. Nếu bạn đã quan hệ tình dục và thấy chậm kinh thì việc cần làm đầu tiên là thử thai. Chị em có thể mua que thử thai tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm máu, nước tiểu nhằm phát hiện thai sớm.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai.

Việc chị em bị chậm kinh, mất kinh 2 tháng liên tiếp sau khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp là điều hoàn toàn bình thường. Bởi vì thuốc tránh thai có tác dụng ức chế quá trình rụng trứng hàng tháng, vì vậy chị em sẽ bị chậm kỳ kinh hơn bình thường. Nếu tình trạng trễ kinh tiếp tục kéo dài thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có hướng điều chỉnh phù hợp.

Tâm lý không ổn định

Tâm lý không ổn định là trạng thái tâm lý bất ổn, bất thường với sự xao động trong cảm xúc, hành vi và suy nghĩ. Trong cuộc sống, chị em sẽ có lúc phải đối mặt với trạng thái này do áp lực, căng thẳng từ những biến cố bất ngờ. Khi đó, bạn sẽ bị mệt mỏi, stress, lo âu,… gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến hormone nội tiết tố nữ, dẫn đến chậm kinh, thậm chí là mất kinh.

Mắc phải các bệnh lý liên quan

Đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm buồng trứng, rối loạn đông máu,… là những bệnh lý dễ khiến nữ giới gặp phải tình trạng 2 tháng chưa có kinh nguyệt. Đây là những bệnh tác động trực tiếp đến lượng hormone nội tiết tố trong cơ thể cũng như các chức năng, hoạt động của buồng trứng nên khi mắc bệnh, chị em khó tránh bị rối loạn kinh nguyệt.

2 tháng không có kinh nguyệt 2

Ngoài ra, nguyên nhân khiến nữ giới bị mất kinh 2 tháng liên tiếp có thể là sự suy yếu của tuyến giáp hoặc những bất ổn nội tiết tố trong thời gian đầu của tuổi dậy thì. Để biết được chính xác nguyên nhân chỉ có một cách là đến gặp bác sĩ tại các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn kỹ càng.

Thay đổi trong sinh hoạt.

Một số thay đổi trong sinh hoạt quá đột ngột gây ảnh hưởng đến lượng hormone nội tiết tố có trong cơ thể, từ đó gây ra tình trạng mất kinh 2 tháng.

  • Tăng cân quá nhiều: Tăng cân đột ngột khiến cơ thể sản xuất lượng estrogen quá nhiều.
  • Thay đổi đồng hồ sinh học: Giờ ngủ, giờ làm việc…
  • Sụt cân: Sụt cân quá nhiều khiến cơ thể cơ thể không có đủ lượng mỡ để chuyển hóa thành hormone.
  • Vận động mạnh: vận động mạnh, luyện tập thể dục cường độ cao dẫn đến sụt giảm hormone nội tiết tố nữ.

Chậm kinh 2 tháng có sao không?

Ngoại trừ khả năng mang thai, những nguyên nhân gây chậm kinh ở nữ giới đều là những biểu hiện cảnh báo sớm các vấn đề gây hại cho sức khỏe, sinh sản, thậm chí là tính mạng. Vì vậy, chị em tuyệt đối không được coi nhẹ.

Dưới đây là một số ảnh hưởng xấu được bác sĩ Duyên đưa ra:

Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn

Những nguyên nhân gây ra chậm kinh như rối loạn nội tiết tố, mắc bệnh phụ khoa, u xơ tử cung,.. sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng buồng trứng. Do đó, cần được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh tình trạng biến chuyển xấu hơn gây hiếm muộn, thậm chí là vô sinh.

Ngoài ra, trong khoảng thời gian bị chậm kinh, trứng sẽ không rụng nên việc quan hệ sẽ không dẫn tới khả năng mang thai.

Ảnh hưởng sức khỏe

2 tháng không có kinh nguyệt có sao không 3

Chậm kinh 2 tháng có thể là triệu chứng cảnh báo của các bệnh lý như u xơ tử cung, viêm buồng trứng, đa nang buồng trứng,…. Đây là những bệnh nguy hiểm, gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chị em, nhiều bệnh lý phụ khoa nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn tới bệnh ung thư tại bộ phận sinh sản.

2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?

Mất kinh 2 tháng không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý mà còn cả sức khỏe sinh sản. Vật, 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?

Việc đầu tiên bạn cần làm khi gặp phải tình trạng này là loại trừ yếu tố mang thai, bạn có thể mua que thử thai hoặc đến các trung tâm y tế để làm  xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ beta-hCG. Nếu nguyên nhân gây chậm kinh ở cơ thể không phải là do mang thai thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang gặp các vấn đề về sức khỏe như bệnh lý phụ khoa, lối sống thiếu lành mạnh,… và cần nghe tư vấn, điều trị từ bác sĩ. Chỉ khi các nguyên nhân được điều trị dứt điểm thì kinh nguyệt mới quay trở lại bình thường.

Lời khuyên từ chuyên gia.

Dưới đây là một số lời khuyên từ bác sĩ Duyên gửi đến chị em bị chậm kinh 2 tháng:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân để hồi phục lại tâm trạng, loại bỏ stress.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, duy trì mức cân nặng hợp lý, không quá béo cũng không quá gầy.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Hạn chế tập luyện thể thao với cường độ nặng, nên chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Nếu chậm kinh 2 tháng kèm theo các triệu chứng như khí hư ra nhiều, có mùi hôi, âm đạo ngứa dai dẳng,.. thì nên đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị.

Hy vọng, với những giải đáp xung quanh thắc mắc “2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao” của bác sĩ Duyên trong bài viết trên đây sẽ giúp chị em có được những những kiến thức sức khỏe hữu ích. Nếu muốn được tư vấn thêm, chị em có thể nhấn vào khung chat phía dưới và đặt câu hỏi, sẽ có bác sĩ chuyên khoa giải đáp tận tình nhất.

Phòng khám đang có chương trình khuyến mãi dành cho bệnh nhận đăng ký mã đặt hẹn khám trước:

  • MIỄN PHÍ: 150.000 đồng phí khám ban đầu
  • GIẢM 30%: phí thủ thuật
  • TẶNG KÈM 1 DỊCH VỤ: khi làm 1 thủ thuật
  • Gói khám PHỤ KHOA chỉ từ 580k

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Lý do bạn nên lựa chọn
phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội

  • Cơ sở vật chất tiện nghi thiết bị hiện đại
  • Đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm
  • Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
  • Chăm sóc chu đáo Bảo mật thông tin
  • Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7
  • Chương trình ưu đãi hàng tháng

ĐẶT HẸN KHÁM

Bình luận đã bị đóng.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hệ thống tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc tình trạng bệnh chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình

Số điện thoại