Bệnh Chlamydia là gì kiến thức sức khỏe quan trọng cần nắm rõ
Bài viết có ích: 9750 lượt bình chọn
Chlamydia là một căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục gây nhiều nguy hiểm cho cả nam giới và nữ giới. Việc nhận biết triệu chứng của bệnh Chlamydia là điều vô cùng quan trọng, giúp người bệnh phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vì vậy, Bài viết này sẽ được Bác sĩ Chuyên khoa chia sẻ kỹ về các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Chlamydia.
Bài viết được tham vấn chuyên môn với Tiến sĩ – Bác sĩ Lê Văn Hốt chuyên khoa II Nam học – Ngoại tiết niệu Phòng khám đa khoa Quốc Tế Hà Nội.
Chlamydia là bệnh gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu dấu hiệu – triệu chứng của chlamydia, chúng ta cần phải biết đây là bệnh gì? Bệnh Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh lây truyền qua các hình thức tiếp xúc tình dục như quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ qua đường miệng hoặc hậu môn. Chlamydia là bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt nhiều ở nhóm tuổi trẻ, xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới.
Ngoài ra, bệnh chlamydia còn có thể lây truyền khi bạn sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh, hoặc bệnh lây truyền từ mẹ sang con. Triệu chứng của bệnh chlamydia thường không rõ ràng hoặc không xuất hiện, gây khó khăn cho việc chẩn đoán lâm sàng.
Chlamydia có thể điều trị khỏi nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, nếu điều trị muộn, áp dụng sai phương pháp, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường: Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm phúc mạc ở nữ giới, vô sinh ở nam giới hoặc nữ giới, viêm khớp,…
- Đối với nữ giới: Người bệnh có thể bị vô sinh; mang thai ngoài tử cung. Nếu đang mang thai, chị em có thể bị sảy thai.
- Ở nam giới: Ung thư dương vật là biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh có thể gây ra. Sức khỏe, tính mạng của người bệnh đều bị ảnh hưởng.
Có thể kết luận rằng Chlamydia là một bệnh nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Việc phát hiện bệnh sớm thông qua nhận biết triệu chứng là rất quan trọng. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc Chlamydia, hãy đi thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Để chẩn đoán bệnh Chlamydia, các phương pháp thường được sử dụng là xét nghiệm dịch tiết từ bộ phận sinh dục, xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm thức ăn còn thừa lại trên quần áo hoặc vật dụng cá nhân. Để phòng ngừa bệnh Chlamydia, cần thực hiện quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng đồ bảo hộ và không quan hệ tình dục bừa bãi. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe sinh sản và chẩn đoán kịp thời nếu cơ thể có triệu chứng bất thường.
6 Dấu hiệu – triệu chứng nhận biết bệnh Chlamydia
Triệu chứng của bệnh Chlamydia thường không rõ ràng hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh khác(Chlamydia thường bị nhầm lẫn với bệnh lậu do thời gian ủ bệnh cũng như dấu hiệu của bệnh lại khá giống với bệnh lậu), dẫn đến việc bệnh nhân không nhận ra mình đang mắc bệnh. Theo các chuyên gia về bệnh xã hội, khi bị mắc Chlamydia, người bệnh thường có các dấu hiệu- triệu chứng cụ thể dưới đây:
- Vùng kín chảy dịch bất thường
Tại cơ quan sinh dục của người bệnh, sẽ có sự bất thường trong việc tiết dịch. Ở nam giới, có chảy dịch ở lỗ niệu đạo đau hoặc khó chịu khi đàn ông tiểu, ra dịch màu trắng hoặc vàng từ dương vật, đau khi xuất tinh, đau hoặc khó chịu ở hậu môn.
Trong khi đó ở nữ giới, dịch sẽ tiết ra từ âm đạo. Dịch thường có màu trắng đục giống như sữa và thường tiết ra nhiều vào buổi sáng. Đau buốt hoặc khó chịu khi đàn ông đưa dương vật vào bên trong âm đạo(để thực hiện hành vi tình dục), ra dịch âm đạo có mùi hôi, ra máu nhiều khi có kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục, đau bụng dưới, đau khi tiểu, ra dịch âm đạo nhiều, có mùi hôi, ngứa âm đạo.
- Bị nóng rát mỗi lần đi tiểu
Bệnh Chlamydia có thể gây tổn thương đường tiết niệu của người bệnh, khiến cho mỗi lần đi tiểu đều gây ra cảm giác rát, buốt. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể cảm thấy khó chịu, đau đớn trong vùng bụng dưới hoặc xung quanh cơ quan sinh dục. Nếu không được điều trị kịp thời, Chlamydia có thể lan sang các cơ quan khác như tử cung, buồng trứng, hoặc tinh hoàn, gây ra những tổn thương nghiêm trọng và các biến chứng khó khắc phục.
- Vùng kín bị ngứa
Khi bị nhiễm Chlamydia, dịch tiết tăng nhiều gây ra tình trạng ẩm ướt liên tục trong vùng kín. Điều này tạo ra một môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như nấm và vi khuẩn, để xâm nhập và gây ra các bệnh viêm nhiễm khác. Ngoài ra, người bệnh còn bị khó chịu vì vùng kín bị ngứa ngáy, gây ra sự bất tiện và khó chịu trong cuộc sống hàng ngày.
- Bị đau trực tràng
Triệu chứng thứ 4 trong số 6 triệu chứng của bệnh Chlamydia là đau trực tràng, đặc biệt thường xảy ra ở nam giới. Ngoài đau trực tràng, người bệnh còn có thể bị chảy máu ở hậu môn, sa hậu môn, sưng tấy đỏ xung quanh hậu môn và đau hai bên tinh hoàn. Tất cả những triệu chứng này đều gây ra rất nhiều khó chịu và bất tiện cho người bệnh.
- Cổ họng bị đau sưng và rát
Theo nghiên cứu, nếu bạn tiếp xúc tình dục với người bị nhiễm Chlamydia thông qua đường miệng, tỷ lệ nhiễm bệnh lên đến 99%. Nếu bị nhiễm Chlamydia, bạn có thể bị đau và khó chịu ở vòm họng, thậm chí có thể xuất hiện mủ.
- Vùng thắt lưng và xương chậu bị đau
Vùng thắt lưng và xương chậu bị đau là dấu hiệu điển hình ở nữ giới khi bị Chlamydia. Do là bệnh lấy truyền chính qua đường tình dục. Vì thế bị nhiễm khuẩn, chúng sẽ nhanh chóng lây lan từ cơ quan này sang cơ quan khác. Khiến các cơ quan này bị tổn thương, nhất là vùng xương chậu. Cho nên người bệnh thường xuyên có cảm giác bị đau ở thắt lưng cũng như đau vùng xương chậu.
Làm thế nào để phát hiện ra bệnh Chlamydia chính xác nhất?
Vốn dĩ Chlamydia ở giai đoạn đầu không có dấu hiệu. Vì thế, người bệnh thường không phát hiện ra bệnh sớm. Khi bản thân có triệu chứng thường là bệnh đã ở mức độ nặng.
Vì thế, để biết chính xác bản thân có bị mắc bệnh Chlamydia hay không. Ngay khi có quan hệ tình dục không an toàn từ 5- 7 ngày các bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tiến hành thăm khám cũng như làm các xét nghiệm. Hiện Chlamydia đang được làm xét nghiệm bằng các cách sau:
- Nuôi cấy phân lập
Đây là loại hình xét nghiệm cho hiệu quả khá là cao. Thường là sau 24- 48h các bác sĩ sẽ xác định chính xác trong cơ thể của bạn có chứa Chlamydia hay không.
- Kháng thể hình quang trực tiếp
Thông qua kháng thể đơn dòng có độ nhạy không cao bác sĩ sẽ phát hiện ra kháng nguyên Chlamydia.
- Xét nghiệm bằng phương pháp miễn dịch gắn men
Thông qua phương thức xét nghiệm nay, Chlamydia có trong máu của người bệnh sẽ được phát hiện sớm.
- Xét nghiệm theo hình thức phản ứng chuỗi PCR, LCR, TMA
Bác sĩ sẽ lấy dịch từ cổ tử cung; niệu đạo; nước tiểu để làm xét nghiệm. Loại hình xét nghiệm này cho hiệu quả tương đối cao.
Thông qua từng loiaj hình xét nghiệm. Các bác sĩ sẽ xác định chính xác bạn có bị mắc bệnh hay không. Bệnh đang ở giai đoạn nào. Thông qua đây, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn.
Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị. Trước tiên người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý tới chế độ sinh hoạt hàng ngày như: Ăn uống; sinh hoạt; vệ sinh vùng kín; quan hệ tình dục an toàn và chung thủy.
Điều trị bệnh Chlamydia
Điều trị bệnh Chlamydia thường được thực hiện bằng cách sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, việc điều trị phải được thực hiện đúng cách và đầy đủ để đảm bảo hiệu quả. Người bệnh nên tham khảo tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ các loại thuốc nào. Thông tin về các loại thuốc và cách sử dụng tại đây chỉ mang tính tham khảo do tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ phù hợp khác nhau. Các loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị bệnh Chlamydia bao gồm:
Azithromycin: là loại kháng sinh được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong việc điều trị bệnh Chlamydia. Liều lượng thường được sử dụng là 1g trong một lần uống duy nhất.
Doxycycline: là loại kháng sinh khác được sử dụng để điều trị bệnh Chlamydia. Liều lượng thường được sử dụng là 100mg hai lần một ngày trong vòng 7 ngày.
Erythromycin: là loại kháng sinh dành cho những người không thể sử dụng Azithromycin hoặc Doxycycline. Liều lượng thường được sử dụng là 500mg bốn lần một ngày trong vòng 7 ngày.
Thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về việc điều trị bệnh và kiểm tra lại sau khi kết thúc liệu trình để đảm bảo bệnh đã được điều trị hết và không tái phát.
Có phòng ngừa được bệnh Chlamydia hay không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội địa chỉ khám bệnh xã hội uy tín nhất: Bệnh Chlamydia hoàn toàn có thể phòng tránh được. Chỉ cần người bệnh áp dụng các phương pháp sau:
- Quan hệ tình dục an toàn và chung thủy tránh có nhiều bạn tình, sử dụng bao cao su đúng cách
- Trong thời kỳ đang bị mắc bệnh, tuyệt đối không nên quan hệ, tránh bệnh nặng thêm cũng như phòng nguy cơ bệnh lây chéo sang cho bạn tình
- Trong thời gian điều trị, nên kết hợp khám và điều trị cho cả bạn tình
- Thăm khám sức khỏe nam khoa – phụ khoa định kỳ và thường xuyên. Riêng với nữ giới nên tiến hành tầm soát Chlamydia mỗi năm một lần.
Vậy là qua nội dung bài viết đọc giả đã nắm rõ được chính xác căn nguyên gây bệnh, con đường lây nhiễm triệu chứng cũng như giải pháp điều trị hiệu quả. Có thể thấy Chlamydia là bệnh khá nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh. Do đó, các bạn cần phải hiểu về bệnh. Từ đó, có biện pháp bảo vệ sức khỏe của mình được tốt nhất. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích cho mọi người. Chúc các bạn sức khỏe!