Trầm cảm sau sinh: Nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Bài viết có ích: 9750 lượt bình chọn

Sau sinh là một giai đoạn tâm lý, cảm xúc người phụ nữ có sự biến động và thay đổi rõ ràng. Trầm cảm sau sinh là chứng bệnh rất phổ biến và nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và người xung quanh.

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh có tên tiếng anh là Postapartum Depression, là tình trạng chị em phụ nữ bị rối loạn cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực và luôn cảm thấy lo lắng, nôn nao trong lòng. Có nhiều mức độ trầm cảm như nhẹ, nặng và mức độ rất nghiêm trọng.

Trầm cảm số liệu theo nghiên cứu của các tổ chức thống kê hội chứng này thì có khoảng 15% phụ nữ bị trầm cảm trong 3 tháng đầu, 25% trong vòng 1 năm sau sinh.

Các yếu tố tăng nguy cơ trầm cảm là:

  • Có tiền sử trầm cảm trước và sau sinh.
  • Phụ nữ càng trẻ khi sinh con càng có nguy cơ mắc hội chứng trầm cảm do tâm lý chưa vững vàng.
  • Mâu thuẫn về gia đình, tình cảm, tiền bạc tài chính.
  • Phụ nữ đơn thân hoặc gặp vấn đề hôn nhân gia đình thường dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

 

tram-cam-sau-sinh

 

Triệu chứng trầm cảm sau sinh

Khi mắc chứng trầm cảm, mỗi ngày chị em sẽ có những biểu hiện khá rõ ràng như:

  • Cảm thấy chán nản, buồn chán, đầu óc trống rỗng.
  • Khóc nhiều, đây là biểu hiện thường gặp khi trầm cảm sau sinh.
  • Khó ngủ, thiếu ngủ, thức khuya.
  • Mất kiểm soát bản thân, luôn cáu gắt, không vừa ý.
  • Chán ăn, mệt mỏi, tăng hoặc giảm cân mất kiểm soát.
  • Không tập trung vào việc chăm sóc con, tình cảm gia đình.
  • Ngại tiếp xúc với người khác, thu hẹp mình trong phòng, thậm chí không muốn âu yếm con.
  • Cảm thấy cuộc sống chán nản, nghiêm trọng hơn là luôn có tâm lý tiêu cực, thậm chí gây ảo giác có thể gây hại cho bản thân và con nhỏ.

Lưu ý: Khi có bất cứ dấu hiệu hoặc tâm lý nào gây tổn thương cho bản thân cũng như em bé, hãy nhanh chóng liên hệ người thân hoặc bác sĩ để được tư vấn kịp thời. 

Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây trầm cảm ở phụ nữ. Triệu chứng bệnh thường biểu hiện qua tâm lý, cảm xúc, người mắc hội chứng và cũng có người không bị. Do đó, nguyên nhân gây trầm cảm có thể do:

  • Do thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể như estrogen và progesterone giảm mạnh, dẫn đến thay đổi tâm lý bất thường. Điều này khá giống với hiện tượng cáu gắt, nóng giận trước mỗi khi hành kinh.
  • Tiền sử bệnh: Những chị em có tiền sử trầm cảm hoặc người đang điều trị trầm cảm thì có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh.
  • Rối loạn cảm xúc: Phụ nữ còn quá trẻ, mang thai lần đầu hoặc mang thai nhiều lần có thể ảnh hưởng đến tâm lý, cảm xúc của bạn nữ. Nhiều chị em sức khỏe yếu phải nằm viện điều trị thì tâm lý càng dễ cáu gắt, khó chịu, buồn vui bất thường.
  • Cơ thể mệt mỏi: Nhiều chị em sức khỏe yếu nên có nguy cơ bị trầm cảm do mệt mỏi. Đa số phụ nữ sau sinh sẽ mất rất nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe, nhất là những người lựa chọn phương pháp sinh mổ thì cần nhiều thời gian hơn.
  • Cuộc sống: Áp lực gia đình, tình cảm vợ chồng, kinh tế tài chính hoặc phụ nữ đơn thân thì có nguy cơ cao bị trầm cảm. 

Trầm cảm sau sinh điều trị như thế nào?

Trầm cảm bao lâu thì hết? Điều này phụ thuộc vào quá trình điều trị của chị em, có thể điều trị bằng liệu pháp tâm lý, thuốc và hỗ trợ của gia đình.

Trầm cảm sau sinh có thể điều trị bằng những phương pháp sau:

  • Thuốc: Trầm cảm có thể hỗ trợ điều trị bằng thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần. Đối với chị em mang thai thì cần dùng thuốc kê toa, tuyệt đối không tự ý mua thuốc vì có thể ảnh hưởng đến sữa cho con bú.

Điều trị bằng thuốc khá phức tạp, nếu không đúng thuốc đúng bệnh có thể khiến tình trạng trầm cảm càng nghiêm trọng hơn. Nếu tiến triển điều trị bệnh tốt, hãy kiên trì chứ không nên vội vàng rút ngắn thời gian điều trị để giúp tâm lý chị em hoàn toàn ổn định và thoải mái hơn trong cuộc sống, đặc biệt là chăm sóc con cái.

  • Liệu pháp tâm lý: Người thân chị em bị trầm cảm sau sinh có thể đưa bạn nữ đi gặp bác sĩ tâm lý. Bác sĩ sẽ dùng liệu pháp tâm lý giúp chị em thoải mái một cách dần dần, thả lỏng cơ thể, cũng tác động đến lượng hormone trong cơ thể cân bằng và ổn định trở lại như bình thường.
  • Người thân đồng hành: Phụ nữ trầm cảm cần có sự cảm thông và đồng hành của người thân, đặc biệt là người chồng. Hãy chia sẻ mọi công việc, từ việc nhà đến cảm xúc, chia sẻ tâm lý giúp chị em cảm nhận được sự quan tâm từ người thân.
  • Bản thân: Bên cạnh điều trị bằng thuốc, liệu pháp tâm lý và hỗ trợ của người thân, thì chị em bị trầm cảm cần có sự cố gắng và nhẫn nại.

Nhìn chung, trầm cảm là một hội chứng thường gặp và rất nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày, có trường hợp còn tự gây hại cho bản thân và con cái ở mức độ nghiêm trọng. Do đó, khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào về tâm lý sau khi sinh, hãy tâm sự với gia đình, người thân và gặp bác sĩ tâm lý để có phác đồ điều trị kịp thời nhất.

Trên đây là những thông tin về hội chứng trầm cảm sau sinh, hi vọng bài viết này sẽ giúp chị em có thể phòng ngừa hiệu quả, đảm bảo sức khỏe và chăm sóc con cái thật tốt nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Nguồn tham khảo khoa học:

Phòng khám đang có chương trình khuyến mãi dành cho bệnh nhận đăng ký mã đặt hẹn khám trước:

  • MIỄN PHÍ: 150.000 đồng phí khám ban đầu
  • GIẢM 30%: phí thủ thuật
  • TẶNG KÈM 1 DỊCH VỤ: khi làm 1 thủ thuật
  • Gói khám PHỤ KHOA chỉ từ 580k

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Lý do bạn nên lựa chọn
phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội

  • Cơ sở vật chất tiện nghi thiết bị hiện đại
  • Đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm
  • Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
  • Chăm sóc chu đáo Bảo mật thông tin
  • Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7
  • Chương trình ưu đãi hàng tháng

ĐẶT HẸN KHÁM

Bình luận đã bị đóng.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hệ thống tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc tình trạng bệnh chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình

Số điện thoại