Tại sao trẻ ho lâu ngày không khỏi, cần chữa kịp thời
Bài viết có ích: 3574 lượt bình chọn
Ho là biểu hiện thông thường của các bệnh đường hô hấp, tình trạng này thường kéo dài khoảng vài ngày và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên ho kéo, dài đặc biệt ở trẻ em khiến trẻ ngủ không yên giấc, ăn không ngon và thường xuyên quấy khóc. Vậy bé ho lâu ngày không khỏi, bé ho có đờm lâu ngày không khỏi do nguyên nhân gì gây ra? Nội dung dưới đây sẽ giúp bố mẹ giải đáp các lo lắng liên quan đến vấn đề họ kéo dài của trẻ em. Nếu bạn cũng đang thắc mắc vấn đề này thì hãy cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân gây ho kéo dài ở trẻ em
Nhiều trẻ em ho kéo dài đến cả tháng, dù đã điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Theo bác sĩ chuyên khoa, tình trạng này có thể do những nguyên nhân sau:
Viêm đường hô hấp trên
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng ho kéo dài ở trẻ em. Viêm đường hô hấp có thể thể do nhiễm các tác nhân gây bệnh virus, vi khuẩn. Nguyên nhân này khiến trẻ bị ho khoảng 6-7 ngày và kèm theo các triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi, mệt mỏi, sốt.
Chảy dịch mũi sau
Bé bị ho sổ mũi lâu ngày không khỏi do cơ thể sản sinh quá nhiều dịch nhầy gây ra tình trạng chảy dịch mũi sau. Chất nhầy này sẽ chảy xuống cổ họng kích thích thần kinh và gây ra ho kéo dài. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do dị ứng hoặc nhiễm virus. Trẻ có thể bị ngứa cổ thường xuyên, hắt hơi chảy nước mắt và có thể bị nổi tràm.
Hen phế quản
Một nguyên nhân nguy hiểm gây ra tình trạng ho kéo dài ở trẻ em là hen phế quản. Đây là bệnh lý gây ra bởi tình trạng co thắt và viêm mãn tính đường hô hấp dưới. Khi mắc phải căn bệnh này này, dù chỉ là phấn hoa, lông thú hoặc khí thải cũng có thể khiến trẻ bị hen. Những cơn ho thường kéo dài nhiều đợt, gây tức ngực và thở rít. Đối tượng dễ bị hen phế quản là các bé dưới 2 tuổi.
Trào ngược dạ dày – thực quản
Nếu trẻ bị ho kéo dài mãn tính thì rất có thể nguyên nhân là trào ngược dạ dày. Đây là tình trạng axit dạ dày bị trào ngược lên ống thực phẩm. Cơn trào ngược thường bắt đầu sau khi ăn khoảng 30 đến 60 phút Út và thường diễn ra vào buổi tối khi trẻ nằm xuống.
Ho gà
Trẻ ho lâu ngày không khỏi còn có thể xuất phát từ nguyên nhân là ho gà. Đây là một bệnh lây lan qua đường hô hấp, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trong đó có cả trẻ nhỏ. Triệu chứng ho thường kéo dài từ 15 đến 20 ngày, kèm theo tình trạng nôn trớ, thậm chí tím tái sau cơn ho. Căn bệnh này ở trẻ nhũ nhi dưới 1 tuổi có thể gây nguy hiểm nếu trẻ chưa được tiêm vắc xin.
Viêm phổi
Nguyên nhân tiếp theo gây ra tình trạng ho kéo dài ở trẻ em là bệnh viêm phổi. Căn bệnh này thường kèm theo các triệu chứng sốt, ớn lạnh, run rẩy khó thở. Nguyên nhân gây bệnh bao gồm cả vi khuẩn và virus và thường bị lây nhiễm ở các khu vui chơi và trường học.
Dị vật đường thở
Trẻ bỗng nhiên bị ho sặc sụa đến mức tính tái, chảy nước mắt, nước mũi có thể do bị vướng dị vật ở đường thở. Có thể bé bị hóc xương khi ăn uống. Nếu một mảnh xương còn sót lại ở đường thở lâu ngày sẽ dẫn đến ho kéo dài và có thể gây viêm phổi tái phát.
Bé ho có đờm do lao phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính
Đờm là chất nhầy ở cổ họng, ảnh bao gồm cả hồng cầu, bạch cầu mủ, các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp. Ho đờm thường liên quan đến các bệnh viêm họng, viêm mũi, viêm phổi, hen phế quản. Ho có đờm kéo dài trên 3 tuần được coi là bệnh mãn tính.
Ho có đờm lâu ngày không khỏi thường là biểu hiện của các bệnh đường hô hấp như:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Phổi bị tắc nghẽn gây ra tình trạng khó thở, tức ngực
- Bệnh lao phổi: Người bệnh cũng có các dấu hiệu kèm theo như ho ra máu, đau ngực, khó thở. Khi bệnh diễn tiến nặng, có thể biến chứng thành áp xe phổi và xuất hiện các cổ mủ ở phổi.
- Bệnh giãn phế quản thể ướt
Cách chăm sóc cho trẻ tại nhà khi trẻ bị ho kéo dài
Trẻ bị ho kéo dài gây ra nhiều vấn đề như không ăn uống, mất ngủ, quấy khóc… Chúng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, khi bị ho kéo dài trên 1 tuần, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.
- Cần vệ sinh mũi và họng bằng nước muối sinh lý từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
- Uống nhiều nước có thể làm giảm ho và làm loãng đờm.
- Một số bài thuốc dân gian có thể tiêu diệt các vi khuẩn ở họng như mật ong, gừng. Tuy nhiên, trẻ nhũ nhi dưới 1 tuổi không được sử dụng mật ong và có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
- Dùng thuốc ho theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc đặc biệt là thuốc cho người lớn để điều trị cho trẻ em.
- Trong thời gian điều trị, bố mẹ cần theo dõi tình trạng của bé để kịp thời đưa trẻ đi khám khi có các biểu hiện bất thường.
Cách phòng ngừa ho ở trẻ
Để hạn chế tối đa các bệnh lý gây ho kéo dài ở trẻ em, bố mẹ nên thực hiện các phương pháp sau:
- Tiêm vắc-xin theo chương trình tiêm chủng quốc gia để phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp.
- Cho trẻ ăn uống đủ chất, đặc biệt là các trái cây có vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
- Cho trẻ vận động nhiều ngoài trời là một cách rất thiết thực để nâng cao sức khỏe cũng như hệ miễn dịch.
- Bảo vệ trẻ em đi qua môi trường có nhiều bụi bẩn hoặc các loại vi khuẩn virus có thể gây bệnh
- Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Như vậy bạn đã biết các nguyên nhân khiến trẻ bị ho kéo dài lâu ngày không khỏi. Các vấn đề này đều ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe của trẻ. Do đó khi trẻ bị ho lâu ngày, bạn không nên chần chừ mà cần đưa trẻ đi khám ngay để có phương pháp điều trị thích hợp.