Phá thai bị ra máu do đâu- Xử lý như thế nào? [ Phụ khoa ]
Bài viết có ích: 4562 lượt bình chọn
Phá thai bị ra máu là dấu hiệu bình thường mà nhiều chị em gặp phải. Tuy nhiên, nó có thể là dấu hiệu của phá thai thành công bằng thuốc nhưng cũng có thể là dấu hiệu của băng huyết hay một vấn đề nào đó liên quan đến sức khỏe sinh sản. Vì thế sau khi phá thai chị em cần phải theo dõi bản thân mình một cách sát sao.
Phá thai bị ra máu là sao?
Thông thường, sau khi phá thai dù bằng bất cứ phương pháp nào chị em cũng sẽ có hiện tượng ra máu từ 7-10 ngày. Lượng máu sẽ giảm dần theo từng ngày và sau đó sẽ hết ra máu.
Tùy vào cơ địa của mỗi chị em mà số ngày ra máu se khác nhau. Có người sẽ quá 10 ngày, nhưng có người chỉ 7 ngày là hết.
Bên cạnh hiện tượng ra máu, chị em còn bị đau bụng do tử cung co bóp, kèm thêm hiện tượng sốt.
Nhưng nếu sau khi phá thai 2 tuần trở lên, chị em vẫn bị ra máu âm đạo. Chị em cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám. Bởi đây có thể là dấu hiệu của buồng tử cung; cổ tử cung hoặc âm đạo bị viêm nhiễm.
Sau phá thai bị ra máu nhiều do đâu?
Sau khi phá thai dù là bằng thuốc, hay nạo hút thai…chảy máu âm đạo là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên. Nhưng nếu qua 10 ngày, chị em vẫn chảy máu âm đạo kéo dài, kèm theo đó là một số triệu chứng bất thường khác rất có thể là do:
Cơ quan sinh sản bị nhiễm trùng
Trong quá trình phá thai rất có thể dụng cụ y tế không được tiệt trùng cẩn thận. Hoặc cơ quan sinh dục của chị em đã viêm nhiễm trước đó. Đến khi tiến hành phá thai, sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân có hại xâm nhập. Khiến mức độ viêm nhiễm ngày một nghiêm trọng hơn.
Một khi cơ quan sinh sản của chị em bị viêm nhiễm, vùng kín sẽ chảy máu đỏ, có mùi hôi. Đôi khi có kèm theo dịch màu vàng, sốt ớn lạnh, đau bụng.
Nếu tình trạng này không được khắc phục sớm sẽ gây nên biến chứng vòi trứng, buồng trứng. Khiến chị em sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị vô sinh, mất khả năng có thai về sau.
Có thể là dấu hiệu của sót thai, sót nhau
Dấu hiệu của việc bị sót thai, sót nhau là bụng bị dữ dội. Kèm theo đó là hiện tượng ra nhiều máu. Máu có thể đỏ tươi, đỏ sẫm, có nhiều máu cục.
Nếu chị em phá thai tại những địa chỉ không uy tín, không an toàn. Chị em sẽ phải đối mặt với tình trạng bị sót thai, sót nhau.
Do đó, để bản thân không phải đối mặt với tình trạng bị sót nhau sót thai. Khi có ý định bỏ thai dù bằng bất cứ phương pháp nào. Chị em cũng cần phải lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đã được cấp phép, có bác sĩ giỏi để tiến hành bỏ thai.
Cơ quan sinh sản bị tổn thương do quá trình phá thai gây ra
Ra máu sau khi phá thai có thể xuất phát từ nguyên nhân tổn thương của quá trình tiến hành bỏ thai. Tình trạng này thường xảy ra khi chị em tiến hành bỏ thai bằng phương pháp ngoại khoa.
Trong quá trinh nạo hút thai nếu như bác sĩ tiến hành không chuyên nghiệp, lại có tác động vào tử cung để nong gắp bào thai. Không chỉ cơ quan sinh sản mà cơ quan sinh dục như âm đạo, tử cung, cổ tử cung cũng sẽ bị tổn thương. Dẫn đến tình trạng chảy máu âm đạo.
Thực tế có nhiều trường hợp chảy máu nặng. Bắt buộc chị em phải cắt tử cung bán phần hoặc toàn phần.
Do rối loạn đông cầm máu
Nguyên nhân này ít xảy ra hoặc hiếm xảy ra. Nhưng không phải là không có. Trường hợp này nếu không xử lý kịp thời tính mạng của chị em sẽ bị ảnh hưởng.
Chị em nếu như bị mắc các bệnh lý rối loạn đông cầm máu trước khi phá thai như: xuất huyết giảm tiểu cầu, giảm yếu tố đông máu, bệnh Von Willebrand… Nếu phá thai tại những nơi không an toàn, không uy tín. Thai phụ không được xét nghiệm kỳ lưỡng trước khi tiến hành nạo phá. Sẽ gây ra tai biến chảy máu, thậm chí đe dọa tính mạng.
Các biến chứng nguy hiểm chị em có thể gặp phải khi phá thai không an toàn
Phá thai không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe sinh sản của chị em. Nguy hại hơn nó còn đe dọa đến tính mạng. Vì thế, khi có nhu cầu phá thai chị em nên thực hiện ở những địa chỉ phá thai an toàn uy tín có bác sĩ giỏi chuyên mon, giàu kinh nghiệm. Nếu chị em thực hiện ở những cơ sở phá thai không uy tín an toàn sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:
Xuất huyết nặng
Sau khi phá thai, thai phụ sẽ gặp tình trạng ra máu. Tuy nhiên có một số trường hợp chị em bị chảy máu từ 3 – 4 tuần. Đây là một trong những dấu hiệu bất thường khi phá thai.
Thủng tử cung
Những bác sĩ ít kinh nghiệm khi thực hiện phá thai có thể làm thủng tử cung. Khi tử cung bị tổn thương sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang thai của chị em.
Dính buồng tử cung
Khi phá thai không an toàn tử cung bị viêm nhiễm. Nên các lớp niêm mạc tử cung bị dính lại với nhau. Nếu như không can thiệp kịp thời tình trạng dính buồng tử cung có thể dẫn đến vô sinh.
Rối loạn kinh nguyệt
Sau khi phá thai, chị em rất dễ gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Nếu thực hiện phá thai không an toàn thì mức độ rối loạn kinh nguyệt càng nghiêm trọng hơn. Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày. Biến chứng này có thể khiến chị em gặp tình trạng thiếu máu với các biểu hiện như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…
Tắc vòi trứng
Đây cũng là biến chứng thường gặp khi phá thai không an toàn. Tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung. Và gây ra vô sinh ở nữ giới.
Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng chảy máu sau khi phá thai?
Để ngăn chặn nguy cơ bị chảy máu sau khi phá thai cũng như ngăn chặn các biến chứng có hại cho sức khỏe có thể xảy ra. Trước khi phá thai chị em cần:
- Chị em cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín chất lượng. Sau khi thăm khám, xác định chính xác vị trí của thai nhi, tình trạng sức khỏe của thai phụ. Bác sĩ sẽ lựa chọn ra phương pháp bỏ thai phù hợp.
- Việc xác định chính xác tuổi thai, vị trí thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ. Cùng với đó là lựa chọn phương pháp bỏ thai phù hợp sẽ giúp chị em tránh được các biến chứng nguy hiểm như sót nhau, sót thai, băng huyết, nhiễm trùng có thể xảy ra.
- Lựa chọn thời điểm phá thai thích hợp
- Trường hợp bắt buộc phải bỏ thai, chị em nên tiến hành bỏ thai sớm. Lúc này kích thước của thai còn nhỏ sẽ hạn chế được rủi ro cũng như các biến chứng có thể xảy ra khi tiến hành bỏ thai.
- Trước khi tiến hành bỏ thai 1 ngày, chị em nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ
- Thai phụ cần chuẩn bị tốt tâm lý thoải mái, ổn định. Mục đích là để quá trình bỏ thai diễn ra thuận lợi và an toàn.
- Chị em nên có người thân đi cùng
- Bên cạnh đó, chị em cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản liên quan đến các phương pháp bỏ thai, quy tình bỏ thai, cũng như các biểu hiện sẽ gặp phải khi tiến hành bỏ thai.
Ra máu sau khi phá thai xử lý như thế nào?
- Sau khi phá thai mà bị ra máu chị em cần phải nhanh chân đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám, tìm biện pháp khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, chị em cần phải:
- Hạn chế cử động rất nhiều.
- Tránh lao động nặng nề trong tầm 1 tuần sau bỏ thai.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục.
- Cải thiện tiêu thụ những dạng đồ ăn giàu vitamin C để ổn định thành mạch.
- Kiêng tiêu thụ các thức ăn cay nóng, rượu bia cùng với một số thức dùng liệu có cồn.
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục liên tiếp.
Trên đây là những thông tin liên quan đến biến chứng của bỏ thai không an toàn cũng như nguyên nhân khiến chị em ra máu nhiều sau khi phá thai.
Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến phá thai như phá thai bằng thuốc ở đâu. Hãy Click khung chat phía dưới, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn, giải đáp giúp bạn.