Rối loạn vùng chậu hay sàn chậu ở nữ: Dấu hiệu, Cách điều trị
Bài viết có ích: 3574 lượt bình chọn
Rối loạn vùng châu gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ sinh dục… Vì thế căn bệnh này nhận được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Vậy rối loạn vùng chậu là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của rối loạn sàn chậu ra sao? Rối loạn sàn chậu được chữa trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau bạn nhé!
Giới thiệu về vùng chậu (sàn chậu)
Khu vực sàn chậu giống như một chiếc võng được hình thành bởi cơ và gân. Những cơ quan này bám chắc vào xương mu, thành bụng, cột sống thắt lưng,, xương chậu hông ở hai bên, xương chậu cùng cụt ở phía sau.
Khu vực vùng chậu là nơi chứa các cơ quan của 3 hệ sau:
- Hệ thống sinh dục: gồm âm đạo và tử cung.
- Hệ thống tiết niệu dưới: gồm niệu đạo và bàng quang.
- Hệ thống tiêu hóa dưới: gồm hậu môn và trực tràng.
Vai trò của sàn chậu là neo giữ các cơ quan này đúng ở vị trí của mình. Nhờ đó, các cơ quan sẽ không bị sa xuống dưới khi ư gặp phải vận động mạnh như chạy nhảy, chơi thể thao… Ngoài ra hoạt động kiểm soát đóng mở của lỗ tiểu, âm đạo, hậu môn nhờ các cơ sàn chậu mà thực hiện một cách tự chủ hơn.
Rối loạn vùng chậu là gì?
Rối loạn vùng chậu xảy ra khi dây chằng cơ sàn chậu bị lão hóa, không có khả năng co giãn như bình thường. Vì thế nó khiến cho các cơ quan bên trong vùng chậu không được neo giữ chắc chắn như trước. Điều này sẽ dẫn tới các bệnh lý sau:
- Rối loạn tiểu tiện.
- Rối loạn đại tiện.
- Rối loạn sinh hoạt tình dục.
Tần suất xảy ra rối loạn sàn chậu ở nữ giới cao gấp 4 lần nam giới. Điều này liên quan tới các yếu tố như thiếu hụt nội tiết tố, mang thai và sinh nở… Rối loạn sàn chậu gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh, khiến sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng, tinh thần sa sút.
Nguyên nhân nào gây ra rối loạn vùng chậu?
Theo các chuyên gia, những nguyên nhân có thể góp phần gây ra tình trạng rối loạn sàn chậu như:
- Gặp phải chấn thương vùng chậu.
- Biến chứng sau khi sinh nở tự nhiên.
- Béo phì, khiến các cơ sàn chậu bị quá tải.
- Thực hiện phẫu thuật tại vùng chậu.
- Thương tổn thần kinh.
Tuy nhiên trong đa số trường hợp, rất khó để tìm ra một nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này.
Triệu chứng rối loạn vùng chậu
Bạn hãy kiểm tra cơ thể xem có gặp phải những triệu chứng sau đây không để xác định tình trạng bệnh của mình:
Tiểu tiện bất thường
Người bị rối loạn vùng chậu thường:
- Dễ bị són tiểu do chạy nhảy, hoạt động nặng.
- Khi mắc tiểu không đi tiểu được.
- Ban đêm phải đi tiểu nhiều lần.
- Tiểu nhiều lần trong ngày, luôn cảm thấy buồn tiểu.
- Tiểu khó, tiểu không hết.
Đại tiện bất thường
Người bị rối loạn sàn chậu thường:
- Khi hắt hơi, khi ho hoặc chạy nhảy có cảm giác són hơi, són phân.
- Táo bón trong một thời gian dài.
Sa các cơ quan
Người bị rối loạn vùng chậu dễ bị sa các cơ quan như tử cung, bàng quang, ruột, trực tràng.
Rối loạn quan hệ tình dục
Người bị rối loạn sàn chậu thường suy giảm ham muốn tình dục, khi quan hệ tình dục cảm thấy đau, và có cảm giác cửa mình rộng hơn bình thường.
Đau mãn tính vùng chậu
Những cơn đau vùng chậu thường xuất hiện, cụ thể là tại vị trí bụng dưới, thắt lưng chậu và cửa mình.
Đối tượng nào có nguy cơ mắc rối loạn vùng chậu?
Rối loạn vùng chậu gặp nhiều ở nữ giới, đặc biệt là những nhóm người sau:
- Chị em tuổi tác gia tăng, mang thai nhiều lần khiến cơ sàn chậu suy yếu.
- Phụ nữ suy giảm nội tiết tố do đến thời kỳ mãn kinh.
- Phụ nữ béo phì.
- Những người táo bón lâu năm, ho mãn tính khiến ổ bụng gặp áp lực 1 thời gian dài.
- Phụ nữ phải bê vác nặng nhọc trong một thời gian dài.
Chẩn đoán rối loạn vùng chậu như thế nào?
Tại cơ sở y tế, việc chẩn đoán bệnh rối loạn sàn chậu sẽ được thực hiện như sau:
- Thăm khám lâm sàng: Bạn được bác sĩ hỏi về tiểu sử bệnh, sau đó được quan sát triệu chứng, thực hiện kiểm tra về vị trí co thắt cơ.
- Bác sĩ sẽ dùng một thiết bị chuyên dụng đưa vào trong âm đạo hoặc trực tràng để kiểm tra khả năng điều khiển cơ vùng chậu, cũng như tình trạng co thắt của những cơ này.
- Bác sĩ cũng có thể cho bạn kiểm tra sự co giãn cơ vùng chậu bằng cách dán điện cực ở đáy chậu. Đối với nữ, đây là khu vực giữa hậu môn và âm đạo. Còn đối với nam, đây là khu vực giữa hậu môn và bìu.
Điều trị rối loạn vùng chậu ra sao?
Trong đa số các trường hợp không cần đến phẫu thuật, rối loạn sàn chậu cũng có thể được điều trị thành công.
Hiện nay có các phương pháp sau sau có thể áp dụng để điều trị rối loạn vùng chậu:
Điều trị bằng thuốc
Loại thuốc bác sĩ thường kê là thuốc giãn cơ liều thấp để điều trị sự rối loạn trong hoạt động chức năng của vùng chậu.
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu này tác động chủ yếu tới ruột và bàng quang, giúp người bệnh kiểm soát quá trình tiểu tiện và đại tiện.
Điều trị bằng vòng nâng Pessary
Những người bị sa các cơ quan vùng chậu thường được áp dụng biện pháp này.
Phẫu thuật
Trong trường hợp bị sa trực tràng mà việc áp dụng biện pháp khắc phục khác không hiệu quả, bác sĩ sẽ cho người bệnh thực hiện phẫu thuật.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Người bệnh được khuyên nên uống đủ 1,5 – 2l nước mỗi ngày, áp dụng một chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh và hoa quả. Đồng thời người bệnh cũng cần tự kiểm soát cân nặng, có biện pháp giảm cân nếu quá béo phì.
Tập luyện bài tập dành cho sàn chậu
Các bài tập cơ sàn chậu có thể giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả tình trạng tiểu đêm, tiểu són, són hơi, són phân… Không những thế, luyện tập đúng cách còn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng sa trực tràng, sa bàng quang, sa tử cung. Nếu đã bị sa, việc tập luyện sẽ giúp tình trạng này không trở nên quá nặng nề.
Đặc biệt, các bài tập cơ sàn chậu còn mang lại cảm giác tự tin, thoải mái cho người bệnh, tăng cảm giác và ham muốn tình dục cho cả nam và nữ.
Kỹ thuật thư giãn
Việc thực hiện các biện pháp thư giãn như tắm nước nóng, yoga, thiền cũng thích hợp cho những người bị rối loạn vùng chậu.
Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh rối loạn vùng chậu. Tuy không gây nguy hiểm tính mạng nhưng cuộc sống uống và sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi căn bệnh này. Vì lý do đó, việc cần ưu tiên là phải sớm để ý những triệu chứng của bệnh để có biện pháp đối phó kịp thời.
Nguồn tham khảo khoa học:
- Pelvic inflammatory disease. (2019).
womenshealth.gov/a-z-topics/pelvic-inflammatory-disease - Pelvic inflammatory disease (PID) — CDC fact sheet. (2015).
cdc.gov/std/pid/stdfact-pid.htm