Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguy hiểm ra sao?

Bài viết có ích: 3574 lượt bình chọn

Thống kê cho thấy cứ với 7 phụ nữ mang thai lại gặp một người mắc tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé nếu không được cải thiện, điều chỉnh. Vậy tiểu đường thai kỳ là gì? Cách điều trị căn bệnh này ra sao? Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

 

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh xảy ra ở nữ giới khi xuất hiện rối loạn đường huyết, khiến lượng đường huyết tăng cao quá mức trong thời gian mang thai. Bất kỳ giai đoạn nào trong thời kỳ mang thai cũng có thể gặp phải tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, căn bệnh này xuất hiện nhiều nhất ở những chị em đang mang thai trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ thường bắt gặp ở những phụ nữ sau đây:
Người bị thừa cân béo phì.
Người có người thân trong gia đình mắc đái tháo đường.
Người có tiền sử sinh con nặng cân, từ 4 kg trở lên.
Có tiền sử dung nạp glucose bất thường. Đó có thể là tiền sử glucose niệu dương tính hoặc tiền sử đái tháo đường ở thai kỳ trước.
Phụ nữ lớn tuổi, từ 35 tuổi trở lên.
Có tiền sử sản khoa bất thường. Ví dụ sảy thai không rõ nguyên nhân, thai chết lưu không rõ nguyên nhân, thai bị dị tật, sinh non.
Người châu Á có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn các chủng tộc khác.
Những người có trường hợp mắc buồng trứng đa nang.
Trong số những phụ nữ mang thai, có tới 3 đến 7% mắc tiểu đường thai kỳ. Nếu không được điều trị đúng cách, căn bệnh này sẽ gây ra nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé.

 

tieu-duong-thai-ky

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ rất ít để lại triệu chứng hay biểu hiện rõ ràng. Căn bệnh này thường chỉ được phát hiện trong quá trình kiểm tra, sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ tại cơ sở y tế.
Ngoài ra, một nhóm đối tượng nhỏ có thể xuất hiện những dấu hiệu sau nếu đường huyết tăng cao quá mức:
Thường xuyên cảm giác khát nước, đi tiểu nhiều lần.
Vùng kín ngứa ngáy khó chịu do nhiễm nấm men.
Khi gặp phải vết thương, vết trầy xước thấy khó lành.
Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, thiếu năng lượng.
Giảm cân không rõ nguyên nhân.
Xung quanh bãi nước tiểu có nhiều kiến bâu.
Tuy nhiên trong giai đoạn mang thai, những truyện chứng này cũng khá phổ biến. Vì thế không chắc đó có phải là triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ hay không. Để chắc chắn, bạn chỉ có thể kiểm tra tại cơ sở y tế.

Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng ra sao?

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh gây ra vô vàn ảnh hưởng với cả mẹ và bé. Cụ thể đối với trẻ em, căn bệnh này gây ra những tác hại sau:
Khiến bé to và nặng cân hơn bình thường. Điều này khiến bé khi sinh ra sẽ gặp khó khăn. Bé dễ bị kẹt vai hoặc gãy xương đòn khi đi qua âm hộ của mẹ.
Khiến bé dễ bị hạ đường huyết sau sinh. Gặp phải trường hợp nặng, bé có thể bị co giật, hôn mê, tổn thương não.
Khiến bé gặp phải vấn đề hô hấp, bệnh phổi bẩm sinh. So với trẻ em bình thường, bé sẽ chậm trưởng thành hơn.
Bé dễ bị hạ canxi máu, làm ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của tim.
Trong 2 tháng cuối thai kỳ, thai dễ có khả năng bị sảy hoặc chết lưu đột ngột.
Bé bị tăng nguy cơ thừa cân, béo phì sau này.
Bé dễ bị đái tháo đường khi lớn.
Đối với người mẹ, bệnh tiểu đường thai kỳ cũng gây ra nhiều vấn đề. Ví dụ như khiến mẹ phải sinh mổ, dễ gây cao huyết áp, nhiễm khuẩn niệu, tổn thương các cơ và dây chằng sàn chậu, sa tạng chậu, thừa cân béo phì, đái tháo đường…

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Thông thường khi mang thai từ 24 đến 28 tuần tuổi, các mẹ sẽ được cho kiểm tra khả năng dung nạp đường. Nếu mẹ bầu nằm trong những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh, ở lần khám thai đầu tiên sẽ được bác sĩ cho kiểm tra ngay. Sau đó khi khám thai ở tuần từ 24 đến 28, người mẹ sẽ được cho kiểm tra lặp lại.
Trước khi làm xét nghiệm, các mẹ phải nhịn ăn ít nhất 8 tiếng, trong đó bữa cuối cùng thì ăn như bình thường. Khi đến cơ sở y tế, đầu tiên bạn được cho thử đường huyết khi đói. Tiếp theo bạn được cho uống một cốc đường Glucose 75g, và sau đó 1 giờ, 2 giờ bạn tiếp tục được thử đường huyết. Vì lý do đó, xét nghiệm này thường được thực hiện vào buổi sáng. Nếu đến sớm, bạn có thể sớm hoàn thành 3 lần lấy mẫu và ăn sáng như bình thường. Còn nếu đến muộn, bạn dễ bị hạ đường huyết do phải nhịn đói kéo dài.

Cách điều trị tiểu đường thai kỳ

Để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi, khi phát hiện tiểu đường thai kỳ các mẹ bầu cần nhanh chóng tiến hành điều trị.
Các cách điều trị đơn giản, hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất là tập thể dục thường xuyên, vừa sức, thay đổi chế độ ăn uống hợp lý. Trong trường hợp biện pháp này không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc uống.
Trong quá trình điều trị, bạn cần phải kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên, theo dõi sức khỏe chặt chẽ. Điều này giúp bác sĩ theo dõi tình trạng của bạn và sớm phát hiện bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra.
Ngoài ra những người bị tiểu đường thai kỳ nên sinh em bé trước 41 tuần tuổi. Nếu không chuyển dạ một cách tự nhiên, bác sĩ sẽ giúp bạn kích thích để chuyển dạ hoặc sinh mổ.
Cụ thể các biện pháp khắc phục tiểu đường thai kỳ như sau:

Chế độ ăn phù hợp

Người bị tiểu đường thai kỳ cần phải ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Các mẹ có thể sử dụng những loại đồ ăn có chứa đường tự nhiên, ví dụ như cà rốt, trái cây, khoai… Đồng thời các mẹ cần tránh xa những đồ ăn có chứa đường hóa học như như bánh quy, kem, kẹo… Bạn cũng nên bổ sung thêm ngũ cốc, rau xanh vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.
Trong sữa có nhiều đường lactose, vì thế các mẹ bầu cũng nên hạn chế uống sữa. Nếu muốn bổ sung canxi, thay vì uống sữa bạn có thể dùng các loại thực phẩm khác, ví dụ như hải sản.
Bạn nên ăn đủ đạm, sử dụng một số loại chất béo không bão hòa như bơ, dầu thực vật, dầu ô liu…
Các chuyên gia cũng khuyên bạn không ăn nhiều trong bữa chính. Thay vào đó, hãy thêm từ 2 tới bốn bữa phụ. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bạn nạp đường một cách ổn định, từ từ, không gây biến động đường huyết quá lớn.

Tập thể dục thường xuyên

Một trong những biện pháp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả là tập thể dục. Không những thế, tập thể dục còn giúp mẹ bầu cân bằng lượng thức ăn. Mỗi ngày mẹ bầu chỉ cần dành khoảng 30 phút để vận động, Và một tuần thực hiện ít nhất 5 ngày. Trong quá trình vận động, chỉ nên thực hiện với cường độ vừa phải, nhẹ nhàng, tránh gây quá sức. Các hoạt động gợi ý cho bạn là bơi lội, đi bộ nhanh…

Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu

Vì cơ thể cần nhiều năng lượng trong thời gian thai kỳ, nên sẽ khiến lượng đường huyết thay đổi nhanh chóng. Để kiểm soát thông số này hợp lý, bạn cần kiểm tra đường huyết thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ.

Uống Insulin khi cần

Như đã nói, trong một số trường hợp nhất định, bệnh nhân phải dùng thêm thuốc Insulin để điều trị tiểu đường. Quá trình dùng thuốc phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ thì mới có hiệu quả, không gây rủi ro không đáng có.

Kiểm tra lại tình trạng bệnh sau khi sinh

Sau khi sinh em bé, người mẹ nên đến cơ sở y tế xét nghiệm bệnh tiểu đường, cụ thể là từ 6 đến 12 tuần sau sinh. Sau từ 1 đến 3 năm bạn vẫn cần duy trì việc kiểm tra này.
Với đa số trường hợp, sau khi sinh người mẹ sẽ hết bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên bệnh cũng có thể biến chứng thành tiểu đường loại 2 với mẹ bầu sau sinh. Nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 sau sinh sẽ giảm nếu ngay trong thai kỳ, người mẹ thường xuyên tập thể dục và ăn uống điều độ, hợp lý.
Ngoài ra sau khi sinh con, người mẹ cũng nên cho con bú sữa mẹ từ sớm. Việc này sẽ giúp bé tránh khỏi nguy cơ mắc tiểu đường và béo phì về sau, đồng thời tránh hạ đường huyết cho bé. Không những thế, việc cho con bú sau sinh còn giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2, giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Không có một biện pháp nào có thể giúp chị em phụ nữ phòng ngừa triệt để bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách:
Duy trì cân nặng hợp lý trước khi có bầu. Không để bản thân bị béo phì, thừa cân.
Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng lành mạnh, nhiều rau xanh hoa quả, hạn chế chất béo no.
Vận động, thể dục thể thao thường xuyên.
Bài viết trên đã giúp bạn nắm được những thông tin quan trọng nhất về bệnh tiểu đường thai kỳ. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi, các mẹ đừng quên xét nghiệm tiểu đường trong thời kỳ mang thai. Việc phát hiện bệnh từ sớm và khắc phục kịp thời sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ rủi ro do căn bệnh này gây ra.

Phòng khám đang có chương trình khuyến mãi dành cho bệnh nhận đăng ký mã đặt hẹn khám trước:

  • MIỄN PHÍ: 150.000 đồng phí khám ban đầu
  • GIẢM 30%: phí thủ thuật
  • TẶNG KÈM 1 DỊCH VỤ: khi làm 1 thủ thuật
  • Gói khám PHỤ KHOA chỉ từ 580k

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Lý do bạn nên lựa chọn
phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội

  • Cơ sở vật chất tiện nghi thiết bị hiện đại
  • Đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm
  • Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
  • Chăm sóc chu đáo Bảo mật thông tin
  • Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7
  • Chương trình ưu đãi hàng tháng

ĐẶT HẸN KHÁM

Bình luận đã bị đóng.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hệ thống tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc tình trạng bệnh chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình

Số điện thoại