Sỏi tiết niệu

Bài viết có ích: 9750 lượt bình chọn

Sỏi tiết niệu là bệnh lý khá thường gặp. Sỏi tiết niệu gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh, nhất là khi đi tiểu. Ngoài ra nó còn gây biến chứng làm suy giảm chức năng của thận. Vậy sỏi tiết niệu là gì? Bệnh sỏi tiết niệu do nguyên nhân nào gây ra và cách điều trị như thế nào? Chúng ta sẽ cùng giải đáp trong nội dung sau đây!

Sỏi tiết niệu là gì?

Sỏi tiết niệu là sự xuất hiện của sỏi trong đường tiết niệu. Điều đó có nghĩa là sỏi có thể xuất hiện ở thân, ở niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo. Tất cả các vấn đề này đều gây ra những ảnh hưởng nhất định với sức khỏe và cần thăm khám sớm.

Nguyên nhân gây nên sỏi tiết niệu là gì?

Ảnh minh họa

Sỏi trong đường tiết niệu thường là các loại muối khoáng hòa tan như canxi oxalat, urat… trong nước tiểu. Một số nguyên nhân khiến sỏi hình thành là:

  • Lưu lượng nước tiểu giảm
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Thay đổi pH nước tiểu
  • Đường tiết niệu bị dị dạng
  • Hoặc do yếu tố di truyền

Các yếu tố trên khiến cho muối khoáng hòa tan bị kết tinh. Ban đầu chỉ là một nhân nhỏ, sau đó sẽ lớn dần thành sỏi tiết niệu.

Những đối tượng dễ bị sỏi tiết niệu là:

  • Những người bị bất thường bẩm sinh ở đường tiết niệu
  • Trong gia đình đã có người mắc sỏi tiết niệu
  • Bị viêm đường tiết niệu, tái nhiễm nhiều lần
  • Uống quá ít nước
  • Bệnh nhân bị nằm liệt giường lâu ngày
  • Mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa
  • Người lao động trong môi trường nóng
  • Hay nhịn tiểu
  • Do sử dụng một số loại thuốc

Triệu chứng bệnh sỏi tiết niệu?

Tùy vào vị trí sở hình thành sỏi, người bệnh có thể có các triệu chứng khác nhau. Nhìn chung biểu hiện của bệnh phải tiết niệu là:

  • Đau vùng thắt lưng: Cảm giác nặng nề và đau tức khó chịu, nhất là khi vận động mạnh.
  • Đau cấp tính: Sau lao động nặng nhọc có thể bị cơn đau quặn thắt cổ ở thận một cách đột ngột. Cơn đau lan từ thắt lưng xuống bộ phận sinh dục. Điều này có thể do sỏi thận rơi xuống niệu quản.
  • Đi tiểu ra máu khiến nước tiểu có màu đỏ nhạt
  • Đi tiểu ra sỏi: ít gặp hơn
  • Đi tiểu ra mủ khiến nước tiểu đục.
  • Sỏi tiết niệu dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể khiến người bệnh bị sốt cao, nôn và buồn nôn, tiểu buốt
  • Bệnh sỏi bàng quang khiến người bệnh đi tiểu ngắt quãng, tiểu rắt, tiểu buốt
  • Sỏi niệu đạo gây ra tình trạng tiểu khó, bí tiểu, đau buốt ở đầu bãi

Ngoài những triệu chứng này thì sỏi đường tiết niệu còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm đường tiết niệu. Nếu để lâu không điều trị, chức năng của thận sẽ suy giảm và khiến người bệnh bị suy thận cấp hoặc mãn tính.

Cách điều trị sỏi tiết niệu

Điều trị tán sỏi to

Bệnh sỏi tiết niệu hoàn toàn có thể điều trị được nhất là khi phải còn nhỏ. Sỏi lớn đã gây nhiều biến chứng kiến việc điều trị phức tạp và tốn kém hơn. Các phương pháp để điều trị sỏi tiết niệu là: 

Điều trị sỏi thận và sỏi niệu quản

Bác sĩ điều trị nội khoa trong những trường hợp sau:

  • Kích thước sỏi nhỏ hơn 5 mm
  • Sỏi chưa gây biến chứng, chức năng của thận vẫn tốt
  • Cơ thể vẫn khỏe mạnh mà không có bệnh mãn tính

Phẫu thuật mổ hở được áp dụng trong các trường hợp nặng như:

  • Có nhiều sỏi san hô
  • Tán sỏi xảy ra tai biến
  • Sỏi làm hẹp đường tiết niệu

Khi đó người bệnh có thể phải mở bể thận mở, niệu quản, để lấy sỏi. Đồng thời bác sĩ sẽ dẫn lưu thận khi mổ hoặc loại bỏ thận nếu thận không còn chức năng.

Tán sỏi là biện pháp được áp dụng rộng rãi:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể khi sỏi niệu quản nhỏ hơn 2 cm trong khi thận vẫn hoạt động tốt.
  • Tán sỏi nội soi bằng việc sử dụng laser: áp dụng với trường hợp và nhỏ hơn 2cm chức năng thận còn tốt.
  • Lấy sỏi qua da: Áp dụng với sỏi san hô, sỏi thận hoặc sỏi ở ⅓ trên niệu quản.
  • Nội soi phúc mạc lấy sỏi: Áp dụng với sỏi lớn hơn 1 cm và điều trị bằng các phương pháp trên không thành công.

Điều trị sỏi bàng quang

Bệnh sỏi bàng quang cũng được điều trị bằng 3 phương pháp như sau:

  • Điều trị nội khoa: Áp dụng khi sỏi nhỏ. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm và giãn cơ để điều trị.
  • Nội soi nếu sỏi <3 cm.
  • Phẫu thuật nếu sỏi >3cm và kèm theo các bệnh gây hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt.

Điều trị sỏi niệu đạo

  • Gắp sỏi qua miệng sáo với sỏi ở niệu đạo trước
  • Nếu sỏi ở niệu đạo sau thì đẩy vào trong bàng quang, sau đó mới điều trị
  • Phẫu thuật nhớ sản bị kẹt ở niệu đạo và không gắp cũng không đẩy vào bàng quang được.  

Cách phòng tránh sỏi tiết niệu?

Để phòng ngừa bệnh sỏi tiết niệu, bạn nên thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Không nên nhịn tiểu
  • Vệ sinh vùng kín tốt để ngăn ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu
  • Tập luyện thể thao thường xuyên và vừa sức

Trên đây là những thông tin về bệnh sỏi đường tiết niệu. Đây là bệnh lý gây ra nhiều đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt và có thể gây biến chứng nặng nề đến thận. Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng việc thực hiện lối sống lành mạnh. Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh sỏi đường tiết niệu và có biện pháp để bảo vệ sức khỏe.

Phòng khám đang có chương trình khuyến mãi dành cho bệnh nhận đăng ký mã đặt hẹn khám trước:

  • MIỄN PHÍ: 150.000 đồng phí khám ban đầu
  • GIẢM 30%: phí thủ thuật
  • TẶNG KÈM 1 DỊCH VỤ: khi làm 1 thủ thuật
  • Gói khám PHỤ KHOA chỉ từ 580k

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Lý do bạn nên lựa chọn
phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội

  • Cơ sở vật chất tiện nghi thiết bị hiện đại
  • Đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm
  • Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
  • Chăm sóc chu đáo Bảo mật thông tin
  • Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7
  • Chương trình ưu đãi hàng tháng

ĐẶT HẸN KHÁM

Bình luận đã bị đóng.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hệ thống tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc tình trạng bệnh chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình

Số điện thoại