Viêm nội mạc tử cung: Triệu chứng, Dấu hiệu, Nguyên nhân là gì?
Bài viết có ích: 4562 lượt bình chọn
Viêm nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới. Căn bệnh này gây ra những cơn đau bụng dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Đồng thời nó tiềm ẩn những biến chứng nguy cơ vô sinh. Vậy viêm nội mạc tử cung là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu điều này để điều trị và ngăn ngừa bệnh tốt nhất.
Viêm nội mạc tử cung là gì?
Nội mạc tử cung chính là lớp niêm mạc bên trong tử cung. Bộ phận này có vai trò tiếp nhận trứng đã thụ tinh để nuôi dưỡng thành thai nhi. Nếu trứng không được thụ tinh thì các niêm mạc sẽ bong ra và chảy ra ngoài, tạo thành hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt.
Viêm nội mạc tử cung (endometritis) là một tình trạng viêm nhiễm của lớp mô nội mạc tử cung (endometrium). Bệnh thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh hoặc sau khi phá thai, nhưng cũng có thể xảy ra do nhiễm khuẩn qua đường tình dục hoặc qua các phương tiện y tế không vệ sinh.
Khi bị viêm nội mạc tử cung, nếu chậm trễ điều trị, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Lớp niêm mạc bị ảnh hưởng có thể khiến tinh trùng không gặp được trứng để thụ tinh. Kể cả trứng đã thụ tinh thì cũng không làm tổ và lớp niêm mạc không đảm bảo chức năng để phát triển thành thai nhi.
Do đó, nữ giới nên tìm hiểu về căn bệnh này để tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng. Từ đó sẽ có biện pháp chủ động phòng tránh hoặc nhận biết sớm bệnh nhằm điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm ở tử cung, trong đó có nhiễm trùng do mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hoặc sau khi can thiệp ngoại khoa ở cổ tử cung.
Cụ thể các bệnh lý gây nhiễm trùng và dẫn đến bệnh là:
- Bệnh xã hội phổ biến là Chlamydia và lậu
- Bệnh lao
- Tụ cầu, liên cầu
- Vi khuẩn ở âm đạo và cổ tử cung lây lan ngược dòng lên
Các hoạt động ngoại khoa ở buồng tử cung gây ra nhiễm trùng là:
- Nạo hút thai
- Đặt vòng hoặc lấy vòng tránh thai
- Soi tử cung
- Nhiễm khuẩn sau sảy thai
- Viêm nội mạc tử cung do mổ lấy thai bị sót thai, ứ dịch lòng tử cung.
- Dụng cụ mổ lấy thai không được vô khuẩn hoặc vỡ màng ối sớm
Ngoài ra cũng không ngoại trừ tình huống chị em không vệ sinh sạch sẽ vùng kín hoặc quan hệ tình dục không an toàn.
Triệu chứng của viêm nội mạc tử cung
Bệnh gây ra những triệu chứng như sau:
- Đau bụng dữ dội trước và trong kỳ hành kinh
- Đau bụng khi quan hệ tình dục
- Cơ thể mệt mỏi, sốt
- Đau buốt đường tiết niệu
- Tiêu chảy, táo bón hoặc nôn mửa
- Nhiều người bệnh còn có thể kèm theo dị ứng, dễ bị viêm nhiễm vùng kín
- Khí hư ra nhiều mủ có màu và mùi khó chịu.
Trên đây là các hiệu trưởng trong giai đoạn cấp tính. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Triệu chứng của bệnh ở giai đoạn mãn tính nghiêm trọng hơn như: người bệnh thường xuyên đau bụng dưới, chảy máu tử cung và rối loạn kinh nguyệt.
Viêm nội mạc tử cung có ảnh hưởng gì không?
Do nội mạc tử cung có vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai. Vì vậy, bệnh không được điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Để giảm thiểu nguy cơ này thì ngay khi có những biểu hiện của bệnh, bạn nên đi thăm khám và điều trị sớm. Càng để lâu bệnhị càng có nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Những biến chứng của bệnh là:
- Áp xe trong tử cung hoặc vùng chậu
- Khó có con hoặc vô sinh
- Viêm phúc mạc vùng chậu
- Nhiễm trùng huyết
Trong đó, nhiễm trùng huyết có thể gây ra sốc nhiễm trùng dẫn đến Huyết áp thấp. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Khi đó người bệnh phải nhập viện điều trị.
Cách điều trị viêm nội mạc tử cung
Để chẩn đoán viêm nội mạc tử cung, bác sĩ thường sẽ thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu và đường huyết, siêu âm và lấy mẫu dịch âm đạo để kiểm tra nhiễm trùng.
Phương pháp điều trị là sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng để giảm thiểu nhiễm trùng. Thuốc sẽ được tiêm tĩnh mạch cho đến khi người bệnh cắt cơn sốt trong 48 giờ. Phác đồ điều trị có thể bao gồm các loại kháng sinh: Clindamycin, gentamicin, ampicillin. Liều lượng và thời gian sử dụng thuốc sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp mức độ của bệnh.
Nếu bệnh viêm nội mạc tử cung nghiêm trọng hơn thì phải truyền tĩnh mạch và nhập viện. Đặc biệt là viêm nội mạc tử cung sau khi sinh sẽ phải theo dõi cẩn thận.
Phòng ngừa viêm nội mạc tử cung
Khi mắc viêm nội mọc tử cung nếu không được chữa trị kịp thời, viêm nội mạc tử cung có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như dị tật thai, thai lưu và vô sinh. Để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
- Đảm bảo an toàn khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa học sinh nở. Hãy lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa y tiến sử dụng các trang thiết bị hiện đại, để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.
- Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các vấn đề sau phẫu thuật theo hướng dẫn của bác sĩ
- Quan hệ tình dục an toàn để ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa
- Kiểm tra để chẩn đoán sớm các bệnh xã hội
- Điều trị sớm và điều trị cho cả bạn tình nếu mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm nội mạc tử cung. Đây là bệnh viện phụ khoa nguy hiểm có thể gây biến chứng vô sinh ra, do đó chị em nên chủ động phòng tránh. Hi vọng thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này để có phương pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Nguồn khoa học tham khảo:
- Pelvic inflammatory disease (PID). (2015).
my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Sexually_Transmitted_Diseases_An_Overview/hic_Pelvic_Inflammatory_Disease - Moldenhauer JS. (2016). Puerperal endometritis.
merckmanuals.com/professional/gynecology-and-obstetrics/postpartum-care-and-associated-disorders/puerperal-endometritis
Xem thêm:
Viêm cổ tử cung là gì? Dấu hiệu thể hiện?
Nang naboth cổ tử cung có cần điều trị không?
Polyp là gì? polyp buồng tử cung có nguy hiểm không?
Viêm lộ tuyến cổ tử cung 3 cấp độ nguy hiểm, Điều trị, Nguyên nhân
U xơ tử cung hay u cơ tử cung nguy hiểm bạn phải biết? Triệu chứng, Điều trị tại nhà