Chỉ số PSA
Bài viết có ích: 9750 lượt bình chọn
Chỉ số PSA là gì. Xét nghiệm PSA có giúp phát hiện ung thư tiền liệt tuyến hay không. Ý nghĩa của chỉ số PSA?.
Tất cả những băn khoăn lo lắng này sẽ được bài viết dưới đây giải đáp một cách cụ thể và chi tiết. Nếu các bạn đang quan tâm đến vấn đề này, xin đừng bỏ qua nội dung bài viết nhé!
Chỉ số PSA là gì?
Chỉ số PSA có tên tiếng anh là Prostate- specific Antigen. Đây là một loại kháng nguyên đặc hiệu đã được mã hóa bởi gen KLK3. Đồng thời nó còn được sản sinh bởi các mô tuyến tiền liệt lành tính hay ung thư ác tính.
Chỉ số PSA bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 30.000- 34.000 dalton.
Phần lớn PSA được tìm thấy trong tinh dịch là chủ yếu. Còn một lượng nhỏ không đáng kể là lẫn ở trong máu.
So với các mô tuyến tiền liệt lành tính thì các mô tế bào ác tính của tuyến tiền liệt sẽ tiết ra PSA nhiều hơn. Khi chỉ số của PSA cao hơn hay thấp hơn chỉ số bình thường là 30.000- 34.000 điều đó chứng tỏ tuyến tiền liệt đang bị rối loạn một cách bất thường.
Khi nào cần phải tiến hành làm xét nghiệm PSA
PSA không bắt buộc mọi người phải làm. Nếu bạn có điều kiện, bạn muốn thăm khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe cho mình. Bạn có thể tiến hành làm xét nghiệm PSA. Tuy nhiên, các đối tượng dưới đây thì phải bắt buộc làm xét nghiệm PSA:
- Nam giới từ 50 tuổi trở lên: làm xét nghiệm để sàng lọc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
- Người có gia đình có tiền sử bị ung thư tuyến tiền liệt
- Người đang điều trị ung thư tiền liệt tuyến
Ý nghĩa của chỉ số PSA
Bình thường chỉ số PSA trong ở người khỏe mạnh sẽ rất thấp, thường dưới 4 ng/ml. Tuy nhiên nếu như chỉ số PSA có trong máu lại cao hơn 4 ng/ml. Điều đó cho thấy sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Cụ thể là cơ quan tuyến tiền liệt. Bởi càng lớn tuổi, kích thước của tuyến tiền liệt sẽ ngày một tăng cao. Các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số PSA để nắm bắt tình trạng sức khỏe của bạn:
- Nếu chỉ số PSA trong máu tăng cao, vượt quá 4ng/ml, độ đặc hiệu khoảng 91 %; độ nhạy cảm giao động 21 %. Điều đó cho thấy bạn có thể bị ung thư tuyến tiền liệt.
- Tốc độ PSA
Trường hợp tốc độ PSA có trong máu hàng năm tăng cao hơn so với bình thường, từ 0,75 ng/ml/năm. Nguy cơ bạn bị mắc ung thư tuyến tiền liệt cùng với các bệnh như phì đại tuyến tiền liệt lành tính; viêm tuyến tiền liệt… cao hơn so với người có tóc độ tăng PSA hàng năm nằm trong khoảng 0,75 ng/ml/năm.
Còn nếu tốc độ tăng của PSA lại thấp hơn 0,75 ng/ml/năm. Điều đó cho thấy bạn bị mắc bệnh tuyến tiền liệt lành tính.
Tuy nhiên, theo như các bác sĩ chuyên khoa thì việc xác định chỉ số PSA tự do hay PSA toàn phần sẽ giúp chẩn đoán và phân biệt chính xác đối với những trường hợp người bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
Trường hợp chỉ số PSA toàn phần tăng từ 4-10 ng/ml, chỉ số PSA tự do/ PSA toàn phần nhỏ hơn 0,15 thì việc chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt sẽ đạt hiệu quả khoảng 85 % độ nhạy cảm và 56,5 % độ đặc hiệu.
Thực tế hiện nay, có đến 23% bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt có tỷ số PSA tự do/ PSA toàn phần nằm trong khoảng 0,15- 0,19. Và có đến 9% bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến có chỉ số PSA tự do/ PSA toàn phần lớn hơn hay bằng 0,20.
Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Cũng như phòng ngừa nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến. Các chuyên gia thường khuyến cáo nam giới, nhất là những người có độ tuổi từ 50 trở lên nên tiến hành làm xét nghiệm PSA.
Xét nghiệm PSA có giúp phát hiện ung thư tiền liệt tuyến hay không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì xét nghiệm PSA là một trong những phương pháp giúp các bạn phát hiện sớm ra căn bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
Thông qua hình thức xét nghiệm. Bác sĩ sẽ nắm bắt được nồng độ PSA có trong máu, cũng như tỷ lệ chênh lệch giữa chỉ số PSA tự do và PSA toàn phần. Dựa vào kết quả, nếu như bị bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để lựa chọn ra phương pháp điều tị phù hợp. Cũng như theo dõi sự phát triển của khối u.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chỉ số PSA. Mong rằng sẽ hữu ích cho các bạn, nhất là những người cs người nhà bị ung thư tiền liệt tuyến.
Ung thư tiền liệt tuyến là bệnh lý nguy hiểm. Do đó, để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Ngoài việc thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và chất lượng. Các bạn cũng nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi bản thân có các dấu hiệu bất thường. Tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà bằng bất cứ phương pháp nào. Chúc các bạn sức khỏe!