Chậm kinh bao lâu thì có thai? Bs.Hồng Duyên
Bài viết có ích: 3574 lượt bình chọn
Chậm kinh 5 – 10 ngày khiến bạn lo lắng, nó có thể là dấu hiệu mang thai nhưng cũng có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa. Vậy chậm kinh bao lâu thì có thai? Nguyên nhân chậm kinh và dấu hiệu mang thai là gì? Hãy cùng bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên – BS CKI Sản Phụ Khoa 152 Xã Đàn giải đáp những thắc mắc liên quan đến chậm kinh thông qua bài viết dưới đây.
Hiện tượng chậm kinh là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt chỉ xuất hiện ở nữ giới khi đến tuổi dậy thì, mỗi người sẽ có một chu kỳ khác nhau. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 21 – 35 ngày, đẹp nhất là 28 ngày. Số ngày hành kinh dao động từ 3 – 7 ngày tùy vào cơ địa của từng người.
Chậm kinh là hiện tượng kỳ kinh kéo dài hơn bình thường từ 4 – 10 ngày, thậm chí là 14 ngày. Đây là dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất, nhưng cũng có thể là biểu hiện của sự thay đổi nội tiết tố hoặc viêm nhiễm phụ khoa. Do đó, để biết được chậm kinh bao lâu thì có thai cần phải xác định rõ các nguyên nhân trễ kinh và các dấu hiệu mang thai sớm.
Nguyên nhân gây chậm kinh ở nữ giới
Theo một thống kê mới nhất tại phòng khám Đa khoa quốc tế Hà Nội thì có đến 80% nữ giới chậm kinh nguyên nhân là do mang thai, 20% còn lại là do một số nguyên nhân khác. Do đó, để trả lời câu hỏi chậm kinh bao lâu thì có thai còn phải tùy vào sức khỏe sản phụ khoa của từng người.
Chậm kinh do mang thai
Trong một chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc phía trong tử cung sẽ dầy lên để đón trứng vào làm tổ. Trường hợp trứng không thụ tinh và làm tổ thì lớp niêm mạc sẽ bong ra gây chảy máu, đó là hiện tượng hành kinh.
Ngược lại, nếu trứng được thụ tinh và làm tổ trong tử cung thì lớp niêm mạc sẽ tiếp tục được biến đổi để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ không có kinh nguyệt trong suốt thời gian mang thai. Đối với những bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn sẽ có dấu hiệu chậm kinh kèm theo các biểu hiện khác.
Chậm kinh do nguyên nhân khác
Mang thai chỉ là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh mà thôi. Nếu bạn đang có một chu kỳ kinh nguyệt không đều, thường xuyên bị trễ kinh thì có thể đang gặp phải các nguyên nhân sau đây:
- Bệnh lý tuyến giáp: Suy giáp, nhược giáp, cường giáp là những bệnh lý gây ảnh hưởng đến nồng độ hormones kiểm soát kinh nguyệt, dẫn đến những thay đổi trong chu kỳ.
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Nội tiết tố bị rối loạn làm các u nang nhỏ hình thành, ngăn cản sự rụng trứng xảy ra dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều và trễ kinh khi đến ngày.
- Tiền mãn kinh: Chậm kinh cũng là một dấu hiệu nhận biết giai đoạn tiền mãn kinh ở nữ giới ở tuổi 40 trở đi.
- Rối loạn nội tiết: Hệ tiết tố bị mất cân bằng do hoạt động sai lệch của vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng cũng sẽ dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
- Tăng giảm cân đột ngột: Trong một thời gian ngắn cân nặng thay đổi đột ngột cũng có thể gây gián đoạn rụng trứng, dẫn đến tình trạng chậm trễ kinh nguyệt.
- Tác dụng phụ của thuốc: Trong các loại thuốc trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc hóa trị cũng có tác dụng gây chậm kinh ở nữ giới.
- Viêm nhiễm phụ khoa: Trễ kinh cũng thể do bạn đang bị các bệnh viêm phụ khoa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe như viêm dính nội mạc tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng…
Kỳ kinh đến muộn không những là dấu hiệu mang thai mà nó còn cảnh bảo về một số bệnh sản phụ khoa ở nữ giới. Nếu bạn chậm kinh không phải do mang thai thì hãy đến ngay phòng khám Đa khoa quốc tế Hà Nội 152 Xã Đàn để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị triệt để các bệnh lý sản phụ khoa.
Chậm kinh bao lâu thì có thai?
Trễ kinh bao lâu thì có thai còn phụ thuộc vào cơ địa và chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người. Tuy nhiên, nếu bạn đang trễ kinh 3 – 7 ngày và có quan hệ trước đó thì khả năng cao là đã mang thai.
Trong một chu kỳ kinh nguyệt trứng chỉ rụng một lần, nếu trứng may mắn gặp được tinh trùng sẽ được thụ tinh và di chuyển theo ống dẫn trứng vào làm tổ trong tử cung. Lúc này, hormone hCG của nữ giới sẽ tăng cao và báo hiệu bạn đã mang thai.
Chu kỳ kinh nguyệt trung bình 28 ngày được diễn ra như sau:
- Ngày 1 – 7: Niêm mạc tử cung bong tróc, chảy máu và xuất ra ngoài theo đường âm đạo. Hiện tượng hành kinh sẽ diễn ra từ 3 – 7 ngày.
- Ngày 8 – 13: Lớp niêm mạc bắt đầu dày lên, tăng sinh trở lại để chuẩn bị nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh.
- Ngày 14: Trứng rụng và được phóng thích từ buồng trứng. Lúc này, bạn sẽ có khả năng mang thai nếu quan hệ tình dục vào ngày rụng trứng hoặc 3 ngày trước đó.
- Ngày 15 – 24: Trứng bắt đầu di chuyển thông qua ống dẫn trứng về phía tử cung.
- Ngày 24 – 28: Nếu trứng đã thụ tinh sẽ bám vào niêm mạc để làm tổ và bắt đầu giai đoạn mang thai. Ngược lại, nếu trứng không thụ tinh nó sẽ vỡ ra và chu kỳ kinh sẽ bắt đầu trở lại.
Chậm kinh bao lâu thử que 2 vạch?
Ngoài việc xác định số ngày chậm kinh bao lâu thì có thai, chị em phụ nữ cũng có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra nồng độ hormone HCG trong nước tiểu. Nếu bạn có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn (21 – 35 ngày) thì có thể thử que sau khi trễ kinh từ 7 – 10 ngày. Nếu bạn có một chu kỳ kinh nguyệt lớn hơn 35 ngày thì nên thử que sau khi trễ kinh 2 tuần để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
Lưu ý khi sử dụng que thử thai:
- Mua que thử chất lượng, đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
- Que thử thai báo 2 vạch cho kết quả bạn đã có thai, 1 vạch là không có thai.
- Nên sử dụng que thử thai vào buổi sáng khi mới ngủ dậy.
- Nếu chậm kinh 10 – 14 ngày mà thử que 1 vạch thì bạn nên đến phòng khám phụ khoa để được thăm khám, tư vấn và xác định rõ nguyên nhân gây chậm kinh là do đâu.
Chậm kinh bao lâu có thể xét nghiệm máu?
Xét nghiệm máu Beta – HCG là phương pháp hiện đại giúp phát hiện sớm có thai chính xác 100%. Bạn có thể xét nghiệm máu sau khi trễ kinh từ 3 – 5 ngày xem nồng độ HCG trong huyết thanh có tăng hay không.
Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm máu Beta – HCG:
- Nồng độ HCG < 5mlU/ml: Kết quả không có thai
- Nồng độ HCG > 25mlU/ml: Kết quả có thai
- Nồng độ HCG 5 – 25mlU/ml: Chưa biết chính xác, cần theo dõi từ 1 – 2 ngày xem nồng độ HCG tăng lên hay giảm xuống.
10 dấu hiệu nhận biết mang thai ở giai đoạn đầu
Ngoài việc quan tâm đến việc chậm kinh bao lâu thì có thai, chị em phụ nữ cần phải nắm vững 10 dấu hiệu nhận biết mang thai dưới đây.
Ngực đau và căng tức
Một dấu hiệu thường gặp ở đa số phụ nữ mang thai là cảm giác ngực đau và căng tức như đến kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do sự gia tăng hormone đã làm cho đầu ti to ra, quầng ti thâm hơn, kích thước bầu ngực tăng lên. Tình trạng này sẽ giảm dần khi thai nhi được 3 tháng tuổi.
Chóng mặt và buồn nôn
Bạn cảm thấy chóng mặt , buồn nôn vào buổi sáng sớm hoặc liên tục trong ngày. Bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ hoặc mất ngủ. Đây chính là các dấu hiệu ốm nghén mà hầu hết phụ nữ đều gặp phải khi mang thai.
Đi tiểu thường xuyên
Trong thời kỳ đầu mang thai, lượng máu và các chất lỏng khác trong cơ thể bạn sẽ tăng lên cùng lúc. Tử cung cũng sẽ phát triển to ra, chèn ép vào bàng quang dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều. Tuổi thai càng lớn thì tần suất đi tiểu ngày càng nhiều hơn.
Thân nhiệt tăng
Khi bắt đầu mang thai, do hormone progesterone tiết ra nhiều khiến nhiệt độ cơ thể người phụ nữ tăng nhẹ (37,5 độ C). Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng, đây chỉ là hiện tượng bình thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Thay đổi sở thích ăn uống
Bạn trở nên mẫn cảm với các loại đồ ăn dầu mỡ, thay vào đó lại thích ăn các loại quả có bị chua ngọt như táo, cam, xoài… Đây là dấu hiệu có thai sớm mà ông bà ta ngày xưa thường gọi là “thời kỳ thai nghén”.
Ra máu báo thai
Sau 7 – 10 ngày quan hệ, bạn sẽ thấy quần lót có chút dịch màu hồng nhạt hoặc đôi khi có màu nâu đậm thì cũng đừng quá lo lắng. Đây là “máu báo thai” cho thấy trứng đã vào làm tổ trong buồng tử cung. Tuy nhiên, không phải ai cũng có dấu hiệu này khi mang thai.
Nướu sưng và đau
Viêm nướu, chảy máu chân răng, mắt sưng húp… đây là những dấu hiệu thường thấy khi bắt đầu mang thai. Nguyên nhân là do lượng máu và lượng máu trong cơ thể đang trung cho việc nuôi dưỡng thai nhi nên bạn rất dễ bị sưng các mô.
Táo bón nhiều lần
Nếu bạn đang chậm kinh và bị táo bón dài ngày thì có thể nghĩ đến việc mang thai. Để khắc phục bạn hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đồng thời ăn nhiều rau xanh và trái cây. Đây là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ có thai nên bạn không nên lo lắng.
Tâm trạng bất thường
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền của hệ thần kinh. Lúc này, một số mẹ cảm thấy hưng phấn trong khi một số khác lại hay cáu gắt, tức giận, thậm chí có người còn rơi vào trạng thái trầm cảm khi mang bầu.
Đau bụng âm ỉ
Chậm kinh cùng với những cơn đau bụng âm ỉ kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, căng tức ngực thì có thể bạn đã mang thai. Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu thường thấy khi đến kỳ kinh nguyệt.
Câu hỏi chậm kinh có thai được nhiều người quan tâm
Chậm kinh bao lâu thì thai vào tử cung?
Sau khi quan hệ tình dục, nếu trứng và tinh trùng thụ tinh thành công thì sẽ cần từ 6 – 9 ngày để trứng di chuyển vào tử cung để làm tổ. Sau đó, quá trình làm tổ sẽ mất khoảng 10 ngày tùy vào cơ địa của mỗi người. Nếu câu trả lời chậm kinh bao lâu thì có thai là 3 – 7 ngày thì sau khi chậm kinh 7 ngày chị em có thể đến phòng khám siêu âm xem thai đã vào tử cung hay chưa.
Chậm kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai?
Siêu âm đầu dò và siêu âm vùng bụng là hai phương pháp được dùng để thăm khám và theo dõi sự phát triển của thai nhi. Theo đó, siêu âm đầu dò sẽ giúp bạn thấy thai sau 7 ngày chậm kinh, siêu âm vùng bụng thì phải mất từ 3 – 4 tuần khi thai vào tổ thì mới có thể quan sát được.
Chậm kinh bao lâu thì nghe được tim thai?
Thời điểm vàng thích hợp để nghe tim thai là tuần thứ 6 của thai kỳ, tức là khoảng từ 14 – 20 ngày bị chậm kinh. Mặc dù vậy, khoảng thời gian này cũng có thể xê dịch tùy thuộc sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
Bài viết trên đây bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên 152 Xã Đàn đã giúp chị em phụ nữ giải đáp các vấn đề liên quan đến chậm kinh bao lâu thì có thai? Các dấu có thai sớm. Nếu bạn còn thắc mắc hay băn khoăn nào liên quan đến sức khỏe sinh sản, bệnh lý phụ khoa thì hãy Click TẠI ĐÂY để được tư vấn từ chuyên gia.