Tiểu đêm nhiều lần – Nguyên nhân do đâu?
Bài viết có ích: 9750 lượt bình chọn
Tiểu đêm là vấn đề khiến nhiều người bị mất ngủ, ảnh hưởng sức khỏe. Việc này đôi khi có thể do người bệnh uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Nhưng đây cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lý. Vậy nguyên nhân gây tiểu đêm là gì? Cách điều trị vấn đề này như thế nào? Nếu bạn cũng tò mò điều này thì hãy theo dõi nội dung sau đây!
Nguyên nhân gây tiểu đêm
Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu đêm, bao gồm cả nguyên nhân không ra bệnh lý và cả bệnh lý. Cụ thể là:
Do lão hóa hoặc cơ sàn chậu yếu
Chúng ta thấy người già thường bị tiểu đêm hơn người trẻ tuổi. Điều này xảy ra do cơ thể lão hóa khiến cho khả năng sản xuất hormon chống bài niệu suy giảm. Lượng nước tiểu tăng lên và người bệnh đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm. Thêm nữa là cơ co thắt bàng quang suy yếu, dẫn đến việc giữ nước tiểu trong bàng quang có khó khăn hơn.
Một nguyên nhân khác là cơ sàn chậu và vùng trọng yếu, thường gặp ở phụ nữ mang thai hoặc đã sinh đẻ nhiều lần.
Do mất cân bằng dịch
Đây là một nguyên nhân phổ biến gây tiểu đêm. Các yếu tố dẫn đến tình trạng này là:
- Uống nhiều nước hoặc rượu bia, cafe vào buổi tối
- Mắc bệnh tiểu đường
- Tăng canxi huyết
- Suy thận mạn.
- Dùng nhiều thuốc lợi tiểu
- Biến đổi hormone chống lợi niệu
- Suy tim sung huyết
- Ứ máu tĩnh mạch gây phù.
Nếu bạn đã giảm bớt lượng nước uống vào buổi tối và vẫn bị đi tiểu đêm thì nên đi khám bác sĩ.
Do bệnh lý thần kinh
Bình thường bàng quang sẽ chứa khoảng 300 đến 400 ml chất lỏng. Khi bàng quang đầy, cơ thể sẽ có phản xạ gây ra cảm giác mắc tiểu. Việc này do hệ thần kinh ngoại biên kiểm soát. Do đó các bệnh lý của thần kinh sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng bàng quang và dẫn đến tiểu đêm.
Một số bệnh lý đó là:
- Xơ cứng rải rác từng đám;
- Hội chứng chèn ép tủy sống;
- Tiểu đường;
- Parkinson.
Bàng quang của bạn bị kích
Đi tiểu đêm có thể do bàng bị quang kích thích. Vấn đề này xảy ra do người bệnh ăn nhiều thức ăn cay, uống rượu bia hoặc bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu do bệnh lý này gây ra thì người bệnh sẽ đi tiểu nhiều lần vào cả ban ngày. Nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến ở niệu đạo và bàng quang.
Do vấn đề về giấc ngủ
Tiểu đêm cũng có thể do bị tỉnh giấc giữa đêm. Nguyên nhân gây thức dậy giữa đêm có thể do ngưng thở khi ngủ, bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Để không bị tỉnh giấc, bạn cần tập thói quen đi ngủ đúng giờ, ngừng tiếp xúc với các thiết bị điện tử ít nhất một tiếng trước khi ngủ.
Do mắc các bệnh rối loạn đường tiểu
Các bệnh lý đường tiết niệu sẽ ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiết niệu. Bàng quang sẽ yếu hơn và và khó giữ được nước tiểu qua cả đêm. Vì vậy, người bệnh sẽ dễ bị đi tiểu đêm.
Các bệnh lý cụ thể là:
- Nghẽn dòng chảy từ bàng quang
- Bàng quang hoạt động quá mức
- Đang mang thai
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Viêm bàng quang mô kẽ.
Tiểu đêm do bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị tiểu đêm. Điều này xảy ra do lượng đường dư thừa có xu hướng di chuyển đến thận và kèm theo nước trong cơ thể. Nước trong bàng quang nhiều hơn đồng nghĩa với việc người bệnh đi tiểu nhiều hơn. Điều này diễn ra cả ban ngày lẫn ban đêm. Do đó, nếu xuất hiện triệu chứng này, bạn nên kiểm tra đường huyết để xem mình có bị mắc bệnh tiểu đường không.
Nam giới tiểu đêm do phì đại tuyến tiền liệt
Riêng ở nam giới, tiểu đêm có thể do phì đại tuyến tiền liệt. Đây là bệnh lý phổ biến ở nam giới trên 50 tuổi. Càng lớn tuổi thì nam giới càng dễ mắc bệnh lý này. Tuyến tiền liệt sẽ sưng to, làm làm tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu. Đồng thời, nó gây áp lực lên bàng quang khiến cho cho người bệnh bệnh đi tiểu nhiều lần.
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt có thể điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa. Tuy không có nguy cơ biến chứng thành ung thư, nhưng bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống.
Tiểu đêm do tác dụng phụ của thuốc
Nguyên nhân cuối cùng gây tiểu đêm có thể ra tác dụng phụ của các loại thuốc. Trong đó chủ yếu là thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp hoặc phù ngoại biên. Các loại thuốc được liệt kê là:
- Furosemide (Lasix);
- Demeclocycline;
- Lithium;
- Methoxyflurane;
- Phenytoin;
- Propoxyphene.
Cách điều trị tiểu đêm
Tiểu đêm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người già. Vì vậy dù là nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý thì bạn cũng nên sớm điều trị tình trạng này. Các biện pháp để cải thiện và điều trị tiểu đêm là:
Sinh hoạt lành mạnh
Đầu tiên, người bệnh cần thiết lập một chế độ sinh hoạt lành mạnh:
- Ăn uống hợp lý đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa viêm nhiễm
- Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, gia vị cay nóng
- Không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ
- Hạn chế ăn các thực phẩm lợi tiểu vào buổi tối như rau cải, mướp, bầu
Điều trị bằng thuốc
Nếu tiểu đêm do các bệnh lý gây ra thì phải điều trị bằng các biện pháp y tế. Biện pháp phổ biến được áp dụng là sử dụng thuốc. Loại thuốc thường được sử dụng là:
- Thuốc thuốc giãn cơ bàng quang
- Thuốc chẹn Alpha, giúp bàng quang mở dễ dàng hơn và cải thiện tình trạng tiểu đêm
- Thuốc an thần: Cải thiện tình trạng mất ngủ ngăn ngừa tiểu đêm. Bạn cần rất thận trọng khi áp dụng phương pháp này và phải tuân theo hướng dẫn của chuyên gia.
Điều trị bằng bài thuốc dân gian
Để chữa tiểu đêm, dân gian ta cũng có nhiều bài thuốc rất hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số số cách chữa tiểu đêm sau:
Kim tiền thảo và râu ngô
Đây là hai vị thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc chữa viêm bàng quang, sỏi thận sỏi tiết niệu. Nó cũng rất hiệu quả để giảm chứng tiểu đêm. Bạn chỉ cần lấy khoảng 30 gam hai vị thảo dược này cho vào nấu nước và uống hàng ngày. Uống liên tiếp trong vòng 2 tuần có thể giảm chứng tiểu đêm nhiều lần.
Chữa tiểu đêm nhiều lần bằng quả bưởi
Bưởi không những là trái cây bổ dưỡng, mà còn chứa nhiều chất oxy hóa, có tác dụng ảnh thanh lọc máu và giúp hệ bài tiết ổn định. Vì vậy ăn bưởi cũng là một biện pháp cải thiện chứng tiểu đêm. Thêm vào đó, bưởi còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng vitamin giúp nâng cao sức đề kháng. Bạn có thể ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi đều tốt.
Giá đỗ
Nếu bị tiểu đêm, hãy lấy giá đỗ đun nước uống hoặc ăn trực tiếp. Trong các kiến thức dân gian, giá đỗ có tác dụng hỗ trị tiểu đêm nhiều lần rất tốt. Đối với nam giới thì giá đỗ còn giúp tăng testosterone, hạn chế bệnh viêm đường tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt.
Trên đây là những nguyên nhân gây tiểu đêm và phương pháp khắc phục vấn đề này. Nếu không chắc chắn về nguyên nhân gây ra tình trạng này, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để điều trị tình trạng tiểu đêm.
Nguồn khoa học tham khảo:
- Mayo Clinic Staff. (2014, November 26). Overactive bladder: Preparing for your appointment
mayoclinic.org/diseases-conditions/overactive-bladder/basics/preparing-for-your-appointment/con-20027632 - Nocturia. (2013, June 4)
my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Bladder_Irritating_Foods/hic_nocturia