Khám phá nguyên nhân biểu hiện bệnh viêm âm đạo và cách điều trị

Bài viết có ích: 3574 lượt bình chọn

Viêm âm đạo là viêm nhiễm ở âm đạo khiến vùng kín ngứa ngáy và có mùi hôi. Biện pháp điều trị phổ biến là sử dụng thuốc đặt phụ khoa. Các loại thuốc đặt phụ khoa điều trị viêm âm đạo là thuốc nào? Cách đặt thuốc âm đạo như thế nào? Chữa viêm âm đạo tại nhà được không và cách chữa ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc xung quanh căn bệnh này!

Viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm trong âm đạo, do tác động của vi khuẩn, nấm hoặc virus. Bệnh này thường gây ra những triệu chứng khó chịu như ngứa, khô và đau trong vùng kín, dịch âm đạo bất thường, mùi hôi, và nhiều khi cảm thấy đau khi quan hệ tình dục.

Viêm âm đạo thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, và có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm hoặc thuốc kháng viêm, hoặc các biện pháp khác tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể của bệnh. Viêm âm đạo là một vấn đề sức khỏe quan trọng và nên được chữa trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Viêm âm đạo là gì

Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp, gây ra tình trạng âm đạo sưng viêm, ngứa ngáy do các tác nhân gây bệnh tấn công. Tác nhân gây bệnh có thể do vệ sinh không sạch sẽ, rối loạn nội tiết tố, quan hệ tình dục không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ,… Triệu chứng điển hình của viêm âm đạo là:

  • Ngứa âm đạo, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Khô và đau trong vùng kín.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Dịch âm đạo bất thường, có mùi hôi khó chịu, thường là màu trắng hoặc xám.
  • Đau bụng dưới và thỉnh thoảng có cảm giác nặng bụng.
  • Khó chịu và mất tự tin trong đời sống tình dục.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm bàng quang có thể xảy ra khi bệnh viêm âm đạo không được chữa trị kịp thời.

Viêm âm đạo không nguy hiểm và có thể được điều trị dễ dàng. Tuy nhiên nếu chậm trễ, viêm nhiễm có thể lây lan vào trong các cơ quan sinh sản bên trong.

dấu hiệu viêm âm đạo

 

Bị viêm âm đạo khi mang thai

Tất cả nữ giới đều có thể mắc viêm âm đạo nhưng phụ nữ mang thai có nguy cơ cao hơn. Điều này xảy ra là do nội tiết tố estrogen tăng đột biến trong thời gian mang thai. Phụ nữ mang thai cũng bị suy giảm sức đề kháng khiến cho các vi khuẩn để xâm nhập và gây bệnh. Các tác nhân gây bệnh viêm âm đạo trong thời gian mang thai rất đa dạng bao gồm nấm Candida, vi khuẩn…


  1.   Nấm âm đạo khi mang thai

Viêm âm đạo do nấm Candida gây ra là bệnh phổ biến với phụ nữ mang thai. Bình thường nấm ký sinh ở vùng kín nhưng không gây hại gì. Chỉ khi có điều kiện thuận lợi, chúng phát triển bùng phát và gây ra viêm nhiễm.

Nấm âm đạo gây viêm nhiễm

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ bị nấm âm đạo là vùng kín thường xuyên ẩm ướt. Căn bệnh này nếu không điều dứt điểm sẽ rất dễ tái phát. Ngoài ra, viêm âm đạo khi mang thai còn có thể ảnh hưởng đến thai nhi, gây ra miễn dịch kẽm và có nguy cơ sinh non. Để ngăn ngừa những tác động này, bạn nên kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai và sinh con.


  1.   Viêm âm đạo do vi khuẩn Vaginosis

Viêm âm đạo do vi khuẩn

Ngoài nấm, vi khuẩn cũng là tác nhân gây viêm âm đạo cho nữ giới trong thời gian mang thai. Sự thay đổi hormone trong thời kỳ này là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Triệu chứng điển hình của bệnh là khí hư màu xám, có mùi hôi tanh. 

Viêm âm đạo do vi khuẩn cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi như nhiễm trùng, vỡ ối, sảy thai sinh non. Ngoài ra thai phụ có nguy cơ viêm mạc tử cung. 

Cách loại thuốc đặt viêm phụ khoa điều trị viêm âm đạo

Phương pháp phổ biến và hiệu quả để điều trị viêm âm đạo là đặt thuốc phụ khoa. Các loại thuốc phổ biến là: 

Thuốc Colposeptine

Thành phần của thuốc gồm hai loại kháng sinh như sau:

  • Chlorquinaldol 200mg: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng nhưng nó cũng tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi. Thành phần này không có tác dụng điều trị viêm âm đạo do lậu.
  • Promestriene 10mg:  tác dụng tái tạo niêm mạc âm đạo, để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.

Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén. Người bệnh đặt 1 viên mỗi ngày và liên tiếp trong vòng hai tuần.

Thuốc chống chỉ định với người dị ứng với thành phần của thuốc và đang mang thai cho con bú. Ngoài ra, loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ là nóng rát và ngứa ngay vùng kín.

Thuốc Promestriene

Đây là thuốc đặt phụ khoa tiêu diệt nhiều vi khuẩn và giúp phục hồi lại niêm mạc âm đạo, đồng thời chữa lành sẹo do viêm nhiễm gây ra. Liều lượng sử dụng thuốc là đặt một viên mỗi ngày, liên tiếp trong 10-14 ngày. 

Thuốc chống chỉ định với người dị ứng với thành phần của thuốc, đang mang thai hoặc cho con bú.

Thuốc Natizio

Đây là thuốc điều trị và viêm âm đạo và viêm lộ tuyến cổ tử cung. Thuốc có các thành phần kháng sinh bao gồm: Nystatin 100.000 IU, Di –iodohydroxyquin 100mg, Benzalkonium clorid 7mg.

Người bệnh đặt âm đạo một lần một ngày, thời gian đặt thuốc tùy vào tình trạng của bệnh.

Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ làm ngứa rát vùng kín, chảy máu âm đạo. Không nên sử dụng nếu mẫn cảm với các thành phần của thuốc, đang mang thai hoặc cho con bú. 

Thuốc Fluomizin

Với các thành phần kháng khuẩn, tiêu diệt nấm, ký sinh trùng, đây là thuốc điều trị viêm âm đạo rất hiệu quả. Người bệnh đặt viêm âm đạo 1 viên 1 ngày, trong thời gian 6 ngày liên tiếp. Tác dụng phụ có thể gặp phải là ngứa, nóng rát âm đạo. Nếu viêm nhiễm gây ra loét âm đạo thì bạn không nên sử dụng. Thuốc chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Cách đặt thuốc vào âm đạo

cách đặt thuốc chữa viêm âm đạo

Đặt thuốc đúng cách là yếu tố rất quan trọng giúp thuốc phát huy hiệu quả cao. Dưới đây là hướng dẫn đặt thuốc vào âm đạo. 

Bước 1: Trước khi đặt thuốc

Bạn cần rửa tay sạch sẽ để ngăn ngừa ra việc đưa vi khuẩn vào trong vùng kín. Đồng thời rửa sạch vùng kín bằng dung dịch vệ sinh thích hợp và lau khô. 

Để thuốc mềm và dễ đặt vào âm đạo hơn, bạn hãy ngâm thuốc vào nước ấm trong 10 đến 20 giây.

Bước 2: Đặt thuốc

Bạn có thể ngồi xổm, nằm gác chân hoặc nửa nằm nửa ngồi để đặt thuốc. Hãy chọn tư thế nào mà bạn thấy dễ đặt thuốc nhất. Dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp lấy viên thuốc và đưa vào âm đạo.

Bước 3: Nghỉ ngơi

Sau khi đặt thuốc bạn nên nằm nghỉ để thuốc cố định và không bị rơi ra ngoài. Nếu muốn hoạt động hãy chờ ít nhất 30 phút. Tốt nhất hãy đặt thuốc trước khi đi ngủ.

Cách chữa viêm âm đạo tại nhà

Ngoài điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ thì bạn có thể áp dụng một số phương pháp chữa viêm âm đạo tại nhà. Các biện pháp này sẽ hỗ trợ điều trị viêm âm đạo tốt hơn.

Rửa vùng kín muối ấm

Một điều rất quan trọng mà bạn cần ghi nhớ trong thời gian chữa viêm âm đạo là vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Sử dụng nước muối ấm sẽ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh ở vùng kín. Nước muối cũng làm dịu vết thương thấy âm đạo.

Bạn chỉ cần pha một chút muối vào nước ấm, sau đó dùng để rửa vùng kín. Cuối cùng hãy lau khô bằng khăn mềm. 

Xông lá trầu không

Trầu không là bài thuốc dân quen thuộc để điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đây vốn là một loại thảo dược có tác dụng kháng viêm, sát trùng. Trầu không cũng được sử dụng điều chế dung dịch vệ sinh phụ nữ. 

Cách đơn giản nhất để sử dụng trầu không chữa viêm âm đạo là xông vùng kín. Bạn lấy một nắm lá trầu không, rửa sạch vào nát và cho vào nồi nước đun sôi. Đun lửa nhỏ trong khoảng 10 phút, rồi cho thêm một chút muối. Bắc ra và chờ cho nước bớt nóng, sau đó sử dụng để xông vùng kín. Chú ý khoảng cách từ vùng kín tới mặt nước để tránh bị bỏng. Sau khi nước nguội, bạn có thể dùng để rửa luôn vùng kín. 

Chú ý không thuộc rửa sâu trong âm đạo. Bạn có thể dùng phương pháp này từ 2 đến 3 lần mỗi tuần. Không nên lạm dụng vì có thể làm rối loạn độ pH âm đạo.

Bổ sung vitamin C

Để điều trị viêm nhiễm, hãy tăng cường sức đề kháng bằng việc bổ sung vitamin C. Ngoài ra vitamin C còn cân bằng độ PH trong âm đạo và duy trì hệ vi sinh tại đây. Điều này sẽ ngăn ngừa viêm nhiễm nặng hơn cũng như tái phát. Bạn có thể bổ sung vitamin C qua viên nén hoặc thực phẩm. 

Vệ sinh vùng kín bằng lá ổi

Phương pháp tiếp theo để chữa viêm âm đạo tại nhà vệ sinh vùng kín bằng lá ổi. Là ổi có nhiều thành phần kháng khuẩn, chống viêm, chống Oxy hóa. Đây là bài thuốc chữa nhiều bệnh gì như đau răng, hôi miệng và cả ngứa ngáy vùng kín. 

Bạn hãy lấy một nắm lá ổi rửa sạch, vò nát cho vào đun sôi với 1 lít nước trong 20 phút.  Sau đó đổ nước ra chậu, để cho nước bớt nóng rồi sử dụng để xông vùng kín. Thực hiện phương pháp này 2-3 lần mỗi tuần sẽ giảm bớt các triệu chứng của bệnh viêm âm đạo.

Chú ý là không nên ngâm vùng kín với nước lá ổi. Sau khi xông và rửa, hãy lau khô vùng kín bằng khăn mềm.

Sử dụng lá húng quế

Để chữa viêm âm đạo tại nhà bạn cũng có thể sử dụng lá húng quế. Đây là một loại rau ghmes nhưng có thành phần kháng khuẩn, kháng nấm rất tốt. Húng quế sẽ cải thiện tình trạng ngứa ngáy và loại bỏ mùi hôi ở vùng kín. Cách thức thực hiện bài thuốc này tương tự như với lá ổi hoặc trầu không.

Trên đây là một số thông tin tổng quan về bệnh viêm âm đạo và cách điều trị căn bệnh này. Đây là bệnh lý phụ khoa thông thường, nhưng chị em cũng không nên chủ quan. Hãy chủ động thăm khám sớm để được điều trị bằng các loại thuốc đặt viêm phụ khoa. Nếu điều trị chậm trễ có thể phải áp dụng các phương pháp hiện đại và tốn kém hơn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh này.

Phòng khám đang có chương trình khuyến mãi dành cho bệnh nhận đăng ký mã đặt hẹn khám trước:

  • MIỄN PHÍ: 150.000 đồng phí khám ban đầu
  • GIẢM 30%: phí thủ thuật
  • TẶNG KÈM 1 DỊCH VỤ: khi làm 1 thủ thuật
  • Gói khám PHỤ KHOA chỉ từ 580k

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Lý do bạn nên lựa chọn
phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội

  • Cơ sở vật chất tiện nghi thiết bị hiện đại
  • Đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm
  • Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
  • Chăm sóc chu đáo Bảo mật thông tin
  • Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7
  • Chương trình ưu đãi hàng tháng

ĐẶT HẸN KHÁM

Bình luận đã bị đóng.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hệ thống tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc tình trạng bệnh chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình

Số điện thoại