Bệnh lậu: Triệu chứng, đường lây, dấu hiệu nhận biết
Bài viết có ích: 9750 lượt bình chọn
Bệnh lậu là gì? Bệnh lậu có nguy hiểm không? Đây là thông tin mà không phải ai cũng biết. Trong khi đó căn bệnh này rất dễ lây nhiễm qua đường tình dục và gây biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh lậu có nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào?
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu là một bệnh lây nhiễm thông qua đường tình dục, gây bệnh là vi khuẩn song cầu lậu có tên là Gonococcus hoặc Neisseria Gonorrhoeae . Bất cứ ai thực hiện quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh, nhưng chủ yếu là nam và nữ giới từ 15 đến 24 tuổi.
Bệnh lậu không đe dọa đến tính mạng ngay, nhưng lại gây ra những hệ lụy đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Ngoài những ảnh hưởng về tâm lý, người bệnh phải chịu những khó chịu do căn bệnh gây ra. Nghiêm trọng hơn nó còn gây biến chứng đến sức khỏe sinh sản.
Các dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh lậu
Vi khuẩn lậu có thời gian ủ bệnh khá ngắn từ 3-5 ngày, nhưng cũng có thời gian ủ bệnh dài ngày hơn do hệ miễn dịch khỏe mạnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể 3-5 ngày, các dấu hiệu đầu tiên của bệnh sẽ xuất hiện. Phát hiện bệnh lậu sớm là tốt nhất để phòng ngừa nguy hiểm mà căn bệnh này có thể gây ra.
Cụ thể triệu chứng lậu ở nam và nữ giới như sau:
Dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới rất dễ nhận biết. 90% các trường hợp nam giới nhiễm bệnh có biểu hiện rõ ràng. Chỉ có khoảng 10% khó nhận biết hơn hơn.
- Dương vật chảy mủ vào buổi sáng, mủ có có màu xanh hoặc vàng
- Đi tiểu đau buốt, nóng rát niệu
- Ngứa dọc niệu đạo khi tiểu tiện, cảm giác đi tiểu rất đau đớn, xót, rát…
- Niệu đạo sưng đỏ và đau: khi bệnh càng nặng, triệu chứng này càng dễ nhận biết.
- Biến chứng bệnh viêm mào tinh hoàn: đây là biến chứng xảy ra khi bệnh lậu không được lây lan và điều trị sang các cơ quan xung quanh.
- Đau khi xuất tinh ra máu và quan hệ: Việc này ảnh hưởng nhiều đến đời sống tình dục của nam giới.
Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới
So với nam giới, dấu hiệu nhận biết bệnh lậu ở nữ giới thường không rõ ràng và khó nhận biết hơn. Có đến 80% các trường hợp nữ giới mắc bệnh lậu không có triệu chứng rõ ràng. Ngoài ra các triệu chứng này còn dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Cụ thể bệnh lậu ở nữ giới có những biểu hiện sau:
- Ra nhiều mùi tanh hôi khó chịu, khí hư màu vàng xanh, vàng nhạt: Đây là triệu chứng phổ biến của các bệnh lý phụ khoa khiến nhiều chị em nhầm lẫn.
- Đi tiểu nóng rát, và cũng tiểu nhiều lần
- Thường bị đau lưng, đau vùng chậu
- Đau khi quan hệ tình dục
- Khi bị nhiễm trùng nặng có thể bị sốt
- Soi tử cung thấy phù nề, chảy máu
- Chảy máu khi quan hệ tình dục
- Các biểu hiện khác như: mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ…
Một số dấu hiệu bệnh lậu ở cả nam và nữ giới như sau:
Bệnh lậu xuất hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục, tuy nhiên nó cũng có thể phát bệnh ở miệng và hậu môn. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do người bệnh quan hệ qua đường miệng hay hậu môn.
- Biểu hiện bệnh lậu ở miệng: Người bệnh có triệu chứng đau họng, amidan sưng đỏ và viêm amidan, hơi thở có mùi hôi. Các dấu hiệu này giống với bệnh viêm amidan khiến nhiều người nhầm lẫn và chủ quan trong việc điều trị.
- Bệnh lậu ở hậu môn: Hậu môn tiết dịch ngứa ngáy, khó chịu đồng thời người bệnh bị chảy máu khi đi đại tiện.
- Bệnh lậu ở mắt: Thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Trẻ bị lây nhiễm bệnh lậu từ mẹ trong sinh thường và bị dính dịch ở cổ tử cung và âm đạo cả người mẹ. Bệnh lậu ở mắt của trẻ sơ sinh thường dẫn đến biến chứng viêm kết mạc, viêm giác mạc, mắt sưng phù nề. Tình trạng này rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa.
Nguyên nhân gây bệnh lậu
Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh lậu là vi khuẩn gram âm Neisseriagonorrhoeae. Vi khuẩn này lây từ người này qua người khác qua việc quan hệ tình dục không an toàn là chính. Nhưng những người không quan hệ tình dục vẫn có thể có nguy cơ mắc bệnh.
Cụ thể những con đường lây nhiễm căn bệnh lập bao gồm:
Lây truyền qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn chiếm 90% nguyên nhân gây bệnh lậu. Tất cả các hình thức quan hệ bằng miệng, qua hậu môn hay qua âm đạo đều có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy bất cứ ai có quan hệ tình dục không an toàn đều có thể mắc phải căn bệnh này. Những người có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục bừa bãi sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.
Trong đó khi quan hệ tình dục không an toàn tỷ lệ nam giới bị mắc bệnh là 20 đến 25%, nữ giới là 65 đến 80%. Như vậy có thể thấy nữ giới dễ bị lây lan bệnh lậu hơn so với nam giới.
Nguyên nhân gây bệnh lậu do truyền từ mẹ sang con
Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn cho cả thai nhi. Bệnh lậu lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh thường. Thai nhi đi ra ngoài theo đường âm đạo sẽ tiếp xúc với dịch ở âm đạo vào cổ tử cung của người mẹ. Do đó, trẻ sẽ bị nhiễm vi khuẩn lậu và thường là ở mắt. Biến chứng mà trẻ gặp phải là viêm giác mạc, viêm kết mạc và dẫn đến mù lòa.
Lây truyền gián tiếp (tỉ lệ rất thấp)
Ngoài ra bệnh lậu cũng có thể lây qua việc tiếp xúc gián tiếp. Như là sử dụng chung các vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm, khăn mặt. Tuy nhiên nguyên nhân này ít gặp hơn vì vi khuẩn lậu rất khó sống sót lâu ngoài môi trường.
Đối tượng nguy cơ bệnh lậu
Dựa theo con đường lây nhiễm bệnh lậu thì những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh:
- Người có nhiều bạn tình quan hệ tình dục bừa bãi
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Đã từng mắc nhiều bệnh xã hội khác
- Người trong độ tuổi từ 15 đến 24 có quan hệ tình dục, nhất là có đời sống tình dục phóng khoáng.
- Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh lậu cao hơn nam giới, khi quan hệ tình dục không an toàn.
Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh lậu
Dấu hiệu điển hình để nhận biết bệnh lậu là hiện tượng tiểu buốt và tiểu ra mủ. Vì vậy khi có những biểu hiện nào này bạn nên nghĩ đến đến khả năng bị mắc bệnh lậu và nên đi khám sớm.
Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ khám lâm sàng để đưa ra chẩn đoán ban đầu. Nếu nghi ngờ các dấu hiệu của bệnh lậu, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm chuyên sâu để xác định chính xác nhất.
Cụ thể một số các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lậu hiện nay bao gồm:
-
Nhuộm Gram:
Đây là phương pháp sử dụng một loại thuốc nhuộm đặc biệt để nhuộm các loại vi khuẩn. Sau đó bác sĩ sẽ quan sát với kính hiển vi để xác định sự có mặt của vi khuẩn lậu. Người bệnh sẽ xét nghiệm dịch niệu đạo hoặc nước tiểu đầu dòng để xét nghiệm. Phương pháp này khá chính xác với nam giới hơn nữ giới.
-
Nuôi cấy vi khuẩn:
Đây là phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm sau đó nuôi cấy trong môi trường thích hợp. Phương pháp này cho kết quả xét nghiệm có độ chính xác cao. Nó cũng xác định được vi khuẩn lậu ở hậu môn, cổ họng, trực tràng. Tuy nhiên thời gian xét nghiệm phải mất 5 đến 7 ngày.
Cách điều trị bệnh lậu ở nam giới và nữ giới
Nhiều người bệnh biết rằng lậu là một bệnh xã hội nguy hiểm, vì vậy họ rất lo lắng không biết bệnh lậu có chữa khỏi được không. Nếu bạn cũng đang có băn khoăn này thì không nên chần chừ mà cần đi điều trị sớm. Bởi bệnh lậu ở giai đoạn đầu có thể được điều trị tốt bằng thuốc kháng sinh. Khi bệnh lậu phát triển nặng hơn, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và phải áp dụng nhiều phương pháp hiện đại với chi phí tốn kém hơn.
Cụ thể các cách điều trị bệnh lậu hiện nay bao gồm:
Cách chữa bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh điều trị bệnh lậu có cả dạng uống và dạng tiêm. Thông thường nếu bệnh nhẹ người bệnh chỉ cần uống thuốc. Còn khi bệnh đã phát triển nặng thì phải tiêm tĩnh mạch. Liệu trình sử dụng thuốc sẽ tùy vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân.
Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, tái phát nhiều lần sẽ phải điều trị kháng sinh liều cao trong thời gian dài.
Lưu ý người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị khi chưa được thăm khám. Khi sử dụng thuốc kháng sinh không đúng không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn có thể khiến tình trạng bệnh thêm tồi tệ.
Bệnh lậu có nguy hiểm không?
Trước hết có thể khẳng định rằng: lậu là bệnh xã hội nguy hiểm hiện nay. Căn bệnh này gây ra nhiều tác hại với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Những biến chứng mà người bệnh gặp phải có thể rất nặng nề như sau:
-
Gây viêm nhiễm sinh dục:
Bệnh lậu khiến cơ quan sinh dục dễ bị vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh tấn công. Người bệnh thường bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Nữ giới thì bị viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu và nguy hiểm hơn và viêm vòi trứng, viêm buồng trứng. Còn nam giới thì bị viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt.
-
Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống:
Người bệnh luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti vì mang trong mình căn bệnh xã hội. Đặc biệt họ rất tự ti và lo lắng khi quan hệ với bạn tình.
- Ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục:
Bệnh lậu gây ra có chịu đau đớn khiến người bệnh không còn thiết tha với đời sống tình dục. Về lâu dài điều này có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
-
Vô sinh hiếm muộn
Bệnh lậu có thể gây ra những biến chứng viêm nhiễm sinh dục nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ở nữ giới là bệnh viêm buồng trứng, ở nam giới là bệnh viêm tinh hoàn, viêm mào tinh. Những bệnh lý này đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và gây ra nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
Cách phòng ngừa bệnh lậu
Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh lành các phương pháp sau:
- Quan hệ tình dục an toàn: Thực hiện chế độ một vợ một chồng, quan hệ với một tình bạn tình duy nhất. Khi thay đổi bạn tình, bạn nên sử dụng bao cao su. Tránh quan hệ tình dục bằng miệng nếu không sử dụng bao cao su.
- Không sử dụng vật dụng cá nhân đặc biệt là quần lót với người khác. Khi sử dụng các nhà vệ sinh, nhà tắm nơi nơi công cộng như khách sạn, nhà nghỉ cần phải cẩn trọng.
- Khám sức khỏe định kỳ: Khám định kỳ 6 tháng – 1 năm/ một lần để kịp thời phát hiện những bệnh xã hội tiềm ẩn.
- Khám sức khỏe trước khi mang thai và theo dõi trong suốt thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
- Thực hiện lối sống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh trái cây, sinh hoạt đều đặn, tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng để chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Trên đây là những thông tin về bệnh lậu chia sẻ với bạn đọc. Những kiến thức này rất cần thiết với tất cả mọi người khi bước vào độ tuổi quan hệ tình dục. Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, cách nhận bệnh lậu, cách điều trị và phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Nguồn khoa học tham khảo:
- Kumar, P. (2012). Gonorrhoea presenting as red eye: Rare case.
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3326851 - Nudel K, et al. (2018). Transcriptome analysis of Neisseria gonorrhoeae during natural infection reveals differential expression of antibiotic resistance determinants between men and women.
msphere.asm.org/content/3/3/e00312-18