Tại sao bị viêm nang lông? Có tự khỏi được không?
Bài viết có ích: 9750 lượt bình chọn
Viêm nang lông là bệnh lý về da thường gặp. Những nốt mụn nhỏ khiến cho mọi người cảm thấy tự ti về vẻ ngoài của mình, nhất là phái nữ. Tại sao bị viêm nang lông? Viêm nang lông có tự khỏi được không – là thắc mắc của nhiều người gửi đến tuvanphukhoa. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này nhé.
Viêm nang lông là gì? Biểu hiện như thế nào?
Viêm nang lông là tình trạng một hoặc nhiều nang lông bị viêm nhiễm. Bệnh lý này có thể xảy ra ở một vài vị trí trên cơ thể như chân tay, tóc, bộ phận sinh dục, mặt, ….
Khi mắc viêm nang lông, người bệnh có thể nhận thấy xuất hiện nốt mụn nhỏ màu đỏ hoặc mụn nhọt đầu trắng có viền quanh màu đỏ tại xung quanh nang lông. Về sau, nhiễm trùng lan rộng, có thể để lại sẹo. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như lông mọc ngược vào trong da, ngứa nang lông.
Viêm nang không không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nó có thể gây ngứa ngáy, đau nhức khó chịu. Đặc biệt, những nốt viêm nang dày đặc, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, nhất là những người yêu cái đẹp. Nếu không điều trị sớm, bệnh tái phát nhiều lần, nhiễm trùng nặng thì dễ để lại sẹo xấu.
Tại sao bị viêm nang lông?
Lý giải tại sao bị viêm nang lông, nguyên nhân gây viêm nang lông là do tụ cầu khuẩn – Staphylococcus aureus. Nhưng bên cạnh đó, viêm nang lông còn có thể xảy ra do tác nhân khác như vi khuẩn, nấm, nang lông mọc ngược, ….
Nhiễm trùng – Nguyên nhân lý giải vì sao bị viêm nang lông
Viêm nang lông xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn, virus, nấm men. Cụ thể:
Vi khuẩn
Như đã chia sẻ ở trên, loại vi khuẩn chủ yếu gây ra viêm nang lông là Staphylococcus aureus. Ngoài ra còn có vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, vi khuẩn gram âm, …
Nấm
Nấm cũng là có thể là tác nhân gây viêm nang lông. Một số loại nấm gây ra viêm nang lông có thể kể đến như nấm Trichophyton, Malassezia hoặc nấm Tinea barbae, …
Virus
Virus chủ yếu gây ra viêm nang lông là herpes simplex. Và chúng thường gây viêm nang lông ở xung quanh miệng.
Tại sao bị viêm nang lông? – Do các yếu tố không nhiễm trùng
Một số nguyên nhân không nhiễm trùng gây viêm nang lông bao gồm:
Tăng bạch cầu ái toan
Bạch cầu ái hoan trong huyết tương tăng cao gây tổn thương lên lỗ chân lông. Từ đó xảy ra tình trạng viêm nang lông.
Lông mọc ngược
Lông mọc ngược vào bên trong khiến cho dầu thừa, bã nhờn tích tụ lại và gây viêm nhiễm. Khi đó dẫn tới tình trạng viêm nang lông.
Viêm nang lông do lông mọc ngược thường xảy ra ở nách, tay, chân, cơ quan sinh dục, …
Nhiễm Demodex
Demodex là một loại bệnh gây ra bởi côn trùng sống ký sinh tạm thời ở lỗ chân lông. Sau khi giao cấu, chúng sẽ đẻ trứng ở vị trí nang lông hoặc tuyến bã, mang theo vi khuẩn và bài tiết ra chất thải. Sau khi chết, xác của chúng sẽ phân hủy trên bề mặt da, gây ra phản ứng dị ứng trên bề mặt da.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm nang lông
Ngoài những nguyên nhân trên, một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc viêm nang lông có thể kể kể đến như:
- Hệ miễn dịch yếu kém do mắc bệnh ung thư, HIV/AIDS
- Sử dụng bồn nước nóng hoặc tắm nguồn nước không đảm bảo
- Da bị tổn thương khi cạo râu
- Cạo, tẩy lông thường xuyên, không đúng cách
- Mặc quần áo chật, không thấm ướt mồ hôi
- Vệ sinh toàn thân không sạch sẽ
- Lạm dụng thuốc kháng sinh để trị mụn trứng cá, thuốc có chứa steroid
- Sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm
Viêm nang lông có tự khỏi được không?
Viêm nang lông là viêm nhiễm tại vùng nông của nang lông. Khi không được chữa trị, viêm nhiễm có thể lan sâu vào toàn bộ nang lông. Đặc biệt, khi phát triển thành mụn nhọt, có khả năng lan rộng thành viêm mô dưới da.
Tình trạng này có thể tái phát nhiều lần, gây ra không ít phiền toái cho mọi người. Do đó mà về bản chất, viêm nang lông không tự khỏi được nhưng vẫn có thể điều trị và phòng ngừa.
Chính vì vậy, khi nhận thấy triệu chứng của bệnh thì bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám chữa bệnh kịp thời.
Điều trị viêm nang lông
Tùy thuộc vào từng tình trạng, mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Với trường hợp viêm nang lông nhẹ, bác sĩ sẽ có thể hướng dẫn cách chăm sóc và khắc phục tại nhà. Còn với những trường hợp viêm nhiễm nặng, tái phát nhiều lần thì bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc hoặc các biện pháp chuyên sâu.
Dùng thuốc chữa viêm nang lông
Thuốc chữa viêm nang lông có thể ở dạng bôi hoặc dạng uống, tùy trường hợp. Các loại thuốc này có tác dụng ức chế vi khuẩn trên da, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tái tạo lại lớp sừng. Sau một thời gian, vùng da bị viêm nang lông sẽ bong tróc, các vết thâm do viêm cũng mờ dần và biến mất.
Lưu ý: Để quá trình điều trị đạt kết quả cao, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng, cách dùng. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc, liều lượng hay ngừng thuốc, tránh tình trạng nhờn thuốc. Khi cơ thể nhờn thuốc thì việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Dùng phương pháp ngoại khoa để điều trị viêm nang lông
Trường hợp viêm nhiễm nang lông nghiêm trọng, dùng thuốc không đem lại hiệu quả. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng một số phương pháp ngoại khoa để điều trị.
- Triệt lông bằng Laser: Phương pháp này dùng tia laser để nhằm phá hủy nang lông, khiến nang lông bị hủy và không thể phát triển trở lại.
- Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ để dẫn lưu mủ ra bên ngoài. Điều này giúp rút ngắn thời gian điều trị, giảm tổn thương da.
Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây giúp bạn lý giải tại sao bị viêm nang lông. Khi thấy dấu hiệu của bệnh hãy lựa chọn các cơ sở y tế để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn.