Nấm candida là gì Triệu chứng Nguyên nhân và giải pháp trị tận gốc
Bài viết có ích: 9750 lượt bình chọn
Nhiễm nấm Candida ở nữ giới là tình trạng rất thường gặp ở vùng kín nữ, nấm có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể người, nhưng hay gặp nhất là ở âm đạo nữ giới. Khi nhiễm nấm, chị em sẽ dễ dàng nhận biết số biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên, đa số chị em lại chủ quan nên chậm trễ việc điều trị gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Do đó, việc tìm hiểu các kiến thức về nhiễm nấm Candida ở nữ giới là rất quan trọng và cần thiết.
Nấm candida là gì?
Nấm Candida là một phần của hệ vi sinh tồn tại trong cơ thể con người, có kích thước khoảng 2- 5µm, lớn gấp 10 lần vi khuẩn. Chúng thường xuất hiện ở ở da, vùng miệng, đường tiêu hóa và vùng sinh dục.
Thông thường, nhờ vào hệ cân bằng vi sinh vật, nấm Candida sẽ chung sống hòa bình với các vi sinh vật khác trong cơ thể và không gây ra bất kỳ tổn hại nào. Song, một vài nguyên nhân khiến hệ cân bằng bị phá vỡ, vi sinh vật có lợi suy giảm. Điều này đã tạo cơ hội cho nấm Candida sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Lúc này, chúng sẽ bắt đầu hoạt động mạnh hơn, tấn công vào bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể và gây bệnh.
Theo các nhà khoa học, có khoảng 150 chủng loại nấm Candida, nhưng chỉ có khoảng 20 loại có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trong đó, nấm Candida Albicans là chủng loại gây bệnh thường gặp nhất, chiếm khoảng 70-80% các trường hợp nhiễm nấm. Ngoài ra, còn có một số chủng loại Candida quan trọng khác như Candida tropicalis, Candida glabrata, Candida Krusei, Candida Parapsilosis, ….
Nhiễm nấm Candida gây khó chịu cho người bệnh nhưng hiếm khi đe dọa tới tính mạng. Trong trường hợp nhiễm nấm Candida trong máu thì đây là trường hợp nghiêm trọng và cần phải can thiệp kịp thời vì chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu chậm trễ việc điều trị.
Candida albicans là loại nấm gây ra tới 95% trường hợp nhiễm nấm bệnh lý. Bình thường luôn có một lượng nấm nhất định tồn tại trong cơ thể người. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ chớp lấy cơ hội để nhân rộng và gây ra tình trạng bệnh lý. Nó gây nên các căn bệnh như viêm thực quản, nhiễm nấm sinh dục, tưa miệng, nhiễm nấm da, nhiễm nấm toàn thân… Đây đều là những căn bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Triệu chứng các bệnh nhiễm nấm Candida ở nữ giới
Nấm candida gây viêm nhiễm ở nhiều khu vực khác nhau, khi nấm candida phát triển và hoạt động mạnh nữ giới có thể dễ dàng nhận ra qua các triệu chứng sau:
Triệu chứng nhiễm nấm vùng kín
Nhiễm nấm Candida ở nữ giới thường xảy ra ở vùng kín – do vùng kín phụ nữ là môi trường nóng ẩm thích hợp cho sự sinh sôi và phát triển của nấm Candida. Nấm Candida ở vùng kín là tác nhân chính gây ra viêm âm đạo – bệnh lý phụ khoa phổ biến, có khoảng 75% chị em từng mắc nấm âm đạo một lần trong đời.
Một số triệu chứng điển hình khi nữ giới bị nhiễm nấm vùng kín gồm có:
- Ngứa ngáy vùng kín: Ngứa ngáy vùng kín là biểu hiện điển hình khi nhiễm nấm vùng kín. Nguyên do là nấm gây kích ứng da nên người bệnh sẽ cảm thấy ngứa dữ dội
- Âm đạo sưng tấy, phù nề: Do viêm nhiễm, kích ứng mà âm đạo có thể bị sưng đỏ
- Khí hư ra nhiều, có màu sắc bất thường: Khi bị nhiễm nấm Candida, khí hư có sự bất thường, ra nhiều hơn; có màu vàng xanh hoặc trắng đục; ở dạng quánh hoặc loảng; có sủi bọt và bám vào hai bên mép vùng kín
- Âm đạo có mùi hôi: Sự phát triển quá mức của nấm Candida, khiến cho vùng kín có mùi hôi khó chịu
- Biểu hiện khác: Ngoài những biểu hiện trên chị em còn thấy một số triệu chứng khác khi nhiễm nấm Candida vùng kín là đau khi quan hệ tình dục, xuất huyết âm đạo bất thường, đau khi đi tiểu, …
Triệu chứng nhiễm nấm Candida ở bộ phận khác
Ngoài vùng kín thì nấm Candida cũng có thể gây bệnh ở một số bộ phận khác trên cơ thể con người. Tùy thuộc vào từng vị trí nhiễm nấm mà người bệnh sẽ có các triệu chứng cụ thể.
Nhiễm nấm Candida miệng
Nhiễm nấm Candida miệng còn gọi là bệnh tưa miệng. Biểu hiện của bệnh này là xuất hiện các mảng trắng kem như sữa đông bên trong miệng, đặc biệt là ở lưỡi (nấm Candida ở lưỡi), vòm miệng và xung quanh môi. Khi cố cạo lớp mảng trắng thì sẽ nhìn thấy lớp niêm mạc miệng bị viêm, đỏ và có thể gây chảy máu.
Nhiễm nấm Candida ở da
Vùng da thường bị nhiễm nấm Candida là những nơi ít thông thoáng, hay ẩm ướt như bàn tay, vành da ở gốc móng tay, khu vực quanh háng, nếp nhăn ở mông, nếp da dưới ngực.
Khi nữ giới bị nhiễm nấm ở da sẽ có những đốm màu đỏ hoặc màu trắng trên da. Những đốm này thường ngứa, rát, đôi khi có thể sưng lên, gây đau đớn khó chịu cho người bệnh.
Nhiễm nấm Candida ở thực quản, họng
Nấm Candida ở miệng có thể lây lan xuống thực quản gây viêm thực quản. Dấu hiệu nhiễm nấm Candida ở thực quản cũng giống với ở miệng, xuất hiện các mảng trắng trên niêm mạc. Các mảng này khiến cho việc nuốt gặp khó khăn và đau đớn, ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn. Bệnh nhân nhiễm nấm họng thường cảm thấy đau họng. Khi nuốt thức ăn, họ càng cảm nhận cơn đau rõ hơn, đồng thời rất khó khăn để nuốt.
Bệnh nấm candida miệng, ở lưỡi
Nấm xuất hiện ở miệng và lưỡi gây ra bệnh tưa miệng. Lúc này người bệnh thường:
- Xuất hiện mảng bám màu trắng ở khu vực vòm miệng, Trên lưỡi và quanh môi.
- Niêm mạc miệng bị sưng tấy, viêm đỏ, có thể chảy máu nhẹ.
- Lở loét quanh khu vực nướu răng.
- Da ở khóe môi bị viêm nứt và khô khốc.
- Ăn uống khó khăn, mất vị giác.
Nhiễm nấm Candida móng tay
Nhiễm nấm Candida ở móng tay có thể gây ra ảnh hưởng tấm móng, các cạnh của móng hoặc cả hai. Biểu hiện khi nữ giới bị nhiễm trùng móng tay do nấm Candida là sưng đỏ quanh đau quanh móng (viêm quanh móng mạn tính); sự tách móng của một hoặc nhiều móng tay, thay đổi màu sắc thành màu trắng hoặc vàng của vùng dưới móng (nhiễm trùng dưới móng).
Nhiễm nấm Candida toàn thân
Nấm candida có thể xâm nhập vào máu qua vị trí mở khí quản, ống thông khí hoặc vết thương phẫu thuật làm nhiễm trùng máu. Sau khi thấm vào máu, nấm Candida có thể lây lan khắp cơ thể và gây nhiễm trùng nặng. Nhiễm nấm Candida toàn thân có thể gây sốt, ớn lạnh, sốc và suy đa tạng.
Bệnh nấm candida ở nách
Bệnh nấm candida ở nách là một tình trạng bệnh lý do nấm candida sinh trưởng quá mức trong khu vực nách, gây ra các triệu chứng như ngứa, đỏ và bong tróc da. Khi nấm tấn công vào nách người bệnh sẽ xuất hiện nốt ban trên da nách. Đồng thời vùng da ở nách bị gồ lên cao, ngứa rát, sưng đỏ… rất khó khăn cho việc sinh hoạt hằng ngày
Nhiễm nấm candida hậu môn
Nấm Candida cũng có thể gây bệnh ở hậu môn. Khi hậu môn nữ giới bị nhiễm nấm sẽ có các biểu hiện sau:
- Hậu môn ngứa dữ dội và dai dẳng
- Nóng rát vùng hậu môn
- Hậu môn có thể chảy dịch
- Vùng da non quanh hậu môn bị đỏ
- Vùng da gần hậu môn có thể có sang thương hoặc vết trầy xước do gãi
- Đau nhức và chảy máu hậu môn
Nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida ở nữ
Theo chia sẻ của bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên, bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc khám chữa bệnh phụ khoa, có nhiều nguyên nhân làm tăng khả năng phát triển của nấm Candida và dẫn tới tình trạng nhiễm trùng nấm. Một số nguyên nhân phổ biến gây nhiễm nấm Candida ở nữ gồm có:
Hệ miễn dịch suy giảm
Nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida ở nữ có thể là do suy giảm hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ cơ thể con người khỏi các tác nhân gây bệnh bằng cách tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể. Do đó, khi hệ miễn dịch bị suy giảm, khả năng “bảo vệ” cơ thể không còn tốt như trước. Điều này khiến cho tác nhân có hại, bao gồm nấm Candida có cơ hội phát triển và gây bệnh.
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, những người được chẩn đoán mắc HIV/AIDS, các bệnh viêm nhiễm hay bệnh tự miễn khác là những đối tượng dễ bị suy giảm miễn dịch.
Sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng
Thuốc kháng sinh phổ rộng có tác dụng điều trị bệnh, loại bỏ vi khuẩn, chống nhiễm trùng. Thế nhưng, nếu sử dụng chúng trong thời gian dài hay lạm dụng nó thì có thể triệt tiêu các vi sinh vật có lợi. Từ đó làm mất cân bằng hệ vi sinh vật, dẫn tới nấm Candida có thể phát triển mạnh mẽ, gây viêm nhiễm. Do đó, việc lạm dụng thuốc kháng sinh phổ rộng là một trong những nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida ở nữ.
Bệnh tiểu đường – Nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida ở nữ
Những người mắc bệnh tiểu đường thường có lượng đường trong cơ thể cao hơn so với người khác. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, khiến lượng đường trong cơ thể tăng cao, dễ làm gia tăng các loại đường bổ sung được tiết ra trong chất nhầy, mồ hôi, … và nước tiểu.
Trong khi đó, đường chính là nguồn thức ăn ưa thích của loài nấm Candida. Chính vì vậy mà những người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ cao nhiễm nấm Candida. Bên cạnh đó, những bệnh nhân bị tiểu đường thường có sức đề kháng yếu nên nấm Candida dễ gây bệnh và tái phát nhiều lần.
Quan hệ tình dục không an toàn
Nhiễm nấm Candida ở nữ không phải là bệnh lây qua đường tình dục nhưng nó vẫn có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua việc quan hệ không an toàn. Nên những người quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp bảo hộ hay quan hệ bừa bãi, quan hệ với nhiều người có khả năng cao bị nhiễm nấm Candida.
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, sai cách
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ cộng thêm việc môi trường ẩm ướt là môi trường lý tưởng để loài nấm Candida sinh sôi và phát triển mạnh mẽ, làm tổn thương đến cơ thể. Ngoài ra, vệ sinh vùng kín sai cách, thụt rửa sâu vào trong âm đạo dễ làm mất cân bằng môi trường trong đây. Từ đó nấm Candida sẽ có cơ hội phát triển và tấn công gây bệnh.
Mặc đồ không thoáng khí
Thói quen mặc quần áo tưởng chừng như vô hại nhưng lại là nguyên nhân có thể gây nhiễm nấm Candida ở nữ giới. Lý giải điều này là do mặc quần bó sát, đồ lót không thấm hút mồ hôi khiến cho không khí không thể lưu thông vùng âm đạo. Chính điều này đã tạo cơ hội cho nấm Candida phát triển và gây viêm nhiễm.
Chẩn đoán nhiễm nấm Candida ở nữ giới
Khi có dấu hiệu nhiễm nấm Candida chị em nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp.
Tại đây, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về tiền sử bệnh, thuốc điều trị hiện đang dùng hay các biểu hiện lâm sàng, khám âm đạo để có chẩn đoán cơ sở về tình trạng bệnh. Ở một số trường hợp, bạn có thể được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm liên quan nhằm giúp chẩn đoán chính xác hơn. Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán nhiễm nấm Candida:
- Xét nghiệm thường quy: Là loại xét nghiệm thực hiện khi thăm khám phụ khoa. Xét nghiệm thường quy bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm chuyên biệt: Là loại xét nghiệm giúp đánh giá chính xác tế bào viêm nhiễm, các nấm khuẩn đang tồn tại ở bộ phận sinh dục nam và nữ. Theo đó, xét nghiệm nấm Candida chuyên sâu bao gồm xét nghiệm soi tươi và nhuộm soi dịch âm đạo. Cùng với đó có thể kết hợp với kỹ thuật nhuộm Gram để xác định dấu hiệu hay tính chất bắt màu, hình thể của nấm để tìm ra chính xác nhất mức độ nhiễm bệnh.
Cách điều trị nấm Candida ở nữ tận gốc
Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng, mức độ bệnh của bệnh nhân nhiễm nấm Candia để đưa ra phương án điều trị hiệu quả. Thông thường, nhiễm nấm Candida được điều trị bằng thuốc, thuốc có thể ở dạng bôi, đặt hoặc uống tùy từng trường hợp. Các loại thuốc này có tác dụng ức chế và tiêu diệt nấm, từ đó làm giảm triệu chứng của bệnh.
Lưu ý: Mỗi trường hợp nhiễm nấm sẽ có loại thuốc phù hợp. Thế cho nên chữa nấm Candida dùng thuốc nào, bị nấm Candida nên uống thuốc gì đều phải có sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị nhằm tránh tình trạng ‘tiền mất tật mang” bệnh không những không chữa được còn gây ra tác dụng phụ. Hơn nữa, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng nên tuân thủ theo phác đồ điều trị nấm Candida bộ y tế về liều lượng, thời gian dùng để tránh nhờn thuốc, đảm bảo hiệu quả.
Khi đến cơ sở y tế điều trị, bác sĩ thường cho bạn sử dụng thuốc để tiêu diệt nấm. Mỗi bệnh nhiễm nấm ở lưỡi, ở miệng, candida sinh dục, canada trên da thường có một loại thuốc điều trị riêng. Thành phần chủ yếu là thuốc kháng nấm đặc trị hoặc thuốc kháng viêm.
Nấm kháng thuốc là tình trạng thường xuyên xảy ra ở những người sử dụng thuốc sai cách, sai thuốc, không đúng liều lượng. Điều này khiến việc điều trị càng trở nên khó khăn. Vì lẽ đó, khi được chỉ định thuốc tây y bạn cần áp dụng nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.
Một số phương pháp điều trị nấm Candida thường sử dụng hiện nay:
Sử dụng kem chống nấm: Có nhiều loại kem chống nấm có sẵn trên thị trường, có thể mua tại các cửa hàng thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cần thoa kem lên vùng da bị nhiễm nấm theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.
Tạo điều kiện khô ráo cho da: Nấm candida phát triển tốt trong môi trường ẩm ướt. Vì vậy, để ngăn ngừa và điều trị bệnh nấm candida, bạn cần giữ vùng nách, vùng da,… nhiễm nấm được khô ráo và thoáng mát bằng cách sử dụng bông tắm thấm mồ hôi và thay quần áo thường xuyên.
Sử dụng thuốc uống: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống như fluconazole để giúp điều trị bệnh nấm candida.
Chú ý vệ sinh cá nhân: Để tránh tái nhiễm và phát triển bệnh nấm candida ở nách, bạn cần chú ý vệ sinh cá nhân, sử dụng bàn chải răng, khăn tắm, quần áo, áo nỉ và khăn tay riêng để tránh lây nhiễm.
Một số câu hỏi thường gặp về nhiễm nấm Candida ở nữ giới
Danh sách một số câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm nấm Candida ở nữ giới được chị em gửi tới phòng khám của bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên – Bác Sĩ chuyên khoa phụ sản.
Nấm Candida ở nữ giới có tự khỏi không?
Nhiễm nấm Candida có tự khỏi không chắc hẳn là thắc mắc của hầu hết nữ giới khi không may bị nhiễm. Lý giải băn khoăn này, theo chia sẻ của bác sĩ Duyên, nấm Candida là loại nấm tồn tại tự nhiên trong cơ thể người, chúng có thể phát triển nhanh chóng và gây bệnh khi gặp điều kiện thích hợp. Do vậy, khi nhiễm nấm Candida ở nữ sẽ không thể tự khỏi nếu như không được chữa trị. Thậm chí chúng có khả năng tái phát rất nhanh nếu chữa trị sai cách hay không được chữa trị dứt điểm.
Do đó, khi nhận thấy những biểu hiện khi nhiễm nấm thì chị em cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Việc điều trị nhiễm nấm Candida ở giai đoạn đầu thường không quá khó khăn. Điều trị bệnh sớm còn giúp mang lại kết quả tốt nhất, rút ngắn thời gian điều trị, ngăn ngừa khả năng tái nhiễm. Đồng thời, tránh được các biến chứng nguy hiểm gây như viêm nhiễm như viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, tắc vòi trứng, …. (trường hợp nhiễm nấm Candida vùng kín).
Nấm candida chết ở nhiệt độ bao nhiêu?
Môi trường ẩm ướt là nơi điều kiện lý tưởng để nấm Candida có thể sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, chúng sẽ bị tiêu diệt ở ở môi trường khô nóng, có nhiệt độ cao, nhiệt độ càng cao khả năng tiêu diệt càng mạnh.
Nấm Candida chết ở nhiệt độ cao hơn 60 độ C và được giữ trong môi trường khô ráo và thông thoáng. Tuy nhiên, để tiêu diệt hoàn toàn nấm Candida, cần phải đun sôi hoặc sấy khô ở nhiệt độ cao hơn 80 độ C trong ít nhất 30 phút. Khi giặt quần áo hoặc vật dụng bị nhiễm nấm Candida, bạn cũng nên sử dụng nước nóng để giặt ở nhiệt độ cao hơn 60 độ C để tiêu diệt nấm Candida và tránh tái phát bệnh.
Nấm Candida có lây không?
Giải đáp vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa cho biết, nấm Candida có thể lây nhiễm. Dù tốc độ không nhanh nhưng có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau. Nấm Candida ở nữ thường xảy ra ở vùng kín, do đó, con đường lây nhiễm nấm Candida chủ yếu là quan hệ tình dục.
Nếu phụ nữ có liên quan đến những hành động dưới đây thì có nguy cơ cao bị nhiễm nấm Candida:
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, quần áo, đồ vệ sinh cá nhân
- Dùng chung đồ lót, đặc biệt là quần lót với người bị nhiễm hoặc có nguy cơ cơ bị nhiễm Candida
- Khi quan hệ không dùng biện pháp an toàn, phòng tránh
- Nếu quan hệ bằng miệng hoặc đường hậu môn thì cũng có khả năng bị lây nhiễm
Ngoài ra, nấm Candida có thể lây nhiễm trong cơ thể, từ bộ phận này sang bộ phận khác. Ví dụ như nếu bị nhiễm nấm Candida ở miệng nhưng không điều trị kịp thời, đúng cách, nấm có thể lan sang họng hoặc toàn thân. Vì vậy mà đừng chủ quan khi có các triệu chứng của bệnh.
Chữa nấm candida bằng lá trầu không có hiệu quả?
Hiện nay, nhiều chị em thực hiện trị nấm Candida tại nhà bằng lá trầu không vì tính tiện lợi, chi phí thấp. Theo đó, cách chữa nấm Candida bằng lá trầu không được tiến hành như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 7 -10 lá trầu không, sau đó ngâm với muối nhằm loại bỏ chất bẩn và rửa sạch
- Bước 2: Vò nát lá trầu không đã rửa sạch
- Bước 3: Cho lá trầu không với nước vào nồi và đun sôi
- Bước 4: Khi nước sôi thì cho lửa nhỏ và đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp
- Bước 5: Đổ nước trầu ra chậu, đợi nước âm ấm thì rửa sạch vùng kín. Hoặc bạn có thể dùng nước để xông hơi vùng kín
Với cách chữa trên chỉ phù hợp với tình trạng nhẹ, có tác dụng hỗ trợ chứ không trị nấm Candida dứt điểm. Nên tốt nhất bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn điều trị. Các biện pháp tự nhiên sử dụng những loại thảo dược như lá trầu không, lá lô hội, tỏi, gừng, lá húng quế, lá trà xanh… Tuy nhiên chỉ nên coi những biện pháp này như phương pháp hỗ trợ chứ không thể thay thế hoàn toàn phương pháp điều trị tại cơ sở y tế.
Diệt nấm candida bằng thuốc đông y được không?
Nếu không muốn dùng thuốc tây y, bạn có thể sử dụng thuốc đông y. Đây là loại thuốc lành tính được làm từ thảo dược tự nhiên. Nó có đặc điểm là không gây nhờn thuốc, không có tác dụng phụ, đồng thời giúp bạn điều hòa khí huyết, cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả. Mặc dù vậy các chuyên gia y học hiện đại cho rằng sử dụng thuốc Đông y trị nấm đều không cho hiệu quả cao, nấm dễ tái phát và biến chứng.
Diệt nấm candida bằng biện pháp dân gian
Bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp dân gian điều trị nấm . Các biện pháp này sử dụng những loại thảo dược như lá trầu không, lá lô hội, tỏi, gừng, lá húng quế, lá trà xanh… Tuy nhiên chỉ nên coi những biện pháp này như phương pháp hỗ trợ chứ không thể thay thế hoàn toàn phương pháp điều trị tại cơ sở y tế.
Cách phòng ngừa và hạn chế nhiễm nấm Candida ở nữ giới.
Để phòng ngừa cũng như hạn chế khả năng tái phát bệnh thì chị em có thể áp dụng một số cách dưới đây.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với bạn tình
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng
- Kiểm soát tốt đường máu nhất là những người mắc tiểu đường
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách và thường xuyên
- Tránh thụt rửa âm đạo khi vệ sinh “cô bé”
- Tránh mặc quần lót quá chật hay không thấm mồ hôi. Thay vào đó hãy chọn những loại đồ lót có kích cỡ vừa người và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt…
Nấm Candida là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn nấm gây ra, dễ tái phát khó điều trị cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nấm không thể tự điều trị tại nhà bệnh nhân không tự ý mua thuốc hoặc sử dụng các phương pháp tự nhiên điều trị. Thực hiện lộ trình điều trị cụ thể của bác sĩ và chủ động phòng tránh là giải pháp chữa nấm Candida dứt điểm. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về các bệnh lý do nấm candida gây ra. Hãy ngăn ngừa căn bệnh này bằng cách áp dụng một lối sống khoa học và lành mạnh bạn nhé!