Tại sao bầu không được cầm kim, nằm võng, ngồi xổm, với tay
Bài viết có ích: 3574 lượt bình chọn
Mang thai được coi là một trong những thời điểm cực kỳ nhạy cảm đối với chị em phụ nữ. Vì thế, tại sao mang bầu không được cầm kim, không được nằm võng, không được ngồi xổm,… luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm từ phía chị em. Vậy thực hư như thế nào, tuvanphukhoa.com sẽ giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng nhất.
Tại sao bầu không được cầm kim?
Theo quan niệm của người xưa, phụ nữ mang thai không nên động vào kim. Nếu động vào kim, em bé khi sinh ra mắt sẽ nhỏ, thai phụ sẽ bị hậu sản, bị rong kinh sau khi sinh, khiến sức khỏe của sản phụ bị suy giảm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh thai phụ cầm kim sẽ ảnh hưởng sức khỏe về sau.
Trên thực tế, mẹ bầu sử dụng kim chỉ sẽ không gây hại cho sức khỏe, nhưng nếu mẹ bầu sử dụng kim chỉ trong thời gian dài sẽ dễ mẹ bầu bị mỏi và nhức mắt. Khiến sức khỏe, tâm trạng của mẹ bầu bị ảnh hưởng. Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Vì thế, với những thai phụ mang bầu đang làm những công việc liên quan đến kim chỉ nên hạn chế sử dụng, tuy nhiên cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để không bị mỏi mắt, sức khỏe bị ảnh hưởng.
Tại sao có bầu không được nằm võng?
Mang bầu có được nằm võng không, nằm võng khi mang thai có ảnh hưởng gì? Nằm võng khi có bầu là một trong những lựa chọn được nhiều thai phụ lựa chọn, bởi sẽ giúp thai phụ có giấc ngủ ngon hơn so với nằm trên giường.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa thì mẹ bầu không nên mằn võng trong thời kỳ mang thai. Nếu không sẽ gây ảnh hưởng nguy hiểm đến cả mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi như:
- Thai nhi sẽ bị chèn ép
Khi nằm võng mẹ bầu phải nằm trong tư thế người bị gập lại. Khiến thai nhi trong bụng bức bối khó chịu.
- Mẹ bầu có thể bị ngã khi nằm
Mang bầu khiến việc di chuyển của mẹ bầu sẽ gặp khó khăn. Nếu không may nằm võng bị ngã sẽ gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn thai nhi.
- Mẹ bầu gặp khó khăn trong hoạt động hô hấp
Nằm võng thường phần đầu và chân sẽ cao, nhưng phần thân lại ở vị trí thấp. Khiến lồng ngực phải chịu áp lực, hoạt động của hệ hô hấp bị cản trở, mẹ bầu sẽ khó thở hơn so với bình thường.
Thêm vào đó, tư thế nằm võng còn khiến việc lưu thông máu lên não gặp của mẹ bầu gặp khó khăn, làm cho tim phải chịu sức ép. Mẹ bầu bị thiếu máu, thiếu oxy lên não, đây là điều không tốt cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
- Cột sống mẹ bầu bị ảnh hưởng
Thiếu canxi, chế độ sinh hoạt hàng ngày thiếu tính khoa học, thêm vào đó là nằm võng thường xuyên sẽ khiến cột sống mẹ bầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mẹ bầu dễ bị đau dây thần kinh cột sống hoặc bị thoát vị đĩa đệm,…
Tại sao có bầu không được ngồi xổm?
Sở dĩ chị em đang mang bầu không được ngồi xổm là do:
- Dễ làm cho tĩnh mạch mẹ bầu bị suy giảm, bị phù nề
Nguyên nhân là do cột sống mẹ bầu phải chịu áp lực khiến mạch máu ở bụng dưới bị ùn tắc.
- Bàng quang bị chịu áp lực
Ngồi xổm lâu sẽ khiến bàng quang mẹ bầu phải chịu áp lực lớn, mẹ bầu sẽ bị mệt, thẩm chí là còn bị ngất.
- Dễ khiến mẹ bầu bị ngã
Việc ngồi xổm dễ làm mẹ bầu bị mất trọng tâm do chân bị tê mỏi, vì thế mẹ bầu sẽ khó giữ được thăng bằng. Vì vậy rất dễ bị té ngã, nếu như mẹ bầu bị ngã ở 3 tháng đầu thai nhi sẽ khó giữ khỏi, bởi thai chưa bám chắc vào tử cung.
- Khiến bản thân bị đau xương khớp ở chân
Ngồi xổm là một trong những nguyên nhân khiến xương bánh chè đầu gối và dây thần kinh ở đùi phải chịu áp lực. Do đó, mẹ bầu sẽ bị đau, tê nhức chân khi ngồi xổm.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi. Những tháng đầu của thai kỳ chị em không nên ngồi xổm.
Tại sao có bầu không được với tay?
Bên cạnh thắc mắc, tại sao bầu không được cầm kim, không được ngồi xổm,… thì bầu có được với tay hay không cũng là vấn đề được nhiều chị em quan tâm.
Theo các chuyên gia, khi bầu các bạn không nên với tay, bởi khi với tay thì chân các bạn sẽ phải kiễng. Lúc này toàn bộ sức lực của cơ thể sẽ dồn về phía ngón chân. Vì trọng lượng cơ thể quá lớn cho nên mẹ bầu rất dễ bị mất cân bằng và dễ bị ngã.
Tại sao có bầu không được chụp x quang?
Sở dĩ chị em không được chụp X quang trong quá trình mang thai là bởi tia X quang khá là độc. Khi bụng của mẹ bầu tiếp xúc trực tiếp với tia X quang, dù mức nhiễm phóng xạ lớn hay thấp thì đều ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé, cụ thể:
- Mẹ bầu tiếp xúc tia X quang trực tiếp vùng bụng khi mới mang thai được 2 tuần, nguy cơ cao sẽ bị sảy thai.
- Trường hợp mẹ tiếp xúc x quang ở các bộ phận khác trong cơ thể ở 3 tháng đầu. Em bé khi sinh ra sẽ bị nhẹ cân.
- Tiếp xúc khi thai được 8 tuần thai nhi dễ bị dị tất bẩm sinh hoặc sự tăng trưởng của thai nhi sẽ bị tăng trưởng.
- Nhiễm tia bức xạ ở tuần thừ 8 đến tuần thứ 16 của thai kỳ sẽ khiến trẻ bị thiểu năng trí tuệ.
Do đó, khi đang mang thai nếu bắt buộc phải chụp tia X quang, các bạn nên thông báo cho bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Một số việc không nên làm khi có bầu
Tại sao có bầu không được đeo vàng?
Theo người xưa mẹ bầu đeo vàng sẽ khó sinh, dễ bị tràng hoa quấn cổ. Hơn nữa, em bé khi sinh ra dễ trở thành đứa bé vô duyên.
Nếu như mẹ bầu đeo vàng khi ra đường rất dễ bị cướp giật, lúc này sự an toàn của mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng.
Tại sao có bầu không được trồng cây?
Thời kỳ mang thai mẹ bầu rất dễ nhạy cảm và khó chịu với mùi. Thêm vào đó, thời gian nghỉ ngơi của thai phụ sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe, mẹ bầu không bị dị ứng, bị kích ứng. Tốt nhất mẹ bầu không nên trồng cây.
Tại sao có bầu không được xoa bụng
Việc xoa bụng bầu khi mang thai thêm vào đó lại xoa sai cách sẽ khiến tử cung bị co thắt, thai sẽ dễ bị động.
Nếu mẹ bầu xoa bụng thường xuyên sau khi thai được trên 7 tháng sẽ kích thích sinh non. Khiến ngôi thai bị ảnh hưởng, đồng thời còn khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ.
Tại sao có bầu không được ngồi giữa cửa
Cửa giữa hay giữa cửa là nơi có khả năng hút gió vô cùng tốt. Nếu như mẹ bầu thường xuyên ngồi ở đây sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, hệ miễn dịch bị suy giảm, đồng thời còn mắc nhiều bệnh lý khác.
Do đó, khi mang thai, chị em nên hạn chế ngồi cửa giữa cũng như những khu vực thoáng gió khác.
Tại sao có bầu không được đi cửa trước
Theo quan niệm mang bầu trước khi cưới nếu đi cửa trước sẽ khiến gia đình nhà trai dễ gặp xui xẻo, làm ăn không được. Vì thế, có nhiều gia đình thường ép cô dâu đi cửa sau hoặc bước qua chậu lửa hay chèo hàng rào. Đây là một hủ tục cũ ở nước ta do quan niệm và mê tín nên khiến rất nhiều cô dâu gặp phiền toái
Tại sao có bầu không được đi đám ma
Bà bầu không nên đi đám ma là bởi người lớn tuổi cho rằng em bé trong bụng dễ bị ma ám dẫn đến sảy thai. Nếu không sau khi em bé sinh ra sẽ không được thông minh khỏe mạnh.
Quan niệm này mặc dù chưa được kiểm chứng nhưng đang mang bầu mà đi đám ma sẽ khiến bà bầu dễ bị nhiễm cảm lạnh. Do sau khi mất, người chết thường bốc lên một loại khí cực lạnh.
Tại sao có bầu không được đi đám cưới
Theo quan niệm người xưa, mẹ bầu đi đám cưới sẽ khiến vợ chồng mới cưới dễ bị lục đục hoặc chia tay. Em bé khi sinh ra sẽ bị mất duyên, lớn lên có khả nguy cơ bị ế vợ ế chồng. Vì thế mẹ bầu không nên đi đám cưới nhất là 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.
Tại sao có bầu không được cắt tóc?
Sở dĩ bà bầu không nên cắt tóc khi mang thai là do trong quá trình mang thai, cơ thể thai phụ sẽ tiết ra một loạt các nội tiết tố. Chúng có thể tăng hoặc giảm khiến cho độ dày và kết cấu của tóc bị thay đổi. Tóc sẽ trở nên khô và thưa thớt hơn. Vì thế, khi mang bầu chị em thường được khuyến cáo không nên cắt tóc, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ.
Tại sao có bầu không được nhón chân?
Mang thai cơ thể của mẹ bầu sẽ nặng nề hơn, việc mẹ bầu nhón chân sẽ khiến trọng lực cơ thể của mẹ bầu dễ bị mất cân bằng. Từ đó, có thể khiến mẹ bầu bị ngã, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của thai nhi cũng như sự phát triển của thai phụ.
Như vậy, với nội dung bài viết vừa chia sẻ, các chị em đã lý giải được thắc mắc mẹ bầu không nên cầm kim, không nên cắt tóc, không được đi đám ma hay đám cưới chưa,…
Mặc dù đây chỉ là những quan niệm của người xưa, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu và khẳng định. Nhưng các cụ đã có câu “có kiêng có lành”, vì thế để đảm bảo an toàn cho thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên hạn chế nhón chân, với tay hay ngồi xổm nữa nhé!