Thoát vị bẹn ở trẻ em, người lớn có nguy hiểm không? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bài viết có ích: 9750 lượt bình chọn
Thống kê cho thấy trong số những người bị thoát vị thành bụng, số ca thoát vị bẹn lên tới 75%. Vậy thoát vị bẹn là gì? Mức độ nguy hiểm của thoát vị ra sao? Triệu chứng mắc bệnh thoát vị bẹn như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh thoát vị bẹn là gì? Cách điều trị bệnh thoát vị ra sao?… Hãy cùng tìm hiểu những điều này qua bài viết dưới đây!
Thoát vị bẹn là gì?
Theo các chuyên gia, có những lỗ tự nhiên trong vùng bẹn của mỗi người. Khi bào thai đang phát triển, sẽ có một số cấu trúc giải phẫu xuống dưới bằng cách đi qua bẹn, ví dụ như tinh hoàn. Nếu các lỗ ở bẹn giãn rộng, một số nội tạng trong ổ bụng có thể chui qua lỗ, gây ra bệnh thoát vị.
Thoát vị xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên bẹn và xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào.
An inguinal hernia is a protrusion of abdominal-cavity contents through the inguinal canal. Symptoms are present in about 66% of affected people. This may include pain or discomfort especially with coughing, exercise, or bowel movements. Often it gets worse throughout the day and improves when lying down. Nguồn:Wikipedia
Các dạng thoát vị bẹn hay gặp
Các chuyên gia chia ra hai loại thoát vị sau:
– Bệnh thoát vị gián tiếp: Đây là tình trạng thoát vị bẩm sinh, khi cơ quan thoát vị đi qua ống phúc tinh mạc.
– Bệnh thoát vị trực tiếp: Đây là tình trạng thoát vị mắc phải khi cơ quan nội tạng đi qua điểm yếu thành bẹn gây ra.
Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh
Trong thời kỳ phát triển bào thai, tình trạng thoát vị có thể diễn ra trong những trường hợp ống phúc tinh mạc không đóng lại. Bên cạnh đó, việc ho liên tục thời gian dài hoặc rặn quá nhiều sau một đợt táo bón cũng có thể khiến trẻ dễ bị thoát vị.
Trong những bệnh lý ở trẻ em, bệnh thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh chiếm 0,8 đến 4,4%. Tần suất này cao hơn ở những trẻ sinh non. Tỷ lệ mắc thoát vị của bé trai cao hơn bé gái gấp nhiều lần. Trong các ca thoát vị ở trẻ sơ sinh, có 15% là bị ở cả hai bên bẹn, 25% ở bên trái và 60% ở bên phải.
Mức độ nguy hiểm của thoát vị bẹn
Thoát vị là căn bệnh gây ảnh hưởng lớn tới cả trẻ em và người trưởng thành. Cụ thể như sau:
Mức độ nguy hiểm của thoát vị ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh, thoát vị có thể gây ra biến chứng như:
– Thoát vị nghẹt: Khiến cho nội tạng chui xuống bao thoát vị và không lên trở lại được do bị nghẹt. Điều này khiến cho cho nội tạng bị lệch, dẫn tới hoại tử dần.
– Gây teo tinh hoàn, xoắn tinh hoàn ở bé trai.
– Gây hoại tử buồng trứng ở bé gái.
– Gây ra cơn đau và sự khó chịu, làm sự phát triển của bé bị ảnh hưởng.
Mức độ nguy hiểm của thoát vị bẹn ở người lớn
Thoát vị bẹn ở người lớn có thể gây ra những tình trạng nguy hiểm sau:
– Gây thoát vị bẹn nghẹt
Đây là biến chứng thường gặp và vô cùng nguy hiểm. Các tạng thoát vị và mạch máu có thể bị chèn ép và hoại tử vì không di chuyển vào thành bụng trở lại được. Trong trường hợp này, bệnh nhân dễ bị tắc ruột và hoại tử ruột nếu không sớm điều trị.
– Gây thoát vị kẹt
Tạng thoát vị dính vào túi hoặc dính lại với nhau, mắc kẹt và không thể trở lại ổ bụng. Thoát vị kẹt không gây tắc ruột, không gây đau, nhưng khiến người bệnh thấy vướng víu khó chịu và dễ gây chấn thương.
– Gây chấn thương thoát vị
Chấn thương có thể xảy ra do các tác động ở bên ngoài lên khối thoát vị, khiến cho các nội tạng bên trong bị vỡ, bị dập.
Các tình trạng trên đều hết sức nguy hiểm, đòi hỏi người bệnh phải đến cơ sở y tế để xử lý càng nhanh càng tốt.
Triệu chứng mắc bệnh thoát vị bẹn
Những triệu chứng thoát vị bẹn bạn có thể nhận ra bao gồm:
Bẹn đau và xuất hiện khối phồng khi ho, rặn, hoặc khi nâng một vật nặng. Tình trạng này biến mất khi người bệnh nằm xuống. Tuy nhiên nếu thối thoát vị nhỏ, người bệnh có thể không nhận thấy khối phồng ở khu vực bẹn.
Cơn đau lan xuống bìu. Da bìu sưng đỏ và có cảm giác bị co kéo.
Xuất hiện một số triệu chứng khác thường do bệnh lý liên quan gây ra, đó là các bệnh bướu lành tuyến tiền liệt, u đại tràng, viêm phế quản mạn…
Đừng để bệnh tệ hợn mà không biết, biết mà không xử lí sẽ để lại hậu quả không tốt
Nhận tư vấn ” bí mật ” từ Bác sĩ: http://bit.ly/noichuyen_cungbacsi
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị bẹn
Những nguyên nhân gây bệnh thoát vị bẹn bao gồm:
Nguyên nhân bẩm sinh
Túi thoát vị gián tiếp xuất hiện do ống phúc tinh mạc, khiến trẻ em có nguy cơ cao bị mắc bệnh thoát vị bẹn bẩm sinh.
Nguyên nhân mắc phải
Thoát vị bẹn trực tiếp có thể xảy ra ở tuổi già do sự suy yếu của thành bụng. Một số căn bệnh như béo phì, suy dinh dưỡng, mất Collagen trong mô, thương tích vùng bệnh… cũng có thể gây thoát vị do suy yếu vùng thành bẹn.
Ngoài ra, những yếu tố sau sẽ khiến ổ bụng bị tăng áp lực, gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị:
– U đại tràng hoặc táo bón kéo dài trong nhiều năm trời.
– Bệnh ho kéo dài.
– Xuất hiện vấn đề ở tuyến tiền liệt hoặc bệnh hẹp niệu đạo gây khó tiểu.
Có khối u lớn hoặc có thai trong bụng.
– Bị táo bón mãn tính.
– Từng có tiền sử thoát vị bẹn.
Chuyên khoa khám nghiệm lâm sàng quốc tế nói gì về Thoát vị
Đối tượng nào dễ mắc thoát vị bẹn?
Theo các chuyên gia, những đối tượng sau dễ mắc thoát vị bẹn hơn những người bình thường:
– Người có cơ thành bụng yếu và người cao tuổi.
– Người thường xuyên làm việc nặng gây tổn thương ngầm trong thời gian dài
– Bệnh táo bón kéo dài cũng là nguyên nhân gây bệnh thoát vị
– Những người mắc bệnh u nang thừng tinh, tràn dịch tinh mạc…
Chẩn đoán thoát vị bẹn
Tại cơ sở y tế, các bác sĩ thường áp dụng các kỹ thuật sau để chẩn đoán thoát vị bẹn:
– Nghiệm pháp chạm ngón
Dùng ngón tay sờ lỗ bẹn nông qua da bìu, hướng theo ống bẹn. Nếu mặt lòng ngón tay chạm thấy khối thoát vị bẹn thì chẩn đoán đây là thoát vị bẹn trực tiếp.
Còn nếu đầu ngón hay mặt cạnh ngón tay chạm phải khối thoát vị thì chẩn đoán đây là thoát vị bẹn gián tiếp.
– Siêu âm
Siêu âm có thể giúp bác sĩ tiên lượng điều trị bệnh bằng cách đánh giá vị trí, kích thước, tính chất và nội dung bên trong của khối thoát vị.
– Phương pháp CT scanner
Tình hình của khối thoát vị bẹn có thể được biểu hiện rõ ràng trên màn hình scan, tuy nhiên vì tốn kém nên kỹ thuật này ít được sử dụng
Cách điều trị bệnh thoát vị bẹn ra sao?
Tại cơ sở y tế, các bệnh án thoát vị bẹn được áp dụng điều trị phương pháp nào còn tùy theo tình trạng bệnh và lứa tuổi của người bệnh.
Ví dụ với trẻ sơ sinh, bác sĩ có thể chờ ống phúc tinh mạc tự bít. Trong khi đó với trẻ nhỏ và người lớn, bác sĩ thường áp dụng 2 biện pháp sau:
Phẫu thuật thoát vị bằng cách mổ nội soi: Phương pháp này áp dụng cho những bệnh nhân thoát vị nặng. Qua đường rạch nhỏ trên vùng bụng, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ kỹ thuật và ống nội soi vào trong cơ thể để quan sát và phẫu thuật. Đây là biện pháp rất phổ biến hiện nay vì giữ được tính thẩm mỹ cho vết mổ.
Phẫu thuật mở thoát vị bẹn: So với phẫu thuật nội soi, biện pháp phẫu thật mở mất nhiều thời gian hồi phục hơn, nhưng có thể giảm thiểu nguy cơ tái phát ở mức thấp.
Ngoài ra với những người thoát vị có nhiều bệnh lý nội khoa nặng nề hoặc quá già yếu, không thể tiếp nhận phẫu thuật thì bác sĩ sẽ áp dụng cách khác. Đó là phương pháp dùng băng để treo bìu. Tuy nhiên phương pháp này cũng chỉ áp dụng với những trường hợp thoát vị n kích thước nhỏ.
Mổ thoát vị bẹn hết bao nhiêu tiền?
Theo các chuyên gia, chi phí mổ thoát vị bẹn hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là các yếu tố như như phương pháp phẫu thuật bạn lựa chọn, mức độ của bệnh là nặng hay nhẹ, bệnh nhân phẫu thuật do lần đầu mắc bệnh hay do tái phát, cơ sở y tế và bác sĩ bạn chọn ra sao… Ngoài ra, chi phí cho vật tư tiêu hao ở mỗi trường hợp cũng có sự khác biệt.
Tuy nhiên nhìn chung hiện nay, chi phí ý mổ thoát vị bẹn dao động trong khoảng từ 10 tới 20 triệu đồng. Để biết chính xác con số cụ thể, bạn hãy tìm một cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh.
Sau khi mổ thoát vị bẹn nên ăn gì?
Khả năng hồi phục sau mổ của bạn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dinh dưỡng. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cơ thể sản xuất kháng thể cũng như các loại bạch cầu để chống lại vi trùng gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể tái tạo mô tổn thương, xây dựng mô lành sau ca mổ cũng được cung cấp qua chế độ ăn hàng ngày.
Các chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng như sau sau khi mổ thoát vị.
– Ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp cho cơ thể đủ dưỡng chất cần thiết.
– Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
– Bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh để cung cấp nhiều vitamin, chất xơ cho cơ thể, tránh bị táo bón. Bởi lẽ khi bị táo bón, việc bạn cố rặn là nguy cơ gây tái phát bệnh thoát vị bẹn. Nếu bị táo bón, bạn không nên rặn mà hãy dùng thuốc thụt.
– Bổ sung những thực phẩm giàu canxi thuộc nhóm hải sản. Đó là các món như tôm, cua… Vết thương của bạn sẽ hồi phục mau hơn nhờ những món ăn này.
Sau khi mổ thoát vị bẹn, bạn cũng cần kiêng rượu bia, đồ ăn cay… Nên tạm thời tránh xa đồ nếp cho tới khi vết mổ hết bị phù nề. Bạn cũng không nên ăn quá no trong một lần ăn.
Mổ thoát vị bẹn bao lâu thì quan hệ được?
Theo các chuyên gia, việc bao lâu sau khi mổ thoát vị bẹn thì quan hệ được phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là tình trạng sức khỏe của người bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh, phương pháp bạn thực hiện phẫu thuật…
Tuy nhiên thông thường, khoảng sau 1 tháng vết mổ của bạn đã ổn định trở lại. Lúc này bạn có thể quan hệ tình dục. Tuy nhiên trong quá trình sinh hoạt tình dục cần phải hết sức nhẹ nhàng, tránh ráng sức hay thực hiện hành vi mạnh bạo. Điều đó có thể khiến vết mổ bị rách và chảy máu trở lại.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất xung quanh căn bệnh thoát vị bẹn. Vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, nên căn bệnh này đòi hỏi hỏi một sự ứng xử nhanh chóng, kịp thời, tránh tình trạng chủ quan với bệnh.
Đừng quyên ghé thăm: Phòng khám tư vấn nam khoa phụ khoa Hà Nội 152xadan
Phong kham tu van nam khoa phu khoa Hà Nội 152xadan has strict sourcing guidelines and relies on peer-reviewed studies, academic research institutions, and medical associations. We avoid using tertiary references. You can learn more about how we ensure our content is accurate and current by reading our editorial policy. hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/pediatrics/inguinal_and_umbilical_hernia_90,P01998 mayoclinic.org/diseases-conditions/inguinal-hernia/symptoms-causes/syc-20351547
Inguinal hernia. (n.d.).
chop.edu/conditions-diseases/inguinal-hernia
Inguinal hernia (2014).
niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/inguinal-hernia
Inguinal and umbilical hernia. (n.d.).
Mayo Clinic Staff. (2017). Inguinal hernia.
Hernia. (2019).