Đi tiểu buốt và có dịch mủ [Coi Chừng] đã mắc Bệnh Lậu
Bài viết có ích: 6423 lượt bình chọn
Đi tiểu buốt và có dịch mủ là dấu hiệu khá nghiêm trọng ở vùng kín. Nó cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đường tiết niệu, trong đó có thể bệnh lậu. Vậy cụ thể đi tiểu buốt và có dịch mủ do nguyên nhân nào gây ra? Cách điều trị vấn đề là như thế nào? Đây sẽ là nội dung được đề cập trong bài viết dưới đây!
Đi tiểu buốt có dịch mủ là gì?
Thông thường, nước tiểu có dạng lỏng có màu vàng nhạt và có mùi khai. Tất cả các trạng thái khác của nước tiểu như nước tiểu nặng mùi, có dịch mủ… đều cảnh báo vấn đề sức khỏe. Trong đó tình trạng đi tiểu buốt và có dịch mủ khiến nhiều người bệnh lo lắng.
Tiểu ra mủ là tình trạng nước tiểu có lẫn mủ với bạch cầu đa nhân. Nó khiến nước tiểu đục và có mùi hôi khó chịu. Tùy tình trạng bệnh của mỗi người mà nó có thể kèm theo tiểu ra máu.
Triệu chứng của tiểu buốt có dịch mủ
Có nhiều trường hợp bị tiểu ra mủ nhưng không có triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng kèm theo tình trạng này còn tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh.
Thông thường những người bị đi tiểu buốt và tiểu ra mủ sẽ có những biểu hiện sau:
- Đi tiểu nhiều, tiểu khó, tiểu buốt
- Nước tiểu đục và có lắng cặn
- Nước tiểu có mùi khó chịu
- Nước tiểu có thể lẫn máu
Nguyên nhân đi tiểu buốt có dịch mủ là do đâu?
Theo các chuyên gia, tiểu ra buốt ra dịch mủ là dấu hiệu của nhiều bệnh lý thuộc các bộ phận tiết niệu và sinh dục. Những nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng đi tiểu buốt tiểu ra mủ có thể là:
Bệnh viêm niệu đạo
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là bệnh viêm niệu đạo. Viêm niệu đạo do nhiều tác nhân gây ra như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Căn bệnh này có thể xuất phát từ việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn hoặc do mắc các bệnh lậu, loét hạ cam.
Bệnh viêm niệu đạo có các triệu chứng rất điển hình như:
- Tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra mủ
- Lỗ tiểu sưng đỏ
- Ngứa dọc niệu đạo
- Đôi khi có thể bị sốt hoặc đau lưng
- Có thể đi tiểu vẫn ra máu
Viêm niệu đạo không điều trị sẽ lây lan sang các bộ phận xung quanh. Nữ giới sẽ có nguy cơ lây nhiễm sang âm đạo, cổ tử cung còn nam giới sẽ lây nhiễm sang tuyến tiền liệt, túi tinh, tinh hoàn.
Viêm bàng quang
Nguyên nhân tiếp theo gây ra tình trạng đi tiểu buốt và có mủ là viêm bàng quang. Bàng quang là cơ quan của hệ tiết niệu, là nơi chứa nước tiểu trước khi chúng được thoát ra bên ngoài niệu đạo. Bị các loại vi khuẩn tấn công, trong đó chủ yếu là vi khuẩn E coli Chlamydia hay Mycoplasma là nguyên nhân gây ra viêm bàng quang.
Ngoài ra các thủ thuật ở đường tiết niệu như đặt ống thông tiểu, đặt thuốc chữa bệnh có thể làm bàng quang bị nhiễm khuẩn ngược dòng và dẫn đến viêm nhiễm.
Các biểu hiện của bệnh viêm bàng quang là:
- Đi tiểu nhiều lần, nhưng mỗi lần tiểu được rất ít
- Thường xuyên bị tiểu gấp
- Đi tiểu ra mủ
- Nước tiểu có mùi hôi khó chịu
- Khi bệnh nặng, người bệnh còn có thể mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, đau lưng, đau bụng dưới
Bệnh viêm bàng quang cần được chữa trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng viêm đài bể thận hoặc nhiễm khuẩn thận. Tình trạng nghiêm trọng, thận có thể bị tổn thương vĩnh viễn.
Sỏi bàng quang
Một bệnh lý rất nguy hiểm gây ra tình trạng đi tiểu buốt có mủ là sỏi bàng quang. Sỏi được hình thành do sự tích tụ của các khoáng chất trong bàng quang hoặc thận.
Căn bệnh này cũng gây ra các triệu chứng điển hình cho người bệnh đi tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có máu, có mủ và sạm màu. Ngoài ra, người bệnh cũng thường xuyên bị đau bụng dưới, ở nam giới bị đau dương vật.Viêm bàng quang cần được điều trị kịp thời, nếu không có thể biến chứng thành ung thư bàng quang.
Viêm nội mạc tử cung
Một nguyên nhân khác khiến nữ giới bị đi tiểu buốt có mủ là viêm nội mạc tử cung. Căn bệnh này gây ra bởi tình trạng các lớp mô xốp bên lòng tử cung bị viêm nhiễm. Nó thường là biến chứng do thực hiện các thủ thuật ngoại khoa ở tử cung không đảm bảo vệ sinh.
Căn bệnh này gây ra các triệu chứng như:
- Đi tiểu buốt, có máu trong nước tiểu
- Rối loạn kinh nguyệt, kỳ kinh dài hơn, máu kinh ra nhiều hơn
- Đau bụng dưới
- Đau khi quan hệ tình dục
Viêm hoặc áp xe tuyến tiền liệt
Riêng ở nam giới, tình trạng bị tiểu buốt ra mủ còn là dấu hiệu của bệnh viêm hoặc áp xe tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt nằm ở gần hệ thống tiết niệu và có vai trò sản xuất tinh trùng cũng như nuôi dưỡng tinh trùng. Viêm nhiễm từ hệ thống đường tiết niệu rất dễ lây lan sang tuyến tiền liệt.
Các triệu chứng của bệnh viêm tuyến tiền liệt là:
- Đau lưng, đau vùng sinh dục
- Rối loạn tiểu tiện
- Đi tiểu ra máu hoặc rau mủ
- Đau khi xuất tinh
Các bệnh tuyến tiền liệt cần điều trị kịp thời nếu không ổ áp xe có thể bị vỡ ra và gây nhiễm trùng khoang chậu. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Bệnh lậu
Bệnh lý cuối cùng gây ra tình trạng đi tiểu buốt có mủ là bệnh lậu. Đây là một bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục, do vi khuẩn song cầu lậu gây ra. Cả nam và nữ giới có quan hệ tình dục không an toàn nếu có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Tất cả các hình thức quan hệ quan theo đường âm đạo, đường miệng, đường hậu môn đều có nguy cơ mắc bệnh.
Lậu là bệnh xã hội rất nguy hiểm gây ra các triệu chứng như:
- Đi tiểu buốt và kèm theo mủ trắng
- Nam giới thường bị chảy mủ ở đầu dương vật vào sáng sớm
- Nữ giới bị ra nhiều có màu vàng xanh
Khi mắc bệnh lậu, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh xã hội khác, đặc biệt là HIV. Bệnh lậu cũng gây biến chứng nghiêm trọng và có thể khiến người bệnh bị vô sinh.
Ngoài những bệnh lý gây ra hiện tượng đi tiểu buốt có mủ ở trên thì còn có một số bệnh lý ít gặp hơn như lao thận, thật nhiều nang hoặc ung thư thận… Đây đều là các vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng và cần điều trị kịp thời.
Do đó, khi gặp phải tình trạng đi tiểu buốt ra mủ, bạn cần thăm khám sớm cũng như điều trị kịp thời.
Cách chữa đi tiểu buốt và có dịch mủ
Khi bị tiểu buốt và có mủ, người bệnh rất lo lắng không biết điều chế bằng phương pháp nào cho hiệu quả. Theo các chuyên gia y tế, đây là tình trạng nghiêm trọng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm đã kể trên. Do đó bạn không thể tự chữa trị tại nhà mà cần đến các cơ sở y tế thăm khám. Tại đây bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để xác định chính xác tình trạng bệnh. Dựa trên kết quả này, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Cụ thể các phương pháp điều trị tình trạng đi tiểu buốt ra dịch mủ là:
Nếu do các bệnh viêm nhiễm đường đường tiết niệu hoặc cơ quan sinh dục thì người bệnh sẽ được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm và giảm đau. Các loại thuốc này tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, ngăn không cho bệnh tái phát trở lại. Người bệnh cần thực hiện đúng liệu trình thì mới có hiệu quả tốt nhất.
Với bệnh lậu sẽ có quá trình điều trị rất phức tạp hơn, áp dụng các biện pháp nội khoa và ngoại khoa. Các phương pháp hiện đại sẽ kích hoạt miễn dịch để ngăn ngừa vi khuẩn lậu phát triển. Đây là phương pháp tối ưu để điều trị căn bệnh này cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.
Với một số bệnh lý khác, bác sĩ có thể áp dụng thêm cả các biện pháp đông y. Các bệnh lý mãn tính sẽ phải điều trị trong thời gian dài hơn. Nếu không có hiệu quả bác sĩ sẽ phải áp dụng biện pháp phẫu thuật.
Những lưu ý khi điều trị tiểu buốt có dịch mủ
Tiểu buốt có dịch mủ là triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh lý đường tiết niệu. Để điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần phải tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước và đặc biệt là kháng sinh và các loại thuốc chống viêm được chỉ định bởi bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân cần nghỉ ngơi đầy đủ, tránh tình trạng căng thẳng, lo âu và đặc biệt là đeo bảo vệ khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm.
- Tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, thực hiện đúng đủ liệu trình
- Không được bỏ dở thuốc hoặc chuyển sang các loại thuốc khác
- Không tự ý thay đổi phương pháp điều trị
- Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ trong thời gian điều trị
- Nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bệnh khỏi hẳn
- Xây dựng lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống thích hợp, luyện tập thể thao hợp lý để tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý là có nhiều người đi tiểu ra mủ nhưng không thể phát hiện bằng mắt thường. Bởi vậy nếu cảm thấy đi tiểu buốt, bạn cũng cần chú ý vào thăm khám kịp thời. Ngoài ra, nếu có điều kiện hãy đi khám sức khỏe định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm/ 1 lần. Việc này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra và phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn và có biện pháp phòng ngừa.
Phòng ngừa đi tiểu buốt có dịch mủ
Để ngăn ngừa tình trạng đi tiểu buốt ra dịch mủ, bạn hãy thực hiện các phương pháp dưới đây:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khô ráo. Tắm hàng ngày và thay quần lót thường xuyên để tránh vi khuẩn phát triển. Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm tẩy rửa hoặc xà phòng có chứa hóa chất mạnh hoặc nước hoa. Nên dùng sản phẩm vệ sinh phụ nữ có độ pH cân bằng tốt để duy trì sự khỏe mạnh của vùng kín.
- Giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh bằng cách ăn uống đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và tránh stress.
- Uống đủ nước mỗi ngày để hệ tiết niệu đào thải độc tố ra khỏi cơ thể
- Không nên nhịn tiểu vì điều này rất có hại cho bàng quang làm tăng nguy cơ viêm bàng quang.
- Quan hệ tình dục an toàn là cách để bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, trong đó có lậu gây tiểu buốt ra mủ
- Mặc đồ lót thích hợp, không mặc đồ ẩm ướt hoặc quá chặt
Trên đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu buốt có mủ và giải pháp điều trị triệt để và an toàn nhất. Nguyên nhân gây tình trạng tiểu buốt và ra dịch mủ có thể là do các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, bệnh xã hội lậu và các bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản như viêm tuyến tiền liệt. Vì vậy người bệnh tuyệt đối không được chủ quan trước tình trạng này. Ngay khi phát hiện triệu chứng này bạn hãy nhanh chóng đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.