Nguyên nhân gây tiểu khó là gì? Làm sao để khắc phục
Bài viết có ích: 6423 lượt bình chọn
Đi tiểu khó (hay còn gọi là bí tiểu) khiến người bệnh mệt mỏi, đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý ở niệu đạo, bàng quang, thận…Nếu hệ thống bài tiết nước tiểu gặp vấn đề sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng do suy thận với tỉ lệ tử vong cao.
Tiểu khó là tình trạng người bệnh khó đi tiểu, tiểu dắt, mặc dùng bàng quang đã đầy nước tiểu.
Trung bình, một người đi tiểu khoảng 7-8 lần/ngày, lượng nước tiểu khoảng 200-300ml. Theo sinh lý, bàng quang người trưởng thành có dung tích 300-400ml để chứa nước tiểu. Khi bàng quang đầy sẽ kích thích cơ thể gây nên phản xạ đi tiểu, nếu trên 500ml thì có nguy cơ vỡ bàng quang.
Nguyên nhân đi tiểu khó
– Có thể do người bệnh đang sử dụng một số loại thuốc như an thần, điều trị tim mạch, gây mê…gây ảnh hưởng đến hệ thống bài tiết nước tiểu.
– Dài hoặc hẹp bao quy đầu: Đây là cũng là nguyên nhân gây đi tiểu khó, do bao quy đầu bó sát quy đầu, chèn ép lên lỗ niệu đạo và ống dẫn nước tiểu, làm cản trở dòng nước tiểu khi đi ra ngoài.
– Co bóp bàng quang: Theo cơ chế, nước tiểu đã đầy trong bàng quang, bộ não thả lỏng cho cung phản xạ hoạt động, cơ vân mở ra, bàng quang co bóp và đẩy nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, khi bàng quang co bóp không đủ mạnh, nước tiểu ứ đọng lại bên trong. Nguyên nhân là do mất sự liên hệ với dây thần kinh thực vật, bị chấn thương cột sống hoặc thành bàng quang bị chai xơ.
– Nhiễm trùng nước tiểu: Do viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi bàng quang…dẫn đến nhiễm trùng nước tiểu, từ đó gây ra tình trạng đi tiểu khó.
– Bệnh tuyến tiền liệt: Tiểu buốt, đi tiểu khó, chảy dịch mủ, đau khi quan hệ, xuất tinh đau….là những triệu chứng điển hình của các bệnh viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt hay ung thư tuyến tiền liệt.
– Sỏi thận: Là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thân, lâu ngày liên kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thận – là bệnh lý gây nguy hiểm tính mạng, có tỉ lệ tử vong cao do suy giảm chức năng thận.
Bác sĩ CKII tiết niệu-nam học Lê Đỗ Nguyên, phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: “Hầu hết các bệnh lý trên đều mang lại những hậu quả nghiêm trọng về chức năng sinh sản, gây vô sinh, hiếm muộn. Thậm chí, nếu mắc các bệnh về thận và để bệnh kéo dài có thể gây tử vong do suy thận.”
Đi tiểu khó phải làm sao?
Tùy từng nguyên nhân gây đi tiểu khó, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, có thể dùng thuốc chống viêm hoặc can thiệp ngoại khoa giảm áp lực nước tiểu lên bàng quang.
– Đối với các trường hợp viêm nhiễm, người bệnh sẽ sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, từ đó cải thiện triệu chứng hiệu quả. Các bạn có thể dùng thuốc đông y, đây là phương pháp được đánh giá an toàn, giúp điều hòa máu, lưu thông nước tiểu dễ dàng, đặc biệt là không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
– Trường hợp dài hoặc hẹp bao quy đầu gây chèn ép lên ống dẫn nước tiểu dẫn đến đi tiểu khó thì bác sĩ chỉ định tiến hành cắt bao quy đầu. Người bệnh cần thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín, chất lượng cao để đảm bảo hiệu quả, an toàn.
– Có nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân, bác sĩ đặt ống thông tiểu thông qua niệu đạo, nếu niệu đạo hẹp thì có thể luồn trực tiếp vào bàng quang. Nếu nặng hơn, người bệnh sẽ được thông đường tiểu qua da, giảm ứ đong nước tiểu trong bàng quang để tránh biến chứng nguy hiểm.
Sau đó bác sĩ tiến hành xét nghiệm mẫu nước tiểu, khám lâm sàng, siêu âm thận, bàng quang, tuyến tiền liệt và xét nghiệm sinh hóa. Nếu phát hiện bất thường sẽ tiến hành nội soi bàng quang để cải thiện tình hình và rút ống thông ra ngoài.
Nếu gặp các triệu chứng bất thường về chức năng bài tiết nước tiểu, mắc các bệnh nam-phụ khoa, bệnh xã hội, người bệnh có thể đến phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội để khám và điều trị kịp thời, hiệu quả, an toàn.
Để được tư vấn cụ thể hơn, các bạn hãy gọi tổng đài 0584 591 860 hoặc để lại SĐT tại [tư vấn trực tuyến] trên website phòng khám, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất và hỗ trợ thông tin chính xác, miễn phí.