Rong kinh là gì mẹo vặt chữa rong kinh nhanh nhất
Bài viết có ích: 9750 lượt bình chọn
Rong kinh là tình trạng máu kinh chảy nhiều bất thường trong những ngày hành kinh, và là 1 biểu hiện phổ biến của rối loạn kinh nguyệt. Nữ giới bị rong kinh thì cả sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể đều bị ảnh hưởng. Bài viết sau sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan về chứng rong kinh ở nữ giới!
Rong kinh là gì?
Rong kinh là hiện tượng xuất huyết quá nhiều khi hành kinh, hoặc kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, cho thấy những bất thường. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường thì thời gian hành kinh chỉ từ 3 – 5 ngày, và lượng máu mất đi vào khoảng 50 – 80ml. Nhưng khi rong kinh, số ngày có thể kéo dài trên 7 ngày, và bạn cũng mất hơn 80ml máu. Vì thế rong kinh sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của nữ giới.
Tỉ lệ bị rong kinh ở những người đã có gia đình cao hơn chị em vẫn còn độc thân. Hiện tượng rong kinh kéo dài nếu không được lưu ý chữa trị kịp thời có thể làm chị em mất máu quá nhiều. Người bị rong kinh dễ bị chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi cơ thể, dễ mắc thêm các bệnh phụ khoa…
Nguyên nhân bị rong kinh
Chuyên gia của tư vấn phụ khoa cho biết nguyên nhân phổ biến khiến chị em phụ nữ bị rong kinh bao gồm:
Mất cân bằng hormone gây rong kinh rong huyết
Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, hormone estrogen và progesterone có sự cân bằng thì sẽ kích thích niêm mạc tử cung dày lên ở mức vừa phải, sau đó bong ra trong những ngày kinh nguyệt.
Nếu nội tiết tố mất cân bằng, nội mạc tử cung sẽ phát triển bất thường, quá mức cần thiết. Nếu trứng không thụ tinh thì khi lớp niêm mạc bong ra, sẽ khiến chị em chảy nhiều máu kinh.
Rong kinh tuổi dậy thì hay tuổi tiền mãn kinh đều xuất hiện do hormone nội tiết mất cân bằng, đây là hiện tượng hết sức tự nhiên. Nhưng mất cân bằng hormone cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý. Đó là các bệnh như béo phì, hội chứng buồng trứng đa nang, kháng insulin cũng như các vấn đề tuyến giáp.
Bị rong kinh cả tháng do rối loạn chức năng buồng trứng
Nếu buồng trứng không rụng trứng trong thời gian kinh nguyệt, cơ thể chị em sẽ không sản sinh hormone progesterone như bình thường. Mất cân bằng hormone xảy ra lúc này dẫn tới tình trạng rong kinh.
U xơ tử cung
Đây là những khối u lành tính (không ung thư) ở tử cung xuất hiện trên cơ thể chị em trong độ tuổi sinh sản. U xơ tử cung có thể gây ra triệu chứng chảy máu kinh nguyệt kéo dài.
Polyp tử cung
Khối polyp là khối u lành tính có kích thước nhỏ mọc trên niêm mạc tử cung chị em. U này cũng làm chị em chảy máu kinh nguyệt nặng và kéo dài.
Lạc nội mạc tử cung
Các tế bào bất thường từ nội mạc tử cung dễ phát triển mạnh và lan ra ngoài. Những tế bào này gây ra nhiều ảnh hưởng, trong đó có việc chảy máu nặng khi hành kinh, đi kèm cảm giác đau.
Biến chứng thai kỳ
Ra máu khi mang thai có lúc là dấu hiệu nhau thai nằm ở nơi bất thường hoặc sảy thai.
Ung thư
Rong kinh bất thường có thể do ung thư cổ tử cung hay ung thư tử gây ra, đặc biệt với phụ nữ mãn kinh hoặc trước đó có kết quả xét nghiệm PAP không bình thường.
Rối loạn chảy máu do di truyền
Một số rối loạn chảy máu là do gen di truyền bất thường gây ra, ví dụ như bệnh von Willebrand – 1 bệnh do gen làm thiếu hụt yếu tố đông máu trong cơ thể. Điều này cũng gây rối loạn rong kinh.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể làm chảy máu kinh kéo dài, bao gồm:
– Thuốc chống viêm.
– Thuốc nội tiết tố, ví dụ như chứa estrogen và progestin.
– Thuốc chống đông máu như warfarin hoặc enoxaparin…
Do bệnh lý
Một số bệnh lý ví dụ bệnh gan hoặc thận… làm ảnh hưởng kinh nguyệt và cũng gây rong kinh ở nữ giới. Các căn bệnh phụ khoa viêm nhiễm, viêm lộ tuyến, vùng chậu,… cũng có thể gây rong kinh cho nữ giới.
Rong kinh do áp dụng biện pháp tránh thai
Hiện nay các phương pháp tránh thai dành cho nữ giới vô cùng đa dạng. Chúng thường gây tác động đến tử cung hoặc hệ nội tiết tố, gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nghuyệt của chị em. Rong kinh do áp dụng biện pháp tránh thai có thể bao gồm:
Uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh
Thuốc tránh thai hàng ngày của chị em phụ nữ có chứa các hormone nội tiết như progestin và một estrogen. Thuốc có tác dụng ngăn cảnh tinh trùng gặp trứng, ngăn cản trứng làm tổ và ngăn cản niêm mạc tử cung dày lên. Thuốc tránh thai hàng ngày cũng có tác dụng phụ là gây ra hiện tượng rong kinh. Rong kinh khi dùng thuốc tránh thai hàng ngày được cho là hiện tượng bình thường nếu như nó chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn là hết. Cụ thể, cơ thể bạn cần khoảng 6 tháng mới có thể hoàn toàn thích ứng với thuốc tránh thai hàng ngày. Còn nếu bạn thấy tình trạng rong kinh càng trở nên nặng nề hơn thì cần đến các cơ sở y tế kiểm tra xem vấn đề nằm ở đâu, có nguy hiểm không.
Cấy que tránh thai bị rong kinh
Khi chị em cấy que tránh thai, vì trong que chứa hormone nội tiết nên trong cơ thể chị em cũng sẽ gặp vài vấn đề bất thường về nội tiết, khiến rối loạn kinh nguyệt xảy ra. Rong kinh và vô kinh là những tình trạng thường thấy nhất. Tùy vào cơ địa mỗi người mà tác dụng phụ này của que tránh thai sẽ biểu hiện ở mức độ khác nhau, với thời gian kéo dài không giống nhau. Tình trạng rong kinh với người này chỉ xảy ra trong một tháng, nhưng cũng có những trường hợp rong kinh hay vô kinh triền miên suốt 1 năm, gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
Theo các chuyên gia, chưa có gì đáng lo nếu bạn rong kinh sau khi đặt que tránh thai khoảng 6 tháng, mà lượng máu kinh chảy ra không quá nhiều. Trong trường hợp này chỉ cần dùng băng vệ sinh mỏng để thấm máu mỗi ngày, và thay băng vệ sinh đúng lúc là được.
Đặt vòng bị rong kinh
Đặt vòng tránh thai là cách ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn được nhiều chị em ưa chuộng sử dụng vì chi phí tiết kiệm và hiệu quả cao. Theo chuyên gia, đặt vòng bị rong kinh không có gì bất thường. Ngược lại, tình trạng này hết sức bình thường và có thể xuất phát từ một hoặc một vài nguyên nhân sau:
– Đặt vòng tránh thai xong bị rong kinh có thể là do nội tiết tố trong vòng tránh thai khiến nội mạc tử cung dày lên. Lúc này lượng máu kinh cũng chảy ra nhiều hơn mỗi khi chị em tới ngày “rụng dâu”.
– Tử cung có vật thể lạ nên vẫn chưa thích ứng được: Đây là nguyên nhân mà nhiều chị em gặp phải nhất. Trong trường hợp này rong kinh chỉ xuất hiện một thời gian ngắn chị em cũng không cần thiết phải lo lắng quá nhiều.
– Nồng độ Fibrinogen tăng cao: điều này khiến cho đặc tính thay đổi, cũng gây ra tình trạng rong kinh ở nữ giới.
– Lượng Prostaglandin do cơ thể tổng hợp và phóng ra tăng lên so với bình thường.
– Đặt vòng tránh thai sai vị trí, đặt không đúng kỹ thuật làm ảnh hưởng tới tử cung và gây ra tình trạng rong kinh bất thường.
– Vòng tránh thai bị tuột khỏi vị trí đặt nên tuột sâu vào bên trong âm đạo, cọ xát niêm mạc, làm tổn thương cổ tử cung. Điều này khiến cho rong kinh xảy ra, và chị em cũng bị đau bụng dưới thường xuyên.
– Do kích thước vòng tránh thai quá lớn nên chị em khó thích nghi.
– Do cơ địa không phù hợp, nên khiến chị em bị dị ứng vòng tránh thai, chảy máu âm đạo nhiều, dẫn tới rong kinh.
– Quan hệ tình dục sau đặt vòng tránh thai làm tử cung chị em co bóp mạnh mẽ, hệ quả là vòng tránh thai bị xô lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Lúc này nó dễ gây cọ xát, làm xước niêm mạc tử cung, gây ra rong kinh kéo dài.
Với những trường hợp này, tốt nhất chị em cần bình tĩnh và thoải mái, không nên lo lắng quá nhiều. Chị em hãy cứ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý để nhanh chóng lấy lại sự ổn định như cũ. Chỉ cần sự cân bằng nội tiết tố được thiết lập trở lại thì vấn đề rong kinh sẽ được giải quyết, chị em lại quay trở về cuộc sống sinh hoạt như bình thường.
Tuy nhiên, nếu như rong kinh kéo dài mà chị em thấy chưa có biểu hiện kết thúc, hãy di chuyển nhanh chóng tới cơ sở y tế để được trợ giúp từ phía các y bác sĩ. Trong những trường hợp cần thiết, chị em có thể chuyển sang biện pháp tránh thai khác an toàn và phù hợp với cơ địa của mình hơn.
Dấu hiệu triệu chứng của bệnh rong kinh là gì?
Đôi khi rong kinh khá khó để nhận ra, bởi có rất nhiều tác động khác nhau có thể làm kinh nguyệt thay đổi. Tuy nhiên nếu quan sát thạt kỹ thì các bạn có thể nhận biết được rong kinh. Thông thường, nó đi kèm những triệu chứng như:
Kinh nguyệt ra nhiều
Tình trạng ra máu kinh nhiều, kéo dài gọi là kinh nguyệt ra nhiều. Chị em bị ra nhiều máu kinh thì thường cứ 1-3 giờ trôi qua đã phải thay băng vệ sinh một lần
Máu kinh không chỉ chảy nhiều vào ban ngày mà còn biểu hiện rõ vào ban đêm. Nhiều chị em rơi vào tình cảnh này phải dùng đến băng vệ sinh ban đêm mới có kể kiểm soát được lượng máu chảy mỗi khi chu kỳ đến..
Chị em nên tự theo dõi tình trạng của bản thân, nếu thấy chu kỳ kinh kéo dài nhiều hơn 7 ngày, lượng máu mỗi kỳ lại nhiều hơn 80ml thì hãy hẹn gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biện pháp điều trị rong kinh bất thường. mình.
Xuất huyết nặng trong 2 kỳ kinh nguyệt liên tiếp
Nếu nhận thấy máu kinh chảy nhiều và kéo dài trong 2 chu kỳ kinh liên tiếp, bạn cũng cần lưu ý.
Máu kinh sẫm hơn bình thường
Thông thường máu kinh của chị em ra tương đối loãng và có màu đỏ sẫm. Thế nhưng nếu máu kinh nguyệt có màu thẫm hơn bình thường, lại đặc hơn, thì bạn nên lưu ý và có phản ứng phù hợp.
Máu kinh vón thành cục lớn
Có nhiều nguyên nhân khiến máu kinh chảy ra bị vón cục. Đây là biểu hiện hết sức bình thường khi chị em bước vào chu kỳ kinh. Tuy nhiên, nếu các cục máu đông này có kích thước lớn bất thường thì dù thế nào bạn cũng cần cẩn trọng.
Hay bị đau bụng dưới
Một trong những triệu chứng mà các bệnh nhân rong kinh hay gặp phải chính là đau bụng dưới. Biểu hiện này không dễ gì phân biệt được với đau bụng kinh thông thường. Vì thế tốt nhất bạn nên đi thăm khám để xác định rõ ràng triệu chứng và tình trạng bệnh.
Mệt mỏi, có triệu chứng của thiếu máu
Khi bị xuất huyết nhiều trong 1 thời gian dài, ai cũng sẽ cảm thấy mỏi mệt hơn bình thường. Lúc này vì thiếu máu, sắc mặt của chị em sẽ nhạt nhòa, vàng vọt, kém sắc hơn. Chị em dễ bị thở dốc, hoa mắt, chóng mặt. Tất cả những triệu chứng này đều cho thấy tình trạng thiếu máu nghiêm trọng, cần cảnh giác, lưu ý và bổ sung máu kịp thời.
Rong kinh sau sinh
Thường thì sau khi chị em sinh con, tùy vào cơ địa của mỗi người, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường vào thời điểm thích hợp. Trung bình khoảng thời gian này là khoảng 6 tháng. Theo các chuyên gia, trong quá trình mẹ bầu mang thai và sinh nở, hàm lượng hormone nội tiết thay đổi rất nhiều, khiến cho chu kỳ kinh nguyệt sau sinh trở nên khác biệt nhiều so với trước. Rong kinh sau sinh là hiện tượng phổ biến, xảy do cơ thể đang trong quá trình đào thải mô thừa và máu từ trong tử cung ra ngoài.
Khi bị rong kinh sau sinh, các chuyên gia khuyên chị em nên:
– Giữ tâm lý thoải mái vui vẻ, không lo lắng và căng thẳng.
– Giữ vệ sinh thật sạch sẽ khu vực vùng kín.
– Tạm dừng chuyện quan hệ vợ chồng tới khi khỏe hẳn.
– Duy trì cuộc sống sinh hoạt, chế độ ăn uống điều độ.
Bệnh rong kinh có nguy hiểm không?
Rong kinh rong huyết kéo dài khiến sức khỏe và cuộc sống đời thường của chị em phụ nữ bị ảnh hưởng trực tiếp. Đây cũng đồng thời là tác nhân gây ra những vấn đề phụ khoa nghiêm trọng với chị em như:
– Thiếu máu kéo dài do rong kinh, gây suy nhược cơ thể.
– Vi khuẩn, nấm có điều kiện thuận lợi để tấn công ngược dòng, gây ra viêm nhiễm phụ khoa. Những căn bệnh điển hình là viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm tắc vòi trứng, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm vùng chậu…
– Ảnh hưởng tới khả năng làm mẹ sau này của người phụ nữ.
– Làm gián đoạn cuộc sống, cũng như sinh hoạt vợ chồng.
Bị rong kinh phải làm sao?
Khi bị rong kinh, chị em tốt nhất nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra, xác định nguyên nhân, đồng thời có hướng điều trị phù hợp. Không hề khó để điều trị rong kinh. Tuy nhiên, rong kinh điều trị thế nào còn tùy vào nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ, cũng như cơ địa của từng người.
Bị rong kinh uống thuốc gì?
Để kiểm soát tình trạng rong kinh kéo dài, bác sĩ thường cho chị em dùng thuốc đđiều hòa vòng kinh. Cụ thể một số loại thuốc hay được chỉ định như :
– Thuốc giảm đau
– Thuốc chống viêm không steroid
– Thuốc tránh thai
– Các liệu pháp hormone giúp cân bằng nội tiết tố…
Chữa rong kinh bằng cách phẫu thuật
Các bệnh lý hay vấn đề tại buồng trứng, tử cung… là vấn đề nghiêm trọng. Nhiều trường hợp cần làm phẫu thuật để loại bỏ các yếu tố nguy cơ, mới giúp người bệnh phục hồi hoạt động của các cơ quan sinh dục tương ứng, khắc phục tình trạng rong kinh kéo dài.
Cách chữa rong kinh nhanh nhất tại nhà
Bạn có thể làm giảm triệu chứng rong kinh bằng cách làm theo những mẹo vặt dân gian chữa rong kinh phổ biến dưới đây:
Mẹo vặt chữa rong kinh với gừng
Từ xưa, gừng đã được ông bà ta sử dụng để chữa những căn bệnh như: cảm cúm, ho, viêm họng, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới… Điều này là nhờ tính nóng, cay của gừng có khả năng làm ấm cơ thể, chống lạnh, hồi dương, ôn trung… Với các tính chất đó, gừng cũng giúp bạn giảm các triệu chứng đau bụng, rong kinh trong kỳ kinh nguyệt.
Các bước trị rong kinh với gừng:
– Lấy 1 củ gừng tươi, sau khi rửa thì gọt sạch vỏ để thái chỉ nhỏ.
– Cho các sợi chỉ gừng vào nồi, đun sôi với 1 bát nước.
– Khi nước sôi thì lọc lấy nước, pha thêm 1 thìa mật ong nếu thích và uống vào buổi tối.
Tình trạng rong kinh cũng như kinh nguyệt không đều sẽ được giải quyết sau 1 thời gian áp dụng cách này.
Làm sao để chấm dứt rong kinh: sử dụng đu đủ xanh
Đu đủ xanh với chị em nữ giới có rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Nó giúp chữa rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, điều hòa tâm lý và giảm căng thẳng.
Chị em chỉ cần gọt vỏ đu đủ xanh, đem rửa thật sạch và cắt thành những miếng vừa phải, ép lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2 cốc nước đu đủ xanh có thể hỗ trợ cải thiện hiện tượng rong kinh hiệu quả.
Thuốc trị rong kinh với cây huyết dụ
Không nhiều người biết đến công dụng của cây huyết dụ trong việc tán máu ứ, cầm máu, làm mát huyết, trị bệnh lao phổi, thổ huyết, kiết lị ra máu… và điều trị rong kinh.
Mẹo vặt dân gian chữa rong kinh bằng cây huyết dụ như sau:
– Rửa sạch 3 – 4 lá huyết dọ tươi và thái nhỏ.
– Nấu lá huyết dụ với 1 bát nước nhỏ 200ml, khi nào nước cạn chỉ còn một nửa thì tắt bếp.
– Nước thuốc cần uống mỗi ngày 2 lần, uống trong 2 đến 3 tuần liên tục trước khi tới kỳ kinh.
Thuốc điều trị rong kinh bằng cây ích mẫu
Ích mẫu là cây cùng họ với bạc hà, có khả năng điều trị bế kinh tắc kinh, rong kinh, rong huyết, ứ máu sau sinh… Ngoài ra, cây ích mẫu cũng là nguyên liệu quan trọng để chữa viêm thận, phù thũng, huyết áp cao… trong các bài thuốc dân gian.
Cách trị rong kinh sử dụng cây ích mẫu:
– Bạn lấy 30g ích mẫu để đem phơi khô.
– Cho ích mẫu khô sắc với 300ml nước. Khi nào nước còn phân nửa thì tắt bếp.
– Chắt lấy nước ích mẫu cốt, uống 2 lần mỗi ngày.
Uống thuốc cầm máu khi bị rong kinh với cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi có tính lạnh, vị ngọt, được sử dụng để cầm máu rất tốt nên thường được ứng dụng để điều trị rong kinh.
Cách thực hiện như sau: Rửa sạch 2 – 3 nắm lá nhọ nồi tươi, đem ngâm với nước muối loãng. Tiếp theo, hãy dùng máy xay để xay nhuyễn lá nhọ nồi, chắt lấy nước uống. Cách này có thể làm trước hoặc trong những ngày hành kinh để trị rong kinh.
Bị rong kinh uống gì hết? Nước rau dền
Rau dền không chỉ dùng để chế biến món rau rất ngon, còn có thể lợi tiểu, thanh nhiệt, ngừng tả, trị bệnh phù thũng, bệnh lỵ, bệnh thận và điều hòa kinh nguyệt.
Rau dền được dùng bằng ách lấy thân và lá để nấu nước uống. Bạn chỉ cần uống mỗi ngày 10 – 15g rau là đã thấy rong kinh được điều trị hiệu quả.
Bị rong kinh nên ăn gì?
Rong kinh nên ăn gì là thắc mắc thường gặp của chị em. Chế độ ăn tốt sẽ giúp bệnh nhân rong kinh chữa bệnh thêm hiệu quả. Chế độ đó bao gồm:
– Các loại hạt và ngũ cấp cung cấp vitamin B6.
– Các loại rau, củ, quả giàu vitamin B và vitamin C: Kiwi, quýt, dâu tây, bưởi, cam, ổi, đu đủ…
– Thực phẩm có chứa nhiều sắt: thịt đỏ, gan, hải sản, trứng…
– Thực phẩm với hàm lượng magie bên trong cao: đậu phụ, rong biển, cá biển, bơ…
– Các loại cá biển giàu hàm lượng Omega-3: cá thu, cá hồi, cá ngừ…
Hy vọng qua bài viết, chị em đã có những kiến thức và cái nhìn rõ ràng hơn về hiện tượng rong kinh, cũng như nắm được phương pháp điều trị rong kinh hiệu quả.