Sờ bụng thế nào biết có thai sớm và chính xác
Bài viết có ích: 3574 lượt bình chọn
Rất nhiều chị em nhầm lẫn bụng bầu và bụng to ra do tăng cân. Một số người có thể sờ qua vùng bụng mà biết được có thai hay là chỉ là béo bụng. Vậy, sờ bụng thế nào biết có thai? Chị em hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để nhận biết thai sớm, từ đó có chế độ chăm sóc, sinh hoạt hợp lý.
Cách nhận biết béo bụng do mỡ và bụng bầu
Bụng béo do mỡ và bụng bầu ở những tháng đầu thai kỳ thường có hình dáng giống nhau, vì thế với chị em phụ nữ lần đầu mang thai chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ rất khó phân biệt được.
Điều này đôi khi dễ làm ảnh hưởng tới quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi do không phát hiện và có chế độ chăm sóc hợp lý, khoa học ngay từ ban đầu.
Vì thế, sờ bụng như thế nào biết có thai, chị em cần có kiến thức mới có thể nhận biết được. Dưới đây là một số trường hợp dễ bị nhầm lẫn giữa béo bụng và bụng bầu. Một số cách phân biệt giữa bụng béo và bụng bầu:
Béo bụng trên
Là tình trạng phần bụng trên phình to hơn so với bên dưới. Nguyên nhân thường do thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh, khoa học hay nữ giới thường xuyên trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, uống nhiều bia rượu.
Béo bụng dưới
Phần mỡ thừa tập trung nhiều phần bụng dưới do hoạt động thiếu thể chất. Tuy nhiên, đây cũng là biểu hiện của việc mang thai. Sờ bụng thế nào biết có thai thì khi bạn sờ vào bụng bầu bạn sẽ có cảm giác săn chắc hơn còn béo bụng dưới thì bên dưới thường to, xệ xuống, sờ thấy mỡ lỏng không săn chắc.
Béo hai bên hoặc phần hông
Trường hợp này thường xuất hiện các ngấn mỡ, khi ngồi hay khi mặc đồ bó sát. Nguyên nhân thường do ngồi sai tư thế trong một khoảng thời gian dài khiến máu khó lưu thông dẫn tới tích tụ mỡ thừa 2 bên eo và hông.
Béo toàn bụng
Sờ bụng thế nào biết có thai tuần đầu thì nhiều chị em thấy bụng to đều nghĩ rằng bản thân mang thai. Tuy nhiên, thực chất điều này là do chị em ít vận động, ăn nhiều dầu mỡ, đường, hệ tiêu hóa gặp vấn đề dẫn tới bụng trương phình to lên hay béo toàn bụng.
Trong trường hợp này, để biết chính xác bản thân có thực sự mang thai hay không, tốt nhất chị em nên đi khám, xét nghiệm hoặc mua que thử thai tại nhà.
>>>>>>>>> Dấu hiệu sắp sinh
Cách sờ bụng thế nào biết có thai chính xác nhất
Bên cạnh các triệu chứng như: buồn nôn và nôn khan, chậm kinh, đi tiểu nhiều lần,… thì chị em có thể nhận biết mang thai sớm bằng cách sờ bụng. Vậy, sờ bụng bầu bụng như thế nào là có thai?
Sau đây là chia sẻ của bác sĩ Sản Phụ Khoa Tạ Thị Hồng Duyên, cách nhận biết có thai nhờ sờ bụng, chị em có thể tham khảo và áp dụng ngay.
Kích thước bụng thay đổi từ tháng thứ 3 trở đi
Sờ bụng thế nào biết có thai? Nếu bạn sờ bụng thấy bụng thay đổi về kích thước kèm theo dấu hiệu chậm kinh thì bạn hãy thử thai ngay. Bởi đây rất có thể là dấu hiệu bạn đang mang thai.
Thường những mẹ bầu lần đầu mang thai, vòng bụng tháng đầu sẽ không có nhiều thay đổi. Sự thay đổi này thường rõ rệt hơn khi chị em mang thai từ tháng thứ 2 trở đi.
Bụng bầu cứng, tròn và có cơ hơn bụng mỡ
Có thai bụng như thế nào thì cách nhận biết rõ ràng nhất đó là bụng bầu sẽ cứng, tròn hơn. Khi chị em sờ bụng sẽ cảm nhận được các cơ căng nâng đỡ.
Bụng mỡ được hình thành và cấu tạo bởi các mô mỡ tích tụ lâu ngày do không vận không. Vì thế mà bụng mỡ thường khá nhão, có chiều hướng chảy xệ xuống. Với những chị em mang thai, các cơ bên trong bụng sẽ phải nâng đỡ giúp thai nhi phát triển tự nhiên, nước ối, vì thế mà cứng hơn bình thường.
Sờ thấy vết rạn xuất hiện trên da bụng
Sờ bụng thế nào biết có thai thì mẹ bầu có thể cảm nhận qua những vết rạn ở vùng bụng gần dây rốn. Thường khi mẹ tăng cân sẽ xuất hiện các vết rạn này. Đặc biệt, hầu hết các trường hợp khi mang bầu, trên bụng sẽ hiện rõ 1 đường nâu nhiều lông chạy dọc theo giữa bụng.
Có nên sờ bụng để biết có thai hay không?
Trên đây là hướng dẫn sờ bụng như thế nào là có thai, nhưng liệu có nên làm theo hành động này hay không? Thông thường, để biết chính xác bản thân có mang thai hay không, chị em có thể dùng que thử thai hoặc tới cơ sở y tế chuyên khoa siêu âm. Còn sờ và xoa bụng thường thấy khi chị em đã biết bản thân mình mang thai.
Việc sờ bụng thế nào biết có thai được xem là cách giao tiếp đặc biệt giữa mẹ và em bé. Nếu cha mẹ sờ bụng đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, cụ thể như:
- Giúp mẹ ngủ ngon giấc hơn, tinh thần thoải mái hơn.
- Mẹ bầu dễ sinh hơn, lưu thông máu giảm tình trạng phù nề cũng như làm dịu cơn đau
- Kích thích trí não của trẻ phát triển. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cảm nhận được sự chuyển động của em bé trong bụng qua việc xoa bóp, sờ bụng.
Tuy vậy, nếu mẹ sờ bụng sai cách sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy không mong muốn như:
Ảnh hưởng xấu tới ngôi thai
3 tháng đầu của thai kỳ, kích thước thai nhi còn nhỏ dễ dàng di chuyển trong tử cung của mẹ. Nhưng từ tuần thứ 32 trở đi, thai phát triển với kích thước lớn, không gian sẽ bị nhỏ đi, nước ối ít đi.
Lúc này, việc sờ bụng hay xoa bụng đều được xem là cấm kỵ. Bởi, nó rất dễ khiến bé đổi vị trí, khó xoay lại được, từ đó tác động xấu tới việc sinh thường của mẹ.
Thai dễ bị dây rốn quấn cổ
Thai nhi bị dây rốn quấn cổ là hiện tượng không hiếm gặp. Nếu thai bị cuốn 1 – 2 vòng có thể không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, em bé chào đời bình thường. Xoa bụng nhiều cũng có thể làm động thai nhẹ dẫn đến thai dễ bị dây rốn quấn cổ.
Nếu thai bị cuốn nhiều vòng, nó sẽ ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất. Thai nhi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nghiêm trọng hơn có thể gây tắc nghẽn mạch máu, từ đó dẫn tới tử vong.
Sinh non
Tuần thứ 34 trở đi, các cơn co thắt giả sẽ xuất hiện, tử cung cũng dần trở nên nhạy cảm hơn. Vì thế, nếu bạn sờ bụng, xoa bụng quá nhiều sẽ kích thích tử cung co thắt, nguy hiểm hơn có thể bị đứt nhau thai và sinh non.
Những trường hợp cần tránh sờ bụng thế nào biết có thai
Các chuyên gia y tế cho biết, chị em cần tránh sờ bụng trong các trường hợp dưới đây để không ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi.
- Thai nhi trong bụng cử động nhiều hơn bình thường vào các tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu tuyệt đối không được xoa bóp, sờ bụng mà cần tới thăm khám bác sĩ. Bởi điều này có thể kích thích tử cung làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, động thai,…
- 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm rất nhạy cảm, do đó mẹ cần tránh xoa bụng. Bởi, nó có thể kích thích bé xoay mình theo chiều hướng bất lợi và cũng có thể tạo ra các cơn co thắt tử cung dẫn tới sinh non.
- Sờ bụng thế nào biết có thai là điều cấm kỵ với những mẹ bầu bị nhau tiền đạo. Đây là hiện tượng bánh nhau bám ở dưới tử cung, che kín toàn phần hoặc một phần tử cung khiến thai nhi khó xoay đầu chui ra. Do đó, mẹ bầu khó có thể sinh thường.
- Xoa bụng bầu cũng cần tránh trong trường hợp thai phụ có dấu hiệu sinh non. Bởi, nó có thể kích thích tử cung co thắt và gây sinh non.
Đau bụng như thế nào là có thai?
Đau bụng là một trong các dấu hiệu mang thai sớm cho thấy sắp tới bạn sẽ chào đón một thiên thần nhỏ. Cơn đau sẽ có sự khác biệt so với cơn đau bụng do tối loạn tiêu hóa hay đau bụng do tới tháng, cụ thể:
Đau bụng khi mang thai thường có những dấu hiệu điển hình như:
- Cơn đau bụng lệch hẳn sang một bên
- Đau vùng bụng dưới hơi căng và tức nhẹ
- Cơn đau âm ỉ, lâm râm xuất hiện với tần suất không nhiều
- Thường cơn đau chỉ kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 ngày – 1 tuần
- Đau bụng dưới hơn khi cười, hắt hơi, đứng hay ngồi quá lâu
Đau bụng xảy ra do trứng đã thụ tinh thành bào thai và di chuyển vào trong tử cung, bám chặt lên niêm mạc da để làm tổ. Ngoài gây đau bụng, chị em có thể bị chảy máu âm đạo hay còn được gọi là máu báo thai.
Những dạng bụng bầu phổ biến
Sờ bụng thế nào biết có thai chắc hẳn chị em đã có câu trả lời sau khi tham khảo phần nội dung trên đây. Vậy, có những dạng bụng bầu phổ biến nào? Các chuyên gia phụ sản cho biết, tùy vào số lần mang thai, giai đoạn thai kỳ cũng như cơ địa mà hình dáng bụng bầu ở mỗi người là khác nhau, cụ thể:
Bụng bầu nhỏ
Đây là kiểu bụng bầu phổ biến ở các chị em mới có thai lần đầu, xảy ra từ lượng nước ối ít nên vùng bụng khá nhỏ. Tuy nhiên, chị em không cần quá lo ngại, bởi đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Bụng bầu to
Thường xảy ra ở chị em mang bầu lần 2, 3,… với lượng nước ối nhiều hay do kết hợp với vị trí nằm của thai nhi bên trong tử cung làm kích thước vòng bụng gia tăng.
Bụng bầu rộng
Có 2 nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này gồm: mẹ bầu bị thừa cân hay thai nhi đang nằm ở ngôi ngang. Trường hợp bụng rộng do thai nằm ngôi ngang sẽ tương đối khó khăn cho mẹ khi muốn sinh nở theo đường tự nhiên.
Cách giải quyết đó là tham khảo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để ngôi thai xoay về đúng vị trí thuận hay can thiệp bằng sinh mổ.
Bụng bầu thấp
Những chị em mang thai lần 2, 3,… cũng thường thấy bụng thấp. Nguyên nhân thường do cơ thể chị em đã trải qua thời kỳ mang thai, sinh nở trước đó. Không những thế, bụng bầu thấp nhận thấy rõ ràng hơn ở những tháng cuối trong thai kỳ và sắp sinh.
Bụng bầu cao
Dáng bụng bầu này thường thấy ở những chị em có cơ bụng khỏe mạnh và săn chắc. Bạn không nên quá lo lắng về việc bụng cao sẽ gây khó khăn cho việc vượt cạn. Bởi tới những tuần cuối của thai kỳ, bụng bầu sẽ dần dần tuột xuống.
Như vậy, bạn đã có thể biết sờ bụng thế nào biết có thai. Mọi thắc mắc cần chuyên gia y tế đầu ngành giải đáp, bạn hãy đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.