Đi tiểu buốt ở nữ là bệnh gì chi tiết nguyên nhân và giải pháp
Bài viết có ích: 3574 lượt bình chọn
Đi tiểu buốt ở nữ giới là một triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột gây khó chịu và đau đớn. Việc xác định nguyên nhân gây tiểu buốt sẽ giúp chị em phòng ngừa và điều trị tình trạng này một cách hiệu quả hơn. Đau rát khi đi tiểu còn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý đáng lo ngại.
Tư vấn chuyên môn Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên – CKI Sản phụ khoa – Phòng khám Đa Khoa Quốc tế Hà Nội – 152 Xã Đàn
Tiểu buốt là gì và các dấu hiệu nhận biết
Không khó để nữ giới nhận biết mình có bị tiểu buốt hay không. Bởi cảm nhận của chị em sẽ rất rõ ràng. Sự rát buốt có thể kéo dài dọc ống niệu đạo hay thậm chí là ở vùng đáy chậu, bàng quang. Bên cạnh đó, đa số các trường hợp đi tiểu buốt ở nữ còn có xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như:
- Nước tiểu đục, hôi, có thể xuất hiện lẫn máu hoặc mủ.
- Số lần tiểu gia tăng nhiều hơn nhưng lượng nước tiểu lại ít đi.
- Đau bụng dưới, cảm giác đau rõ hơn khi quan hệ tình dục.
- Tiểu buốt sau khi quan hệ.
- Sau khi tiểu xong vẫn còn cảm giác buốt.
- Dòng nước tiểu yếu, ngắt quãng.
- Có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh.
Ngoài các triệu chứng trên cũng có thể có một số triệu chứng không điển hình khác. Điều này còn tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể và các yếu tố liên quan như lối sống, lối sinh hoạt của từng người.
Các nguyên nhân gây tiểu buốt
Các nguyên nhân gây tiểu buốt rất phong phú, bao gồm cả các nguyên nhân sinh lý và bệnh phụ khoa. Chị em có thể sẽ cảm thấy bất ngờ, vì những thói quen tưởng chừng vô hại lại là nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu buốt ở nữ giới.
Tiểu buốt gây quan hệ tình dục không an toàn
Việc thực hiện quan hệ tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đi tiểu buốt ở phụ nữ. Khi quan hệ tình dục với đối tượng bị nhiễm trùng, vi khuẩn hoặc virus có thể xâm nhập vào bộ phận sinh dục và gây ra các bệnh lý phức tạp. Khi đó, các triệu chứng như tiểu buốt có thể xuất hiện và gây khó chịu cho chị em phụ nữ.
Tiểu buốt ở nữ giới do nhịn tiểu lâu
Nhịn tiểu là thói quen không tốt và có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiết niệu của phụ nữ. Khi nước tiểu không được đào thải ra ngoài đúng cách, vi khuẩn có trong nước tiểu có thể tấn công và gây ra các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả tiểu buốt. Do đó, việc uống nước thường xuyên và đi tiểu đúng lúc và không nhịn tiểu là rất quan trọng để giữ cho hệ thống tiết niệu của bạn hoạt động tốt và tránh các vấn đề sức khỏe khác nhau.
Bị tiểu buốt do lười uống nước
Việc uống nước đầy đủ và thường xuyên là rất quan trọng để duy trì sức khỏe của hệ tiết niệu, đặc biệt là ở nữ giới. Nếu chị em lười uống nước, nước tiểu sẽ ít được đào thải ra khỏi cơ thể và vi khuẩn trong nước tiểu sẽ tăng lên. Điều này có thể gây ra các vấn đề liên quan đến tiểu tiện, bao gồm tiểu buốt và nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó, hãy đảm bảo uống đủ nước hàng ngày để giữ cho hệ tiết niệu của bạn luôn khỏe mạnh.
Tiểu buốt do một số sản phẩm dành riêng cho nữ giới
Tampon và băng vệ sinh là các sản phẩm cần thiết cho sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên, sử dụng không đúng cách có thể gây ra các vấn đề về tiết niệu, bao gồm tiểu buốt.
Đặc biệt, việc lười thay đổi các sản phẩm này trong thời gian hành kinh sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ xử lý và thay đồ dùng vệ sinh thường xuyên, các bệnh về tiết niệu có thể xảy ra ở nữ giới, gây ra tình trạng tiểu buốt.
Đi tiểu buốt ở nữ giới do dị ứng
Tiểu buốt là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm cả dị ứng. Khi bạn bị dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng, gây ra các triệu chứng như nổi mẩn, ngứa, chảy nước mũi, ho và tiểu buốt.
Các chất gây dị ứng có thể có trong thực phẩm, thuốc, hóa chất, mỹ phẩm và các tác nhân môi trường. Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, cơ thể phản ứng bằng cách sản xuất histamin, gây ra viêm và làm giảm lưu lượng máu đến các mô và tổ chức trong cơ thể. Viêm âm đạo và tiểu buốt có thể là một trong các triệu chứng của phản ứng dị ứng này.
Nữ giới tiểu buốt do mãn kinh
Có rất nhiều trường hợp đi tiểu buốt ở phụ nữ là do mãn kinh gây ra. Theo đó, sự suy giảm của nội tiết tố sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo. Sự cân bằng của nấm men, các vi khuẩn tốt xấu sẽ không còn, dễ dẫn tới nhiễm trùng.
Ngoài ra, mãn kinh cũng gây teo âm đạo, làm lỗ niệu đạo nhỏ hơn. Dòng nước tiểu có cảm giác bị bóp nghẹt gây tình trạng đau buốt khi tiểu.
Táo bón gây tiểu buốt ở phụ nữ
Nhiều chị em sẽ ngạc nhiên, nhưng táo bón thực sự có thể gây tiểu buốt ở phụ nữ. Táo bón đồng nghĩa với bàng quang luôn rỗng, các vi khuẩn có lợi khó phát triển. Nhưng các vi khuẩn có hại thì ngược lại, dẫn tới nhiễm trùng. Bên cạnh đó, việc tiêu chảy hoặc đại tiện mất kiểm soát cũng dẫn tới viêm nhiễm do vi khuẩn di chuyển khắp nơi trong hệ bài tiết.
Đi tiểu buốt có phải mang thai không?
Mang thai thường sẽ có nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau. Vậy đi tiểu buốt có phải mang thai không? Thực tế sự xuất hiện của thai nhi trong tử cung sẽ ảnh hưởng tới bàng quang và hệ tiết niệu. Chị em sẽ thấy buồn tiểu nhiều hơn, có tình trạng tiểu són. Còn đối với tiểu buốt, đây không được coi là dấu hiệu để nhận biết mang thai.
Do đó, nếu bị tiểu buốt mà trước đó đã có quan hệ tình dục mà không áp dụng các biện pháp ngừa thai, chị em hãy bình tĩnh. Cách tốt nhất lúc này là chú ý quan sát các sự thay đổi của cơ thể và dùng que thử thai, hay thậm chí là đi siêu âm để có kết quả.
Tóm lại, tiểu buốt nếu do các nguyên nhân sinh lý trên, chị em có thể tự điều chỉnh thói quen sinh hoạt của mình. Bên cạnh đó có thể là một số liệu pháp đơn giản để cải thiện tình trạng bệnh.
Đi tiểu buốt ở phụ nữ có thể là bệnh gì?
Việc đi tiểu buốt là một triệu chứng bất thường và khiến nhiều chị em phụ nữ thắc mắc về nguyên nhân gây bệnh. Điều này đặc biệt đúng khi cảm giác rát buốt ngày càng trầm trọng và xuất hiện nhiều lần. Ngoài các nguyên nhân sinh lý gây tiểu buốt thông thường nhiều trường hợp tiểu buốt là do các bệnh lý nguy hiểm gây ra. Theo các chuyên gia y tế, tiểu buốt có thể là triệu chứng của một số bệnh lý sau:
Tiểu buốt do bệnh lậu
Tiểu buốt có thể là triệu chứng của bệnh lậu, đây là căn bệnh đầu tiên mà chị em cần biết và chú ý tới. Bệnh lậu chủ yếu lây qua đường tình dục không an toàn nên sẽ có thể xảy ra tình trạng tiểu buốt sau khi quan hệ. Ngoài triệu chứng tiểu buốt, bệnh lậu sẽ còn có thêm các triệu chứng khác như:
- Trong nước tiểu có lẫn dịch mủ, hôi và đục hơn bình thường
- Khí hư ra nhiều bất thường, có mùi hôi và chuyển màu vàng, xanh hoặc xám.
- Đau hoặc rát khi đi tiểu.
- Vùng âm hộ đau, ngứa rát.
- Bụng dưới đau âm ỉ nhiều ngày.
- Chảy máu hoặc tiết dịch từ âm đạo mà không phải do kinh nguyệt.
- Đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục.
- Sưng tấy hoặc đau ở phần bên ngoài của bộ phận sinh dục
- Sốt và cảm thấy mệt mỏi.
Bệnh Lậu cần được sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Bởi nếu chủ quan, vi khuẩn lậu không chỉ gây tổn thương hệ tiết niệu mà còn làm suy giảm chức năng sinh sản. Tử cung, vòi trứng không còn hoạt động tốt sẽ rất dễ dẫn tới vô sinh, hiếm muộn, rất nguy hiểm.
Tiểu buốt do viêm âm đạo
Viêm âm đạo là một căn bệnh thường gặp ở phụ nữ, chị em nào cũng có nguy cơ cao mắc phải và các triệu chứng của bệnh không còn xa lạ. Nhưng tại sao bệnh viêm âm đạo lại gây ra tình trạng đi tiểu buốt ở nữ giới?
Thực tế, khi âm đạo bị viêm nhiễm, các tổn thương có thể loét ra ở ống dẫn nước tiểu hoặc lỗ tiểu. Do đó khi bắt đầu tiểu tiện, sự tiếp xúc với nước tiểu có tính axit hoặc bazơ sẽ gây ra tình trạng đau buốt, xót và nóng.
Do bệnh viêm âm đạo triệu chứng thường âm ỉ và ít biểu hiện rõ ràng nên nữ giới thường không quá chú ý tới khi các triệu chứng cho đến khi bệnh trở nặng. Đến khi tình trạng tiểu buốt trở nên nặng hơn gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng này.
Viêm nội mạc tử cung khiến nữ giới đau buốt khi tiểu
Viêm nội mạc tử cung là tình trạng các lớp mô xốp bên trong lòng tử cung bị viêm nhiễm. Bệnh thường gặp ở nữ giới đã thực hiện thủ thuật ngoại khoa ở tử cung. Viêm nội mạc tử cung thường gây ra các triệu chứng như sốt, đau bụng dưới và chảy dịch âm đạo, bệnh viêm nội mạc tử cung không gây tiểu buốt trực tiếp mà trong quá trình điều trị viêm nội mạc gây viêm nhiễm nên dẫn đến tiểu buốt.
Khi mắc bệnh viêm nội mạc tử cung, các chị em sẽ có thể xuất hiện các biểu hiện sau:
- Tiểu buốt, rát, có máu trong nước tiểu.
- Kinh nguyệt bất thường, chu kỳ dài hơn, máu kinh ra nhiều hơn.
- Bụng dưới đau
- Vùng kín đau khi quan hệ tình dục.
- Sốt, chảy dịch âm đạo
Nữ giới tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân chính gây ra tiểu buốt ở phụ nữ, chiếm tới 70% tổng số trường hợp. Điều này có thể được giải thích bởi cấu trúc ngắn của ống niệu đạo, vị trí gần với hậu môn, làm tăng khả năng nhiễm trùng. Ngoài ra, phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu còn có thể gặp các triệu chứng khác như:
- Khí hư ra nhiều bất thường.
- Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ.
- Bụng dưới đau
- Tiểu buốt: cảm giác rát buốt khi đi tiểu.
- Tiểu đau: cảm giác đau hoặc khó chịu khi đi tiểu.
- Tiểu nhiều lần: cảm giác tiểu liên tục hoặc đi tiểu nhiều lần trong ngày.
- Tiểu màu sắc khác thường: màu tiểu có thể đổi sang màu đỏ, nâu hoặc có mùi khác thường.
- Đau bụng: đau hoặc khó chịu ở vùng bụng thường xuyên đi kèm với triệu chứng tiểu buốt và tiểu đau.
- Sốt: triệu chứng sốt thường xảy ra trong trường hợp nhiễm trùng lan rộng, tuy nhiên, ở một số trường hợp, phụ nữ cũng có thể bị sốt khi chỉ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Sỏi đường tiết niệu gây tiểu buốt
Sỏi đường tiết niệu là hiện tượng mà các khoáng chất trong nước tiểu kết tụ và hình thành thành các cục cứng, thường gặp nhất là sỏi thận. Nếu không được xử lý kịp thời, chúng có thể gây nhiễm trùng, tác động vào niêm mạc đường tiết niệu và dẫn đến các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rát.
Ngoài ra, các triệu chứng khác của sỏi đường tiết niệu mà chị em cần chú ý bao gồm:
Đau lưng: Đau lưng có thể xuất hiện khi sỏi thận di chuyển từ thận xuống ống tiết niệu.
Đau bụng: Đau bụng thường xuất hiện ở vùng thận hoặc vùng bụng dưới.
Đau khi tiểu: Nhiều người bị sỏi đường tiết niệu cảm thấy đau khi tiểu.
Tiểu buốt: Sỏi đường tiết niệu có thể gây ra tiểu buốt, tiểu rát hoặc tiểu ít.
Màu sắc và mùi của nước tiểu thay đổi: Nước tiểu có thể trở nên đục hoặc có màu đỏ do máu hoặc có mùi khó chịu.
Buồn nôn và nôn: Sỏi đường tiết niệu có thể gây buồn nôn và nôn nhiều lần.
Sốt và đau khi quan hệ tình dục: Nếu sỏi đường tiết niệu là do nhiễm trùng, người bệnh có thể cảm thấy sốt hoặc đau khi quan hệ tình dục.
Viêm bàng quang gây tiểu buốt
Bàng quang hay bóng đái là bộ phận quan trọng của hệ tiết niệu, có nhiệm vụ lưu chứa nước tiểu. Viêm bàng quang cũng sẽ gây tiểu buốt ở nữ. Chị em sẽ cảm nhận rõ nhất khi bắt đầu tiểu.
Có nhiều nguyên nhân khiến bàng quang bị viêm. Đó có thể là do vi khuẩn từ niệu đạo di chuyển ngược dòng hay do lạm dụng thuốc tránh thai, thiếu vệ sinh vùng kín. Các triệu chứng bệnh bao gồm:
- Tiểu buốt, tiểu rát.
- Lượng nước tiểu mỗi lần không nhiều.
- Tiểu xong vẫn còn cảm giác buồn tiểu.
- Người hay khó chịu, cáu gắt.
- Buồn nôn, sốt nhẹ.
Ngoài các bệnh lý thường gặp trên, đi tiểu buốt ở phụ nữ còn có thể do tình trạng hẹp niệu đạo hay các bệnh STD như Chlamydia, Herpes sinh dục…
Tiểu buốt ở nữ giới có nguy hiểm không?
Các bệnh lý gây tiểu buốt ở nữ trên đều gây nhiều ảnh hưởng tới chị em. Mặc dù mỗi bệnh có triệu chứng khác nhau, tuy nhiên, chúng đều có những vấn đề chung mà chị em cần cẩn trọng như:
Ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hằng ngày: Cảm giác đau buốt sẽ khiến chị em không dám đi tiểu, dẫn đến thói quen đảo lộn, tâm lý mệt mỏi, lo lắng. Điều này sẽ suy giảm hiệu suất công việc và sự tập trung cho học tập đáng kể.
Suy giảm chất lượng đời sống vợ chồng: Tiểu buốt thường kèm theo tình trạng đau bụng dưới và đau vùng kín, khiến cho chị em không thoải mái khi quan hệ. Những cảm giác đau không dễ chịu này sẽ ảnh hưởng đến đời sống chăn gối và gây rạn nứt trong tình cảm vợ chồng.
Biến chứng nguy hiểm: Những bệnh lý như viêm bàng quan, sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ cao gây ra suy thận và viêm bể thận. Suy thận là một biến chứng rất nguy hiểm và khó điều trị. Ngoài ra, các bệnh như viêm nhiễm vùng kín, viêm nội mạc âm đạo và lâu cũng có thể gây ra nguy cơ hiếm muộn và vô sinh. Đối với phụ nữ mang thai, viêm đường tiết niệu có thể gây sảy thai hoặc sinh non.
Tiểu buốt là một tình trạng nguy hiểm báo hiệu cơ thể đang có những bất thường, tuy nhiên đây là triệu chứng sớm của các bệnh lý viêm nhiễm nên khả năng chữa khỏi là rất cao nếu đi khám phụ khoa để điều trị sớm. Do đó nếu bị tiểu buốt kèm các triệu chứng lạ khác cần đến ngay các địa chỉ phòng khám phụ khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn chữa trị kịp thời.
Phòng ngừa tiểu buốt ở nữ giới
Để phòng tránh tình trạng đi tiểu buốt ở nữ giới, chị em hãy thực hiện những cách sau đây:
- Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Hạn chế sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có chứa chất tẩy rửa, chất khử mùi, nước hoa vùng kín.
- Nên uống ít nhất 2 lít nước một ngày.
- Không nên nhịn tiểu hoặc khi đi tiểu không nên rặn mạnh để tránh ảnh hưởng đến vùng xương chậu.
- Nên đi tiểu sau khi giao hợp
- Quan hệ tình dục chung thủy, 1 bạn tình, an toàn, đúng cách, tránh các tư thế thô bạo.
- Không mặc quần áo, đồ lót ẩm ướt, quá chặt, không có khả năng hút ẩm.
Đi tiểu buốt ở nữ là bệnh gì? Tại sao nữ giới lại bị tiểu buốt? Giải đáp của những thắc mắc này đã được Tuvanphukhoa chia sẻ chi tiết trong nội dung bài viết trên. Hy vọng chị em đã tự trang bị cho mình được nhiều thông tin cần thiết. Cảm giác rát buốt ở mỗi lần tiểu có thể sẽ dẫn tới nhiều ảnh hưởng khó lường. Nhất là khi chị em không thể tự xác định nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục hiệu quả. Do đó, hãy gạt bỏ sự e ngại và liên hệ tới bác sĩ để có lời khuyên phù hợp nhé!