Rối loạn tiền đình là bệnh gì

Bài viết có ích: 9750 lượt bình chọn

Trầm cảm, đột quỵ , tai biến… là các biến chứng nguy hiểm do rối loạn tiền đình gây ra. Vậy rối loạn tiền đình là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh? Sẽ là nội dung chính mà bài viết hôm nay muốn gửi đến quý bạn đọc.

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là bệnh gì hay rối loạn tiền đình tiếng anh là gì? Theo các chuyên gia thì rối loạn tiền đình là một bệnh lý về rối loạn thăng bằng thần kinh. Tên tiếng anh của bệnh là Vestibular Disorders.

rối loạn tiền đình là gì

Bệnh xảy ra khi dây thần kinh số 8 và các đường nối kết đến dây thần kinh số 8 bị tổn thương. Khi đó, việc truyền tải thông tin trong cơ thể sẽ không chính xác, cơ thể sẽ bị mất cân bằng, bị hoa mắt chóng mặt và bị ù tai.

Rối loạn tiền đình nguyên nhân gây bệnh

Rối loạn tiền đình có thể xảy ra ợ mọi độ tuổi của cả hai giới thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Tuy nhiên rối loạn tiền đình ở người trẻ đang có dấu hiệu ra tăng. Nguyên nhân gây bệnh thường là do:

  • Phần đầu bị trấn thương.
  • Tuần hoàn máu trong cơ thể bị rối loạn.
  • Biến chứng của bệnh viêm tai giữa do vi khuẩn hoặc virus gây ra.
  • Ngoài ra, môi trường sống bị ô nhiễm tiếng ồn, bản thân bị stress kéo dài,… cũng là nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình triệu chứng nhận biết bệnh

rối loạn tiền đình phải làm sao

Một khi tiền đình bị rối loạn, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải các triệu chứng như:

  • Hoa mắt chóng mặt, choáng váng đầu óc.
  • Dễ bị vấp ngã do cơ thể bị mất cân bằng và không thể định hướng được không gian.
  • Thị giác bị rối loạn vì thế người bệnh sẽ bị nhạy cảm với ánh sáng
  • Thường xuyên bị ù tai
  • Người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng bất an, khó có thể tập trung vào bất cứ một công việc gì.

Tùy vào mức độ của bệnh mà mỗi người bệnh sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. 

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình nếu kéo dài, không thăm khám và điều trị, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường:

  • Khiến người bệnh dễ bị trầm cảm

Tỷ lệ người bị trầm cảm do rối loạn tiền đình đang có dấu hiệu ra tăng. Nguyên nhân là do các triệu chứng của bệnh khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Từ đó, khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi và chán nản, dẫn đến bị trầm cảm.

  • Khả năng cao sẽ bị té ngã

Khi bị tiền đình, người bệnh sẽ luôn ở trong trạng thái đau đầu chóng mặt. Nếu như người bệnh đang lái xe, hoặc vừa mới ngủ dậy gặp phải triệu chứng này sẽ dễ bị té ngã.

  • Đối mặt với nguy cơ bị tai biến, đột quỵ

Đột quỵ và tai biến là biến chứng nặng nề nhất mà bệnh rối loạn tình đình có thể gây ra. Nguyên nhân là do hệ mạch máu não bị cản trở, không được lưu thông lên não. Dẫn đến hiện tượng bị đợt quỵ, nếu như không khắc phục kịp thời sẽ gây ra tai biến.

Với các biến chứng mà bệnh gây ra thì “CÓ” sẽ là câu trả lời cho những ai đang thắc mắc bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?.

Bị rối loạn tiền đình nên làm gì?

Rối loạn tiền đình nên làm gì? Có lẽ là một trong những thắc mắc mà rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, các triệu chứng của rối loạn tiền đình hoàn toàn có thể khắc phục được. Vì thế, khi phát hiện bản thân có bệnh hoặc ngay khi bản thân có các dấu hiệu kể trên, người bệnh nên:

  • Thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
  • Bên cạnh đó người bệnh cần phải bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe
  • Hạn chế bị stress kéo dài.

>>>>>>>> Du lịch hè ở đâu vui

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ hỗ trợ cho việc điều trị bệnh hiệu quả. Vì thế, khi bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? Cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Theo các chuyên gia, khi bị rối loạn tiền đình các bạn cần phải bổ sung các loại thực phẩm dưới đây để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh:

  • Cần bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin B6 hàng ngày như: cam; táo; chuối; thịt gà;…
  • Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng vitamin C để cải thiện triệu chứng chóng mặt đau đầu như: Cam, bưởi, đu đủ,….
  • Thực phẩm có hàm lượng vitamin D dồi dào như: cá, trứng, các loại ngũ cốc,…

Lưu ý: khi bị rối loạn tiền đình, các bạn không nên ăn những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao. Nếu không sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh.

Rối loạn tiền đình uống thuốc gì?

Rối loạn tiền đình uống gì? Cần phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Vì thế, khi thấy bản thân thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt các bạn không được tự ý mua thuốc về uống. Thay vào đó, các bạn cần đến thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa.

Sau khi thăm khám, căn cứ vào kết quả bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều tị bệnh phù hợp an toàn và hiệu quả. Người bệnh có thể điều trị bằng thuốc hoặc điều trị bằng phương pháp ngoại khoa.

Nếu như các bạn thường xuyên bị chóng mặt có bệnh gây ra. Người bệnh sẽ được bác sĩ kê các loại thuốc như:

  • Thuốc chống viêm
  • Thuốc tăng tuần hoàn máu
  • Thuốc tăng tuần hoàn đến bộ phận tiền đình
  • Thuốc hỗ trợ điều chỉnh suy giảm chức năng tiền đình.

Mỗi người bệnh sẽ có toa thuốc điều trị khác nhau, không ai giống ai. Bởi sử dụng thuốc nào, liều lượng ra sao, thời gian sử dụng của thuốc còn phải phụ thuộc vào mức độ của bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Vì thế, các bạn không được lấy đơn thuốc của người khác để kê đơn cho mình.

Rối loạn tiền đình uống hoạt huyết dưỡng não được không?

Hoạt huyết dưỡng não có rất nhiều loại, công dụng chung của loại thực phẩm này chính là: Giúp máu lưu thông, bồi bổ khí huyết cũng như hỗ trợ quá trình điều trị thiểu năng tuần hoàn não.

Trong khi đó rối loạn tiền đình là bệnh lý do nhiều tác nhân gây ra. Vì thế, hoạt huyết dưỡng não chỉ có công dụng là giúp máu lưu thông lên não được tốt hơn. Hoàn toàn không thể điều trị các triệu chứng của bệnh.

Do đó, các bạn tuyệt đối không được tự ý mua hoạt huyết dưỡng não về uống khi chưa thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Việc tự ý mua hoạt huyết dưỡng não về sử dụng sẽ khiến việc điều trị bệnh không đạt hiệu quả. Gây tốn kém về thời gian và chi phí điều trị bệnh. Chưa kể đến, việc tự ý sử dụng hoạt huyết còn làm gia tăng tác dụng phụ cũng như độc tính của  các loại thuốc điều trị bệnh do bác sĩ kê đơn.

Uống thuốc hoạt huyết dưỡng não trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình chỉ thực sự đạt hiệu quả khi người bệnh tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Thêm vào đó, có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Vì thế, để biết tình trạng bệnh của mình sử dụng loại hoạt huyết dưỡng nào nào phù hợp, hiệu quả, làm giảm các triệu chứng của bệnh. Các bạn nên có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Trong quá trình sử dụng hoạt huyết dưỡng nào, các bạn cần lưu ý: Không sử dụng thuốc khi bản thân bị dị ứng với các thành phần của thuốc; Phụ nữ đang mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ hoặc đang bị rong kinh cũng không được sử dụng thuốc.

Rối loạn tiền đình không chỉ khiến sinh hoạt hàng ngày của bạn bị gián đoạn. Nguy hại hơn còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, các bạn cần trang bị cho mình các kiến thức cơ bản cần thiết về bệnh như dấu hiệu nhận biết. Từ đó, phát hiện sớm ra bệnh, thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Giúp phòng ngừa cũng như giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.

Phòng khám đang có chương trình khuyến mãi dành cho bệnh nhận đăng ký mã đặt hẹn khám trước:

  • MIỄN PHÍ: 150.000 đồng phí khám ban đầu
  • GIẢM 30%: phí thủ thuật
  • TẶNG KÈM 1 DỊCH VỤ: khi làm 1 thủ thuật
  • Gói khám PHỤ KHOA chỉ từ 580k

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Lý do bạn nên lựa chọn
phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội

  • Cơ sở vật chất tiện nghi thiết bị hiện đại
  • Đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm
  • Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
  • Chăm sóc chu đáo Bảo mật thông tin
  • Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7
  • Chương trình ưu đãi hàng tháng

ĐẶT HẸN KHÁM

Bình luận đã bị đóng.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hệ thống tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc tình trạng bệnh chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình

Số điện thoại