Nhiễm trùng đường tiểu: Dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng

Bài viết có ích: 3574 lượt bình chọn

Là một bệnh phổ biến, đối tượng mắc phải đa dạng, nhiễm khuẩn đường tiểu đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu biểu hiện và nguyên nhân của bệnh lý này để chủ động hơn nhé.

Nhiễm trừng đường tiểu là gì?

Nhiễm trùng đường tiểu –nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu chỉ tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra tại đường tiết niệu (bàng quang, thận, niệu đạo) thuộc hệ tiết niệu.

Bệnh phổ biến bởi các loại vi khuẩn, phổ biến là E.coli gây ra. Bởi các loại vi khuẩn này có khả năng xâm nhập vào đường tiểu, và bản thân chúng cũng có trong nước tiểu. Ngoài ra, còn một số tác nhân khác như Klebsiella, Proteus, Staphylococcus,…chúng sống ký sinh ở ruột già, đường ruột,…gây ra.

Biểu hiện nhiễm trùng đường tiểu

Bệnh có biểu hiện khá điển hình, dễ nhận biết, đặc biệt là giai đoạn cấp tính bao gồm:

Các biểu hiện rối loạn đường tiểu:

+ Tiểu buốt, cảm giác nóng rát, buốt đến tận óc khi đi tiểu

+ Tiết dắt, tiểu nhiều lần liên tục muốn đi tiểu

+ Tiểu ra mủ, nước tiểu đục như nước gạo

+ Tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng, đỏ

+ Nước tiểu mùi khai nồng

Các biểu hiện toàn thân

+ Sốt: sốt cao, sốt nhẹ kéo dài 2-3 ngày

+ Mệt mỏi: người uể oải, rệu rã như cảm cúm

+ Đau bụng dưới lâm râm âm ỉ

+ Đau vùng thắt lưng, hông

Các biểu hiện khác:

+ Đau rát bộ phận sinh dục, hoặc đau rát khi quan hệ

+ Sưng tấy đỏ âm hộ -âm đạo (ở nữ giới), miệng sáo (ở nam giới)

+ Chảy dịch mủ khí hư, rối loạn kinh nguyệt (ở nữ giới), chảy mủ ở lỗ sáo (ở nam giới)

Các biểu hiện nhiễm trùng đường tiểu ở mỗi người khác nhau về tính chất, mức độ do tình trạng bệnh, tác nhân gây bệnh, thể trạng ở mỗi bệnh nhân khác nhau. Việc đánh giá các biểu hiện nhiễm trùng đường tiểu giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao.

 

nhiem-trung-duong-tieu

 

Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm khuẩn đường tiểu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, mầm bệnh chủ yếu từ phân, đại tràng tới bộ phận sinh dục ngoài lan ngược dòng từ niệu đạo, bàng quang, thận. Bệnh có thể xảy ra ở một bộ phận của đường tiểu hoặc toàn bộ đường tiểu. Nguyên nhân bao gồm:

Ở nam giới nhiễm trùng đường tiểu gồm các nguyên nhân như:

+ Tác động của hóa chất: xà phòng, nước xả vải, chất diệt tinh trùng (trong bao cao su), gel bôi trơn,…

+ Tác động cơ học: nong niệu đạo, đặt ống thông tiểu, sau tán sỏi,…

+ Quan hệ tình dục: nhiều bạn tình, không vệ sinh sạch sẽ trước và sau quan hệ, quan hệ với gái mại dâm, quan hệ đồng tính

+ Thói quen: uống ít nước, lười vận động, nhịn đi tiểu thường xuyên.

Ở nữ giới, nhiễm trùng đường tiểu thường gồm các nguyên nhân như:

+ Thói quen sinh hoạt: vệ sinh không đúng cách, vệ sinh từ sau ra trước, sử dụng băng vệ sinh quá thời gian, giấy vệ sinh không đảm bảo, nguồn nước vệ sinh không đảm bảo.

+ Viêm nhiễm khác: nữ giới đang bị viêm âm hộ -âm đạo, viêm cổ tử cung –tử cung, phần phụ,…

+ Hóa chất: nữ giới sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp, xà phòng, sữa tắm, nước hoa vùng kín, tăm pon…

+ Quan hệ tình dục: nhiều bạn tình, không vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ,…

+ Rối loạn nội tiết: gây bốc hỏa, nóng trong gây ra.

Theo bác sĩ CKI Bùi Ngọc Lâm, nhiễm trùng đường tiểu có nguyên nhân khá đa dạng, việc xác định đúng, chính xác các nguyên nhân, tác nhân, góp phần hỗ trợ đưa ra phác đồ chữa trị hiệu quả, triệt để, không tái phát.

Ngoài ra, nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu ở cả nam và nữ còn do thể thấp nhiệt, nóng trong phá ra gây bệnh

Cách phòng tránh nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu là vấn đề hết sức nguy hiểm, nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời, đúng cách. Nhiễm trùng sẽ lây lan sang một hoặc cả hai thận khiến chức năng thận có thể bị hư hỏng và dẫn đến suy thận.

Đặc biệt, các vi khuẩn lây nhiễm có thể di chuyển vào máu và lây nhiễm sang các cơ quan khác trong cơ thể. Trong trường hợp hiếm gặp, nó có thể gây ra nhiễm trùng máu và tử vong.

Chính vì vậy việc tìm hiểu cách phòng tránh nhiễm trùng đường tiểu là điều mà bất cứ ai trong chúng ta cũng cần phải quan tâm. Dưới đây là 5 cách phòng tránh nhiễm trùng đường tiểu hiệu quả mà các bạn có thể áp dụng để bảo vệ bản thân tránh khỏi căn bệnh nguy hiểm này:

Uống nhiều nước

Có khá nhiều trường hợp bị nhiễm trùng đường tiểu liên quan đến tình trạng mất nước. Điều này gây ảnh hưởng đến chức năng thận do nước tiểu không đủ nhiều và thuận lợi cho vi sinh vật phát triển dễ dàng. Ngoài ra, việc thiếu nước còn tạo điều kiện cho phản ứng viêm xảy ra, làm trầm trọng thêm tính chất của bệnh. 

Các chuyên gia y tế khuyến cáo mỗi người tốt nhất nên uống khoảng 6-8 cốc nước mỗi ngày để tăng tần suất tống khứ vi khuẩn ra khỏi bàng quang, đồng thời giảm mật độ vi khuẩn xâm nhập bàng quang từ khu vực vùng kín.

Không nhịn tiểu

Không ít người khi bận rộn thường cố nhịn tiểu, nếu tình trạng này lặp đi lặp lại, trở thành thói quen thì nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Nguyên nhân là do khi nín tiểu mức độ thường xuyên có thể đẩy vi khuẩn vào đường tiết niệu và gây nhiễm trùng.

Do đó, nếu có cơn buồn tiểu, các bạn hãy giải quyết ngay, không nên cố nín nhịn mà mang lại rắc rối cho sức khỏe của bản thân.

Rửa sạch sau khi đi vệ sinh

Sau khi đi vệ sinh, nhiều người thường chỉ có thói quen sử dụng giấy để lau qua loa. Tuy nhiên, chính điều này có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Nguyên nhân là do các vi khuẩn gây bệnh tồn tại ở trực tràng, hậu môn có thể ngược lên niệu đạo, nơi dễ dàng bị nhiễm trùng do sự khác biệt trong cơ chế phòng vệ giữa đường ruột và đường tiết niệu.

Việc làm sạch vùng kín và hậu môn sau khi đi đại tiện sẽ giúp rửa sạch các vi khuẩn, ngăn chúng quay trở lại gây viêm nhiễm đường tiết niệu.  

Lau từ trước ra sau

Nhiễm trùng đường tiểu thường xảy ra ở nữ giới và một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề này chính là thói quen lau từ sau ra trước của không ít chị em sau khi đi tiểu tiện.

Đây là một hành động hết sức sai lầm vì nó sẽ khiến cho các vi khuẩn có hại ở hậu môn dễ dàng lây lan sang vùng kín và gây nhiễm trùng.

Do đó, các bạn hãy chú ý khi đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài ra, các bạn cũng nên chú ý sử dụng các loại giấy vệ sinh đảm bảo chất lượng để không làm tổn thương vùng kín, khiến các tác nhân có hại dễ dàng thâm nhập và gây bệnh cho khu vực này.

Đi tiểu sau khi quan hệ

Khi quan hệ tình dục, đặc biệt là trong những trường hợp không sử dụng bao cao su. Các vi khuẩn có hại từ vùng kín bạn tình có thể xâm nhập vào đường tiết niệu và gây tình trạng nhiễm trùng. 

Để ngăn chặn tình trạng này, sau khi quan hệ tình dục, bất kể nam giới hay nữ giới cũng nên đi tiểu ngay. Vì khi đi tiểu, nước tiểu khi chảy ra ngoài sẽ cuốn trôi các loại vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo. Từ đó giúp làm sạch niệu đạo, ngăn chặn nhiễm trùng đường tiểu.

Như vậy, nhiễm trùng đường tiểu là căn bệnh khá phổ biến, biểu hiện dễ nhận biết. Chúng ta cần thận trọng, chú ý trong sinh hoạt hằng ngày để có thể tầm soát tốt, đi khám ngay khi có những nghi ngờ để được chữa trị sớm, hiệu quả.

Phòng khám đang có chương trình khuyến mãi dành cho bệnh nhận đăng ký mã đặt hẹn khám trước:

  • MIỄN PHÍ: 150.000 đồng phí khám ban đầu
  • GIẢM 30%: phí thủ thuật
  • TẶNG KÈM 1 DỊCH VỤ: khi làm 1 thủ thuật
  • Gói khám PHỤ KHOA chỉ từ 580k

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Lý do bạn nên lựa chọn
phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội

  • Cơ sở vật chất tiện nghi thiết bị hiện đại
  • Đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm
  • Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
  • Chăm sóc chu đáo Bảo mật thông tin
  • Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7
  • Chương trình ưu đãi hàng tháng

ĐẶT HẸN KHÁM

Bình luận đã bị đóng.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hệ thống tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc tình trạng bệnh chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình

Số điện thoại