Các vấn đề về tiết niệu dưới (LUTS)
Bài viết có ích: 6423 lượt bình chọn
Đi tiểu về đêm, tiểu yếu là những triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh đường tiết niệu dưới. Vậy cụ thể các vấn đề về tiết niệu dưới là gì? Căn bệnh này được điều trị ra sao? Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn!
Các vấn đề về tiết niệu dưới là gì?
Đường tiết niệu ở người trưởng thành được chia thành đường tiểu trên với niệu quản và thận; đường tiểu dưới với bàng quang và niệu đạo. Trong đó, các vấn đề về tiết niệu dưới phổ biến là triệu chứng kích thích và triệu chứng tắc nghẽn. Những triệu chứng này còn được gọi chung là LUTS.
- Triệu chứng kích thích gồm: Tiểu nhiều lần, tiểu gấp, són tiểu, tiểu đêm.
- Triệu chứng tắc nghẽn đường tiểu gồm: tiểu khó, dòng nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng.
Các vấn đề về đường tiết niệu dưới hay gặp phổ biến nhất ở nam giới từ độ tuổi 65 trở lên.
Các vấn đề về tiết niệu dưới do nguyên nhân nào gây ra?
Những nguyên nhân gây ra tình trạng bất thường ở đường tiết niệu dưới bao gồm:
Bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt
Khi bệnh lý này xảy ra, tuyến tiền liệt trở nên lớn hơn bình thường, chèn ép đường niệu đạo gây ra các triệu chứng tắc nghẽn đường tiểu.
Bàng quang tăng hoạt động
Khi tuổi tác lớn dần, khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang sẽ giảm. Điều này khiến cho những người lớn tuổi phải đi tiểu thường xuyên hơn, một số trường hợp dẫn tới tình trạng rò rỉ nước tiểu, hay són tiểu.
Vấn đề cân bằng nước
Khi tuổi tác càng gia tăng, khả năng tiết chế nước tiểu vào ban đêm cũng giảm. Đó là lý do những người cao tuổi ở cả nam giới và nữ giới đều đi tiểu đêm nhiều lần.
Những nguyên nhân khác
Các triệu chứng đường tiểu dưới còn có thể xuất hiện do những nguyên nhân bệnh lý khác như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Đái tháo đường.
- Sỏi bàng quang.
- Ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt.
- Các yếu tố thần kinh.
Các vấn đề về tiết niệu dưới: điều trị ra sao?
Các vấn đề về tiết niệu dưới có thể được phát hiện tại cơ sở y tế thông qua xét nghiệm. Cụ thể như xét nghiệm máu, kiểm tra thận, tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm đường huyết…
Tùy theo nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng đường niệu dưới và mức độ ảnh hưởng của nó với cuộc sống người bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị sau:
Dùng thuốc điều trị
Thuốc điều trị có thể cải thiện bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt, sự hoạt động quá mức của bàng quang hoặc triệu chứng rối loạn dự trữ.
Phẫu thuật
Biện pháp phẫu thuật có thể thực hiện với những người bị phì đại tuyến tiền liệt. Ngoài ra bác sĩ cũng phẫu thuật để đặt ống thông đường tiểu cho bệnh nhân có nhu cầu.
Điều trị các vấn đề về đường tiết niệu dưới tại nhà
Tại nhà, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau nhằm hạn chế các triệu chứng đường tiểu dưới:
- Giảm lượng nước uống mỗi ngày. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo mỗi ngày uống ít nhất 1,5 lít nước.
- Tránh uống nhiều nước vào buổi tối, cụ thể từ sau 4 giờ chiều đã có thể hạn chế uống nước.
- Khi đi tiểu cố gắng tiểu tối đa lượng nước có trong bàng quang. Sau đó cố gắng kìm nén việc tiểu nhiều lần.
- Kiêng nước ngọt có ga, rượu bia và đồ uống chứa caffein vì chúng sẽ khiến cho các bệnh đường tiêu dưới thêm trầm trọng.
- Kiêng hút thuốc lá, bởi nicotin có trong thuốc lá sẽ gây kích thích bàng quang.
- Khi tiểu nên cố gắng thư giãn để hạn chế tình trạng tiểu ngập ngừng, tiểu rắt, tiểu lắt nhắt.
- Hạn chế tình trạng tiểu gấp bằng cách không chú ý vào bàng quang. Nên áp dụng các mẹo làm phân tâm như đếm số hay tập thở khi đi tiểu.
- Tập các câu sàn chậu để có thể giữ nước tiểu nhiều hơn trong bàng quang. Luyện tập thắt chặt các cơ sàn chậu ít nhất 10 lần 1 ngày, mỗi lần khoảng 10 giây.
Nếu các biện pháp điều trị kể trên không mang lại hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ niệu khoa để áp dụng biện pháp khác.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn các vấn đề về đường tiểu dưới. Hi vọng những kiến thức trong bài sẽ giúp bạn điều trị các bệnh lý này hiệu quả.
Xem thêm:
Viêm đường tiết niệu ở nữ: Nguyên nhân, Triệu chứng, Điều trị
Suy giảm và mất cân bằng về nội tiết tố nữ là gì?