Phá thai có đau không? Giảm đau khi phá thai
Bài viết có ích: 2062 lượt bình chọn
Rất nhiều chị em có nhu cầu phá thai nhưng chưa dám phá thai ngay chỉ vì lo lắng rằng nó sẽ gây đau đớn. Vậy phá thai có đau không? Yếu tố nào sẽ khiến cơn đau tăng lên hoặc giảm nhẹ? Bài viết sau sẽ giải đáp tường tận những thắc mắc này giúp bạn!
Khái niệm cơ bản về phá thai
Phá thai là một thuật ngữ mà y học dùng để chỉ việc ngưng quá trình mang thai chủ động. Khi phá thai, thai nhi sẽ bị tác động và ngừng phát triển, từ đó được đưa ra khỏi tử cung. Vì thế hành động sinh nở sẽ không diễn ra nữa. Phá thai là nỗi khiếp sợ và ám ảnh của người phụ nữ, mang đến những tổn thương tinh thần, cũng như tổn thương thể xác. Vì thế chị em phụ nữ hãy cân nhắc cẩn thận trước khi thực hiện.
Phá thai chỉ an toàn được thực hiện ở nơi sạch sẽ, tiệt trùng, đầy đủ thiết bị y tế và do bác sĩ giỏi đảm trách. Sau đây là 2 phương pháp thường được dùng:
Phá thai nội khoa
Là phương pháp sử dụng thuốc uống để phá thai. Thai nhi gặp thuốc sẽ không phát triển được nữa, và được đưa ra ngoài khi sự co bóp tử cung xảy ra. Biện pháp phá thai nội khoa bằng thuốc phá thai chỉ áp dụng được khi thai nhi có kích thước nhỏ, và đã đang nằm lại trong tử cung mẹ. Người mẹ cũng cần có sức khỏe tốt, không mắc bệnh.
Phá thai ngoại khoa
Khi thực hiện phá thai ngoại khoa, tử cung của người mẹ sẽ bị can thiệp bởi thiết bị y tế một cách trực tiếp. Vì thế nó gây ra nhiều rủi ro và cần thực hiện trong phòng mổ, ở nơi đảm bảo các điều kiện an toàn.
Phá thai ngoại khoa cũng chỉ áp dụng được với những chị em đáp ứng điều kiện sức khỏe, không mắc bệnh nội khoa cấp tính, không viêm nhiễm hay dị dạng đường sinh dục…
Vậy phá thai có đau không?
Thực tế, chị em nào phá thai cũng phải trải qua cơn đau, dù đó là phá thai nội khoa hay ngoại khoa. Nhưng cơn đau này sẽ có sự khác biệt tùy từng trường hợp, do những yếu tố sau:
Phương pháp phá thai
Hiện nay, đã có nhiều biện pháp nạo phá thai với kỹ thuật tiên tiến và hiện đại ra đời, chúng thậm chí có thể giúp hạn chế cơn đau, vì hạn chế được tổn thương tại cơ quan sinh dục khi phá thai. Nhờ đó chị em cũng nhanh chóng phục hồi hơn.
Còn nếu như bạn phá thai bằng biện pháp truyền thống, thương tổn tại tử cung rất dễ xảy ra. Việc phẫu thuật cũng làm những cơn đau tại đây trầm trọng hơn. Vì thế nếu có điều kiện, bạn nên phá thai bằng biện pháp hiện đại, giúp giảm đau và đảm bảo an toàn.
Tay nghề của bác sĩ
Những bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn, chuyên môn giỏi thường có tay nghề khéo léo đã được kiểm định, sẽ giúp hạn chế cơn đau tối đa cho bạn. Họ cũng đảm bảo quá trình này sẽ diễn ra an toàn, và hạn chế biến chứng hơn bác sĩ trẻ hay tay nghề yếu.
Thuốc tê hoặc thuốc mê
Khi phá thai ngoại khoa, việc tiêm thuốc mê hoặc thuốc tê là mặc định để giúp thai phụ không cảm thấy đau đớn. Tất nhiên chỉ cần thuốc hết tác dụng thì cơn đau sẽ quay trở lại.
Cơ địa của thai phụ
Cơ thể thai phụ sẽ có phản ứng với các biện pháp phá thai, nhưng ở các mức độ khác nhau. Vì thế tuy có người cảm thấy cơn đau rõ rệt và nặng nề, nhưng cũng có người không đau đớn mấy.
>>>>>>>> phá thai ở đâu an toàn
Sau khi phá thai làm gì có thể giảm đau?
Cơn đau vùng bụng dưới sẽ xuất hiện sau khi bạn phá thai và kéo dài trong khoảng vài ngày. Trong thời gian đó tình trạng chảy máu vùng kín cũng xảy ra. Điều đó là vì tử cung của bạn đang co bóp đẩy phôi thai và sản dịch còn ứ đọng ra ngoài. Nếu muốn giảm thiểu cơn đau bụng, bạ có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Thay băng vệ sinh thường xuyên khi âm đạo còn ra máu.
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày nhằm tránh viêm nhiễm.
- Thư giãn, nghỉ ngơi nhiều hơn để phục hồi tinh thần và sức khỏe.
- Tránh lên xuống cầu thang, đi lại nhiều hay vận động quá mạnh.
- Không nên tắm gội quá sớm. Dùng khăn ấm để vệ sinh thân thể trong thời gian đầu sau khi phá thai.
- Kiêng quan hệ tình dục để phục hồi tử cung trong 1 – 2 tháng.
- Uống đủ nước, từ 2 đến 3 lít nước trong 1 ngày.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng: protein, canxi, vitamin và sắt. Những món phù hợp là hạnh nhân, nấm, cà chua, kiwi, đậu Hà Lan, thịt gà, thịt bò, bơ, trứng, cà rốt, khoai lang…
- Loại bỏ thức ăn nhanh, đồ ăn dầu mỡ hay cay nóng, chất kích thích, đồ uống có ga, cà phê khỏi chế độ ăn uống hàng ngày.
Ngoài ra bạn cũng cần để ý các triệu chứng bất thường, nếu có. Âm đạo ra quá nhiều máu, suy nhược cơ thể, choáng váng, đau bụng dữ dội, sốt cao… là những dấu hiệu báo động, đòi hỏi bạn phải thăm khám ngay để đề phòng rủi ro, bảo vệ sức khỏe an toàn. Vậy là bạn đã biết phá thai có đau không, và các biện pháp giảm đau sau khi phá thai qua bài viết trên. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt!