Nội soi dạ dày – lưu ý bệnh nhân cần biết trước khi thực hiện
Bài viết có ích: 3574 lượt bình chọn
Nội soi dạ dày là một phương pháp tối ưu để chẩn đoán các bệnh lý ở dạ dày. Nhưng đây cũng là nỗi sợ rất lớn của nhiều bệnh nhân. Vậy nội soi dạ dày có cần nhịn ăn không? Nội soi dạ dày có đau không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp nội soi dạ dày để yên tâm thực hiện thủ thuật này.
Nội soi dạ dày là gì?
Nội soi dạ dày là biện pháp đưa ống soi mềm vào trong dạ dày để quan sát toàn bộ thực quản, dạ dày, hành tá tràng và tá tràng. Ngoài việc soi dạ dày để chẩn đoán bệnh thì bác sĩ cũng có thể sử dụng các dụng cụ đặc biệt để:
- Lấy dị vật trong đường tự quản
- Cắt polyp
- Cầm máu
- Điều trị giãn tĩnh mạch thực quản
- Điều trị giãn tĩnh mạch phình vị
Nói chung, nội soi là phương pháp an toàn, tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra một số biến chứng như làm xây xát niêm mạc, nhiễm trùng, chảy máu. Những biến chứng này thường xảy ra khi bệnh nhân không hợp tác với bác sĩ để thủ thuật nội soi diễn ra dễ dàng.
Khi nào nên nội soi dạ dày
Bất kỳ ai cũng có thể nội soi để kiểm tra sức khỏe. Những đối tượng sau đây nên nội soi cảm thấy càng tốt để chẩn đoán bệnh:
- Người thân mắc các bệnh lý dạ dày mãn tính hoặc ung thư dạ dày
- Nội soi để tầm soát ung thư dạ dày
- Bản thân xuất hiện các biểu hiện như: Khó khăn trong việc nuốt thức ăn, thường xuyên bị nôn khi đánh răng, hay bị trào ngược dạ dày, đau và nóng rát thượng vị, thường xuyên bị ợ hơi ợ chua, tiêu hóa kém sụt cân, ho viêm họng kéo dài, đi ngoài phân đen.
Các phương pháp nội soi dạ dày
Hiện nay có 3 phương pháp nội soi dạ dày chính như sau:
Nội soi dạ dày qua đường miệng
Đây là phương pháp nội soi phổ biến nhất, nội soi qua miệng rất dễ thực hiện và có độ chính xác cao, giá cũng thấp. Tuy nhiên ống nội soi có đường kính lớn nên sẽ kích thích vùng lưỡi, gây ra cảm giác buồn nôn khó chịu. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người rất sợ hãi nội soi vì có cảm giác buồn nôn đau rát họng.
Nội soi dạ dày qua đường mũi
Cách thứ hai là nội soi qua đường mũi. Một ống nội soi được đưa vào mũi rồi đi rồi dạ dày tá tràng.
Ưu điểm của nội soi dạ dày qua mũi là dễ thực hiện và có độ chính xác cao. Đồng thời ông nội soi có đường kính nhỏ nên không gây ảnh hưởng đến vùng mũi và hầu họng, người bệnh sẽ đỡ khó chịu hơn.
Tuy nhiên phương pháp này không thực hiện được với bệnh nhân bị bệnh lý ở mũi hoặc hẹp khe mũi. Chi phí nội soi qua mũi cũng cao hơn đường miệng. Ngoài ra, nếu điều trị các bệnh lý của các cơ quan này thì vẫn phải chuyển sang nội soi đường miệng.
Nội soi dạ dày có gây mê
Đây là phương pháp tối ưu cho những người sợ nội soi dạ dày và dễ bị nôn khi nội soi. Người biết được gây mê hoàn toàn trước khi tiến hành nội soi. Bác sĩ sẽ đưa đường ống qua miệng, xuống thực quản và dạ dày để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tại đây.
Ưu điểm khi nội soi dạ dày là người bệnh không cảm thấy khó chịu, buồn nôn. Ngoài ra, do người bệnh đã bị gây mê nên việc nội do không gây nguy hiểm hoặc làm tổn thương các cơ quan. Thời gian gây mê ngắn nên cũng không có ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Khi nội soi, bác sĩ cũng có thể thực hiện các thủ thuật khác như lấy dị vật, cầm máu, thắt tĩnh mạch thực quản rất thuận lợi.
Nhược điểm duy nhất của nội soi gây mê là chi phí cao và thực hiện phức tạp hơn. Để tiến hành gây mê, người bệnh phải thực hiện các xét nghiệm như tâm đồ để đảm bảo an toàn. Một số người có thể phải chịu tác dụng phụ của thuốc mê như mệt mỏi, buồn ngủ.
Nội soi dạ dày có cần nhịn ăn không?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người vẫn thắc mắc. Trước khi nội soi, người bệnh chắc chắn phải nhịn ăn ít nhất 6 giờ. Điều này đảm bảo đường tiêu hóa sạch để bác sĩ có thể quan sát được được các vấn đề tại đây. Ngoài ra, việc ăn uống có thể gây ra tình trạng trào ngược thức ăn rất nguy hiểm. Ngoài nhịn ăn thì bạn cũng không nên uống các thực phẩm có màu như cà phê vì nó có thể để gây ảnh hưởng đến việc quan sát của bác sĩ.
Để đảm bảo kết quả nội soi được chính xác, bạn nên nội soi vào buổi sáng ảnh và nhịn ăn sáng. Nếu nội soi khi bị hẹp môn vị thì bạn có thể phải nhịn từ 12 đến 24 tiếng, thậm chí phải bơm rửa dạ dày.
Đối với nội soi gây mê, người bệnh cũng cần nhịn ăn 6 đến 8 tiếng và nhịn cả uống nước để tránh trào ngược vào phổi.
Các bước nội soi dạ dày
Các bước tiến hành nội soi dạ dày như sau:
- Bác sĩ hỏi thông tin tiểu sử nội khoa ngoại khoa và các loại thuốc người bệnh đang uống
- Người bệnh nhịn ăn ít nhất 6 giờ đến 8 giờ giờ trước khi nội soi
- Tiến hành nội soi: Người bệnh nằm nghiêng bên trái để bác sĩ đưa dây nội soi vào. Đối với nội soi gây mê, người bệnh sẽ được gây mê và đưa vào phòng làm thủ thuật.
- Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể thực hiện các thủ thuật như: Cắt polyp, tiêm cầm máu, chẩn đoán HP.
Kết quả nội soi sẽ hiện trên màn hình hiển thị để bác sĩ theo dõi. Sau khi thực hiện nội soi, người bệnh có thể cảm thấy hơi khó chịu ở họng, có cảm giác tức bụng. Biểu hiện này sẽ sẽ hết từ từ và người bệnh có thể ăn uống bình thường.
Những biến chứng có thể xảy ra khi nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán bệnh an toàn, tuy nhiên nó cũng có thể gây ra một số biện chứng không mong muốn như:
- Nội soi đường miệng gây ra đau miệng, buồn nôn, đau họng
- Nội soi đường mũi gây chảy máu mũi
- Bị rách thực quản dạ dày hoặc tá tràng. Điều này xảy ra do ống nội soi cọ xát với niêm mạc của các cơ quan này và gây rách, dẫn đến chảy máu.
- Đau vùng ngực và trào ngược dạ dày sau khi nội soi
- Nhiễm trùng hoặc chít hẹp dạ dày
- Chán ăn khó nuốt và sụt cân
- Nội soi gây mê có thể gây ra biến chứng tăng huyết áp khó thở rối loạn nhịp tim
Nói chung nếu hợp tác với bác sĩ thì các biến chứng này rất ít khi xảy ra. Nếu có thì chúng cũng rất nhẹ và sẽ hết từ từ.
Nội soi dạ dày ở đâu?
Nội soi dạ dày là thủ thuật được thực hiện phổ biến ở các bệnh viện. Bạn có thể đến nội soi ở bất kỳ bệnh viện nào gần khu vực mình sinh sống. Một số địa chỉ để bạn tham khảo là:
- Bệnh viện đa khoa Hà Đông
- Bệnh viện 103
- Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh viện Việt Đức
- Bệnh viện Việt Xô
- Bệnh viện Xanh Pôn
…
Trên đây là thông tin về phương pháp nội soi dạ dày. Đây là phương pháp tối ưu để kiểm tra, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Nếu có các bệnh lý này, bạn nên cân nhắc đến phương pháp này. Hi vọng thông tin trên đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc về phương pháp nội soi dạ dày.
Nguồn tham khảo khoa học:
- American Society for Gastrointestinal Endoscopy (ASGE). Appropriate use of GI endoscopy. Gastrointest Endosc 2012; 75(6): 1127-31.
- American Society for Gastrointestinal Endoscopy (ASGE). Adverse events of upper GI endoscopy. Gastrointest Endosc 2012; 76(4): 707-18.