Bệnh Bạch Hầu: Chữa trị, phòng ngừa, triệu chứng, nguyên nhân
Bài viết có ích: 3574 lượt bình chọn
Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng ở mức độ rất nguy hiểm, ai cũng có thể mắc phải, từ người lớn đến trẻ em. Bệnh có tiến diễn rất nhanh, nên người bệnh cần phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt, vì chúng có thể gây biến chứng đau tim, đột tử. Vậy bạch hầu là bệnh gì?
Bạch hầu là bệnh gì?
Bạch hầu thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng có mức độ nguy hiểm rất cao. Bệnh do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae – loại trực khuẩn gram dương hiếm khí gây ra. Đây được coi là loại vi khuẩn có thể gây ra đại dịch (đã từng xảy ra ở Mỹ, châu Âu trong thế kỉ 17, 18).
Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu thường gây nhiễm khuẩn cấp tính giả mạc trong hầu họng, mũi, ngoài ra xuất hiện trên da, kết mạc mắt, cơ quan sinh dục.
Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu:
- Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, từ người lớn đến trẻ em.
- Những người sống trong môi trường chật hẹp, ẩm thấp, vệ sinh kém.
- Người đang sống trong khu vực có dịch bạch hầu.
Biểu hiện bệnh bạch hậu
Bạch hầu có biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm, viêm họng, cảm lạnh, viêm amidan hoặc nhiễm trùng da.
Sau 2-6 ngày khi nhiễm vi khuẩn bạch hầu, người bệnh sẽ bắt đầu có triệu chứng như:
- Có mảng trắng dày trong họng và amidan.
- Sốt, nổi hạch ở vùng cổ, viêm họng.
- Tiết nhiều nước bọt, ho nhiều.
- Có cảm giác khó thở, khó nuốt, nuốt có cảm giác đau.
- Da tím tái, đổ mồ hôi, nói lắp bắp, thị lực kém.
Ngoài ra, tùy vị trí bị bệnh bạch hầu thì người bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau.
- Bạch hầu họng và amidan: Là vị trí nhiễm bệnh phổ biến, với triệu chứng điển hình như đau rát cổ, sốt, cơ thể mệt mỏi, ăn khó nuốt. Sau 3 ngày thì vùng hầu và amidan có mảng hoại tử màu trắng, dai, sưng tấy họng.
- Bạch hầu mũi: Khi mũi bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu thường có biểu hiện sổ mũi, sưng tấy mũi, chảy mủ mũi, thậm chí có máu.
- Bạch hầu dưới hàm, dưới cổ: Mức độ nhẹ có thể thấy vùng cổ sưng to, nổi hạch. Khi bệnh nặng hơn sẽ khiến nhịp tim đập nhanh hơn, khó thở và có thể rơi vào tình trạng hôn mê, tử vong do nhiễm độc toàn thân.
- Bạch hầu thanh quản: Là bệnh lý ở mức độ nguy hiểm nhất, có tiến triển bệnh rất nhanh, phổ biến ở trẻ em.
Bệnh bạch hầu gây nguy hiểm gì?
Bạch hầu được biết đến là bệnh nhiễm trùng thuộc nhóm bệnh nguy hiểm mức độ rất cao. Bệnh thường có triệu chứng sau khi nhiễm vi khuẩn 2-6 ngày và dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm họng, viêm amidan…
Bệnh bạch hầu nếu không có phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ đối mựt những hậu quả nghiêm trọng như:
- Khó thở: Vi khuẩn bạch hầu có độc tố gây tổn thương các mô tại mũi, cổ họng và các cơ quan quan trọng trong hệ thống hô hấp khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi hô hấp, khó thở, thở dốc, thở hổn hển.
- Đột tử: Độc tố bạch hầu sẽ lan khắp cơ thể theo mạch máu, từ đố gây tổn thương một cơ quan quan trọng nhất đó là cơ tim. Viêm cơ tim nhẹ có thể biểu hiện bất thường trên điện tâm đồ hoặc biến chứng nặng gây suy tim, đột tử.
- Tổn thương thần kinh: Không chỉ gây ảnh hưởng hệ thống hô hấp, độc tố bạch hầu có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh. Khi hệ thống dây thần kinh ở cổ họng, hầu bị tổn thương sẽ khiến người bệnh khó nuốt, khó nói, tay chân bị tê liệt…
Chẩn đoán bệnh bạch hầu như thế nào?
Ngoài những triệu chứng dễ nhầm lẫn với viêm họng, amidan…thì người bệnh bạch hầu nên đi khám để chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số hạng mục khám như:
- Xét nghiệm dịch nhầy ở họng, mũi, giả mạc vị trí viêm.
- Nhuộm soi vi khuẩn dưới kính hiển vi.
- Nhuộm Albert.
- Kỹ thuật nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn bạch hầu, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
Hiện nay, biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là tiêm vacxin bạch hầu. Có nhiều loại vắc xin như 3 trong 1, 4 trong 1, thậm chí 6 trong 1 giúp phòng ngừa 6 loại bệnh truyền nhiễm cho trẻ em.
Một số loại vắc xin được tiêm cho trẻ em như:
- Vắc xin 4 trong 1 giúp phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt (tiêm khi trẻ 4-6 tuổi).
- Vắc xin 5 trong 1 giúp phòng ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, hib, viêm gan B (tiêm khi trẻ 2-4 tháng tuổi).
- Vắc xini 6 trong 1 giúp phòng ngừa bệnh bạch cầu, ho gà, uốn ván, hib, viêm gan bê, bại liệt (tiêm khi trẻ 2-4 tháng tuổi và trẻ 12-18 tháng tuổi).
Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh bạch hầu thì chúng ta cần sống trong môi trường sạch sẽ, tránh ẩm thấp. Tập thói quen che tay khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ khi đi vệ sinh. Tuyên truyền người dân về chiến dịch tiêm phòng toàn dân, hãy tiêm đầy đủ các mũi tiêm theo khuyến cáo Bộ Y tế.
Trên đây là giải đáp thắc mắc bạch hầu là bệnh gì, triệu chứng, biến chứng cũng như cách phòng ngừa bệnh. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh bạch hầu – bệnh nhiễm trùng ở nhóm bệnh có mức độ nguy hiểm rất cao nhé.
Nguồn tham khảo khoa học:
- Mayo Clinic Staff. (2016). Diphtheria.
mayoclinic.org/diseases-conditions/diphtheria/symptoms-causes/syc-20351897 - Weiss S, et al. (n.d.). Corynebacterium diphtheriae (diphtheria).
antimicrobe.org/b99.asp