Hormone Serotonin dùng như thế nào?
Bài viết có ích: 9750 lượt bình chọn
Hormone serotonin còn được gọi là hormone hạnh phúc. Nó đóng rất nhiều vai trò trò trong cơ thể. Việc thiếu hụt hormone serotonin sẽ gây ra những ảnh hưởng đến thần kinh, dễ bị trầm cảm, khó duy trì tâm trạng. Vậy cụ thể hormone serotonin là gì, nó có những chức năng nào? Làm thế nào khi hormone serotonin bị suy giảm? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều này trong nội dung sau đây!
Hormone serotonin là gì?
Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh. Phân tích thành phần cấu tạo cho thấy, serotonin được tạo ra bởi sự kết hợp của tryptophan (một thành phần của protein) với tryptophan hydroxylase. Serotonin được sản xuất trong ruột và não, sau đó đi khắp cơ thể. Các chức năng của nó ảnh hưởng lớn đến đến các hoạt động của cơ thể và cả tâm lý.
Chức năng của hormone serotonin là gì?
Serotonin có vai trò chuyển tín hiệu giữa các tế bào thần kinh. Nó có chức năng đặc biệt quan trọng trong hệ thần kinh trung ương và hoạt động của toàn cơ thể. Cụ thể các chức năng của hoóc-môn serotonin là:
Đối với ruột
Serotonin được tìm thấy trong đường tiêu hóa. Serotonin điều chỉnh chức năng của ruột, còn gọi là nhu động ruột. Nó cũng làm giảm cảm giác thèm ăn trong khi ăn. Khi cơ thể ăn Hàng Bột thực phẩm độc hại Hoặc gây kích thích, ruột rẽ tiết ra serotonin để đào thải các chất này ra ngoài. Đây chính là nguyên nhân của tình trạng tiêu chảy. Ở ruột, serotonin cũng kích thích cảm giác buồn nôn và nôn.
Đối với tâm lý
Serotonin nên còn được gọi là hormone hạnh phúc. Nó giúp tâm trạng của chúng ta vui vẻ, thoải mái hơn. Thiếu hụt serotonin rất dễ dẫn đến bệnh trầm cảm. Do đó, nếu thường xuyên bị buồn chán hoặc bệnh trầm cảm, bạn cần thiết phải bổ sung serotonin.
Chức năng đông máu
Khi cơ thể bị vết thương và chảy máu, các tiểu cầu sẽ giải phóng ra serotonin. Nó sẽ làm co mạch hoặc thu hẹp mạch máu, dẫn đến giảm lưu lượng máu và hình thành cục máu đông. Điều này có vai trò rất quan trọng ngăn việc chảy máu nhiều.
>>> Giải tỏa tâm lý chữa xuất tinh sớm
Thiếu hụt serotonin có nguy hiểm không?
Do có vai trò rất quan trọng nên thiếu hụt serotonin sẽ gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe và tâm lý. Cụ thể mức độ serotonin thất thường liên quan đến các vấn đề bao gồm:
- Suy giảm trí nhớ
- Tâm trạng buồn bã
- Thèm ăn đồ ngọt và tinh bột
- Khó ngủ hoặc mất ngủ
- Thiếu tự tin
- Dễ gây hấn
Thiếu hụt serotonin cũng là tình trạng phổ biến ở những người bệnh trầm cảm. Có một điều thú vị liên quan đến hoóc môn serotonin. Đó là khi sử dụng các loại kích thích như thuốc phiện, thuốc lắc sẽ giải phóng rất nhiều serotonin. Tuy nhiên, khi thuốc hết tác dụng sẽ làm suy giảm hormone serotonin và khiến tâm trạng chán nản, dễ bị lú lẫn trong vài ngày. Việc lạm dụng các loại thuốc này còn có thể để gây tổn hại đến dây thần kinh chứa serotonin và gây ra các tác dụng cụ kéo dài.
Làm thế nào để tăng hormone serotonin?
Để tăng cường mức hormone serotonin trong cơ thể, bạn có thể thực hiện các hoạt động sau:
Ra ngoài trời nhiều hơn
Ánh nắng mặt trời là liệu pháp tự nhiên giúp tăng cường sản xuất serotonin và endorphin. Đây là kết quả đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Vì vậy để tăng cường serotonin, bạn hãy ra ngoài trời khoảng 10 đến 15 phút mỗi ngày.
Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục giải phóng rất nhiều hormone, bao gồm cả serotonin. Vì vậy hãy tăng cường hoạt động thể chất để cảm thấy vui vẻ hạnh phúc hơn.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Thiếu ngủ sẽ gây ra nhiều vấn đề trong đó có mất cân bằng các hormone trong cơ thể. Ngủ đủ giấc từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm sẽ giúp cơ thể sản xuất lượng hormone serotonin cần thiết. Để có một giấc ngủ ngon, bạn nên đi ngủ cố định vào một giờ trong ngày, giảm thiểu ánh sáng và tiếng ồn. Ngoài ra bạn cũng không nên uống cà phê vào buổi chiều hoặc buổi tối.
Điều chỉnh cảm xúc
Tâm trạng cũng có thể ảnh hưởng đến mức sản xuất hormone serotonin. Khi tâm trạng tích cực não sẽ tiết ra hormone serotonin nhiều hơn. Vì vậy, bạn hãy thử các hoạt động khiến mình cảm thấy hạnh phúc hơn như: suy nghĩ về những người thân yêu, hay khoảnh khắc hạnh phúc, chơi với thú cưng, nghe nhạc, du lịch…
Ngoài ra căng thẳng thường xuyên là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất hormone serotonin. Việc giảm thiểu căng thẳng có thể mất nhiều thời gian để thay đổi. Trong quá trình đóm, bạn hãy cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi anh, có thời gian thư giãn, gặp gỡ bạn bè và mọi người xung quanh. Bất cứ phương pháp nào để giảm thiểu căng thẳng cũng sẽ giúp tăng cường serotonin.
Ăn thực phẩm kích thích serotonin
Một biện pháp rất đơn giản để tăng cường serotonin đó là ăn các thực phẩm kích thích sản sinh serotonin. Tryptophan là axit amin sẽ được chuyển thành serotonin. Do đó, ăn có thực phẩm chứa trytophan sẽ tăng cường lượng hormone serotonin trong cơ thể. Một số nghiên cứu chỉ ra là ăn thực phẩm chứa tryptophan với carb sẽ giúp tryptophan dễ dàng đi vào não hơn.
Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp tăng cường serotonin:
- Bánh mì lúa mạch với gà tây
- Bột yến mạch và các loại hạt
- Cá hồi và gạo lứt
- Mận với bánh quy
- Các loại thịt gia cầm
- Các loại hạt cung cấp tryptophan và protein tốt cho người ăn chay
- Các sản phẩm từ đậu nành
- Sữa và các chế phẩm từ bơ sữa
Như vậy hormone serotonin có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và cả tâm lý. Hi vọng với thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về hormone serotonin và có các cách để bổ sung loại hormone này để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần.