Khám phụ khoa là làm những cái gì? Quy trình – Chi phí – 152 Xã Đàn

Bài viết có ích: 3574 lượt bình chọn

Rất nhiều nữ giới biết rằng nên đi khám phụ khoa thường xuyên, nhất là khi đã quan hệ tình dục hoặc đã sinh nở. Tuy nhiên không nhiều người hiểu khám phụ khoa là gì? Có đau không, nên đi khám khi nào? Quy trình khám gồm những xét nghiệm gì? …. Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Khám phụ khoa là gì?

Khám phụ khoa chính là khám cơ quan sinh dục của nữ giới bao gồm âm đạo, các cơ quan sinh dục bên trong như tử cung, buồng trứng…

Việc thăm khám phụ khoa sẽ giúp bác sĩ xác định các dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh sản, các bệnh lý gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục cũng như khả năng sinh con. Từ đây, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, để ngăn ngừa những biến chứng của các căn bệnh này.

khám phụ khoa là gì quy trình ra sao
khám phụ khoa là gì quy trình ra sao

Lợi ích của việc khám phụ khoa

Khám phụ khoa không phải là chỉ có bệnh mới đi khám. Việc khám sức khỏe vùng kín giúp chị em phát hiện được các bệnh lý tiềm ẩn chưa có triệu chứng ngay. Việc này giúp bác sĩ điều trị sớm và ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm.

Cụ thể những lợi ích khi đi khám phụ khoa là:

  • Biết được sức khỏe tổng quát và khả năng sinh sản của mình.
  • Phát hiện các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. thông qua các dấu hiệu như khí hư ra nhiều, khí hư có mùi hôi, mọc mụn bất thường hoặc kinh nguyệt không đều
  • Điều trị sớm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa để ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc gây ra biến chứng.
  • Được bác sĩ tư vấn cách phòng tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hoặc các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
  • Cách tránh thai an toàn và chăm sóc vùng kín đúng cách
  • Phát hiện những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản thậm chí là tính mạng như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng. Các bệnh lý này thường có triệu chứng tiềm ẩn, mà nếu không thăm khám thì sẽ không thể phát hiện đường.

Mặc dù có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên nhiều phụ nữ vẫn e ngại trong việc thăm khám sức khỏe phụ khoa. Các chị em thường đợi đến khi có bệnh mới đi khám khiến tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa ngày càng tăng cao.

Khám sản phụ khoa là khám những cái gì?

Rất nhiều nữ giới quan tâm khám phụ khoa là khám những gì? Đây là dịch vụ khám kiểm tra bộ phận sinh dục bên ngoài và bên trong ở nữ giới.

Trước tiên, bác sĩ sẽ khám bên ngoài vùng kín để xác định các dấu hiệu viêm nhiễm (nếu có).

Tiếp theo, bác sĩ siêu âm ổ bụng để phát triển các bệnh lý ở cơ quan sinh sản. Chỉ có siêu âm mới phát hiện được các bệnh lý tử cung, vòi trứng buồng trứng và ống dẫn trứng.

Tiếp theo, các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm để xác định các bệnh lý khác

Các xét nghiệm cần thực hiện bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm ổ bụng, …

Để xác định bệnh lý đặc trưng như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ thì cần phải làm xét nghiệm sàng lọc ung thư bao gồm:

  • Sinh thiết cổ tử cung
  • Xét nghiệm PAP

Quy trình khám phụ khoa không đau an toàn

Thông thường, khám phụ khoa ở nữ giới sẽ được tiến hành theo quy trình như sau:

Bước 1: Thu thập thông tin về tình trạng bệnh lý của người bệnh

Trước khi tiến hành thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi thông tin cá nhân, tình trạng bệnh lý để đưa ra biện pháp chẩn đoán thích hợp. Những thông tin này cũng giúp bác sĩ có những chẩn đoán ban đầu về tình trạng bệnh.

Một số câu hỏi thường gặp như:

  • Kinh nguyệt có đều không?
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao nhiêu ngày?
  • Đã có quan hệ tình dục hay chưa?
  • Biểu hiện bất thường ở vùng kín là gì?
  • Đã sinh con chưa sinh thường hay sinh mổ
  • Đã từng phá thai chưa?
  • Đang dùng biện pháp tránh thai nào?

Những thông tin này có thể rất tế nhị. Nhưng bạn nên chia sẻ trung thực với bác sĩ để bác sĩ có cơ sở chẩn đoán, cũng như đưa ra phương pháp xét nghiệm thích hợp. Tất cả bệnh nhân đến khám phụ khoa đều phải trả lời những câu hỏi này, do đó bạn không cần phải ngại gì cả.

Bước 2: Khám vùng bụng

Bác sĩ ấn nhẹ vào bụng để kiểm tra phần nào có thể gây đau. Nếu chị em cảm thấy đau ở vùng nào thì bác sĩ sẽ kiểm tra sâu thêm. Động tác này nhằm mục đích kiểm tra kích thước, vị trí của tử cung. Đây là cơ sở để bác sĩ kết luận có khối u bất thường bên trong tử cung hay không. Tuy nhiên để xác định chính xác điều này thì bác sĩ sẽ cần kiểm tra sâu hơn.

Bước 3: Khám âm đạo

Để xác định chính xác các bệnh lý phụ khoa cũng như các bất thường trong cơ quan sinh sản, bác sĩ cần khám âm đạo cả bên trong và bên ngoài.

  • Khám bên ngoài bộ phận sinh dục

Ngoài bộ phận sinh dục chính là âm đạo, âm hộ, môi lớn và môi bé. Tại đây, bác sĩ sẽ phát hiện được những dấu hiệu bất thường như ngứa ngáy, sưng tấy, mọc mụn bất thường.

  • Khám bên trong bộ phận sinh dục

Đề kiểm tra sâu trong tử cung, bác sĩ sẽ cần đưa ống siêu âm đầu dò vào thông qua âm đạo. Bác sĩ sẽ quan sát được toàn bộ cổ tử cung để xác định viêm nhiễm (nếu có). Đồng thời, bác sĩ cũng lấy mẫu dịch ở âm đạo vào cổ tử cung để xét nghiệm.

Phương pháp khám bằng mỏ vịt chỉ  áp dụng với những nữ giới đã có quan hệ tình dục. Con nữ giới chưa quan hệ tình dục thì sẽ được siêu âm qua ổ bụng. Việc siêu âm này không lấy được mẫu dịch ở cổ tử cung nhưng xác định chính xác những khối u trong tử cung (nếu có).

Bước 4: Xét nghiệm dịch âm đạo

Sau khi có dịch âm đạo, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm để phát hiện các tác nhân gây bệnh như: nấm, trùng roi, tạp khuẩn hay virus. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm khác như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

Bước 5: Tư vấn phương pháp điều trị

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ kết luận về tình trạng bệnh và đưa ra tư vấn phương pháp điều trị. Tùy từng bệnh lý mà người bệnh có thể điều trị nội khoa bằng thuốc tại nhà hoặc phải áp dụng các biện pháp ngoại khoa tại cơ sở y tế. Hết thời gian điều trị, người bệnh cũng cần tái khám để xác định xem bệnh đã khỏi hoàn toàn hay chưa.

Những điều chị em cần lưu ý khi đi khám PK
Những điều chị em cần lưu ý khi đi khám PK

Những lưu ý khi đi khám phụ khoa

Khám phụ khoa là việc cần thiết đối với nữ giới để kiểm tra cũng như chăm sóc sức khỏe sinh sản. Khi khám chị em cần lưu ý một số điều sau:

  • Lựa chọn cơ sở y tế khám phụ khoa uy tín chuyên nghiệp: Chị em hãy lựa chọn những cơ sở có bác sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn và trang thiết bị y tế hiện đại. Những cơ sở hoạt động chui chất lượng không đảm bảo có thể gây ra biến chứng trong quá trình thăm khám và điều trị.
  • Không khám phụ khoa vào những ngày chu kỳ kinh nguyệt vì giai đoạn này vùng kín rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Điều này cũng gây khó khăn cho việc thăm khám và khiến chị em dễ bị viêm nhiễm.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín và không thụt rửa âm đạo trước khi đi khám.
  • Nên kiêng quan hệ tình dục từ 2 đến 3 ngày trước khi đi khám.
  • Không dùng rượu bia. chất kích thích và đồ ăn nhiều dầu mỡ trước khi đi khám phụ khoa.

Chị em hãy tuân thủ tất cả những điều trên để không ảnh hưởng đến quá trình khám phụ khoa, cũng như tác động đến kết quả thăm khám.

Một số thắc mắc khi đi khám phụ khoa

Xung quanh vấn đề khám phụ khoa, chị em có rất nhiều thắc mắc. Dưới đây chúng tôi xin giải đáp một số thắc mắc phổ biến:

Nên đi khám phụ khoa vào thời điểm nào?

Trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em không nên khám phụ khoa. Vậy sau hết kinh bao lâu thì có thể đi khám? Nói chung, sau khi sạch kinh từ 2 đến 3 ngày, chị em có thể đi khám ngay. Thời gian đi khám phụ khoa trong tháng rất dài nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên bạn không nên đi khám vào giai đoạn cuối kỳ kinh vì lúc này niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho kỳ kinh mới. Khi đó, việc kiểm tra đánh giá tử cung và lòng tử cung có thể sẽ khó khăn.

Vì sao phải kiêng quan hệ 1-2 ngày trước khi đi khám phụ khoa?

Ngay sau khi quan hệ, trong tử cung có thể có cả tinh trùng lẫn dịch âm đạo. Điều này có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm dịch âm đạo. Do đó trước khi đi khám phụ khoa, bạn nên kiêng quan hệ tình dục từ 1-2 ngày.

Khám phụ khoa có đau không?

Chị em lo lắng khám phụ khoa sẽ gây đau, nên ngại đi khám. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm là khám không hề gây đau đớn. Trước khi đưa ống siêu âm đầu dò vào bên trong tử cung, bác sĩ đã đã sử dụng gel bôi trơn giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn. Đồng thời việc khám bệnh phụ khoa diễn ra rất nhanh chóng chỉ một vài phút, nên chị em hãy yên tâm.

Khám phụ khoa có đau không

Chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền?

Khám phụ khoa bao nhiêu tiền cũng là một thắc mắc rất phổ biến của chị em. Về mức phí khám phụ khoa, sẽ còn tùy thuộc vào cơ sở thăm khám, các hạng mục thăm khám. Thông thường, chi phí khám ban đầu của dao động từ 100 đến 300 nghìn ,tùy từng cơ sở. Còn khám lâm sàng thì mức phí sẽ từng thuộc vào từng hạng mục thăm khám.

Nếu bạn khám tại cơ sở đăng ký bảo hiểm y tế thì bạn sẽ được miễn phí 100%.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn khám phụ khoa là gì, quy trình và giải đáp những thắc mắc liên quan đến khám phụ khoa. Hi vọng những thông tin trên đã giúp chị em nắm rõ và hiểu tầm quan trọng của việc này.

Phòng khám đang có chương trình khuyến mãi dành cho bệnh nhận đăng ký mã đặt hẹn khám trước:

  • MIỄN PHÍ: 150.000 đồng phí khám ban đầu
  • GIẢM 30%: phí thủ thuật
  • TẶNG KÈM 1 DỊCH VỤ: khi làm 1 thủ thuật
  • Gói khám PHỤ KHOA chỉ từ 580k

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Lý do bạn nên lựa chọn
phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội

  • Cơ sở vật chất tiện nghi thiết bị hiện đại
  • Đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm
  • Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
  • Chăm sóc chu đáo Bảo mật thông tin
  • Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7
  • Chương trình ưu đãi hàng tháng

ĐẶT HẸN KHÁM

Bình luận đã bị đóng.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hệ thống tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc tình trạng bệnh chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình

Số điện thoại