Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ chức năng và hình ảnh
Bài viết có ích: 2062 lượt bình chọn
Trong bài viết hôm nay, các chuyên gia sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo bộ phận sinh dục nữ còn trinh, cấu tạo giải phẫu bộ phận sinh dục nữ. Từ đó giúp chị em hiểu rõ hơn về cơ quan sinh dục của mình. Từ đó biết cách chăm sóc đúng cách, bảo vệ cơ quan sinh dục của mình không bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ còn trinh
Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ còn trinh là một trong những bộ phận cực kỳ quan trọng trong hệ thống sinh lý của chị em phụ nữ. Mỗi bộ phận trong hệ thống sinh dục nữ sẽ đảm nhận nhiều chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Mặc dù nhiệm vụ của mỗi bộ phận khá phức tạp nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ thường đảm nhận các chức vụ quan trọng như: Giao hợp, tiếp nhận tình trùng, thụ tinh, cấy thai, nuôi thai và sinh con.
Theo các chuyên gia, cơ quan sinh dục chính của chị em phụ nữ nằm ở phần dưới của bụng kéo dài đến đáy chậu, đồng thời nằm ở phía dưới ruột và trước hậu môn.
So với cơ quan sinh dục nam thì cơ quan sinh dục nữ thường khó nhận biết hơn, bởi nó được bao bọc bởi lớp lông mu. Vì thế, chị em không thể quan sát cơ quan dưới của mình bằng mắt thường được.
Các chuyên gia cho biết, cơ quan sinh dục của những chị em còn trinh được chia ra làm 2 phần đó là cơ quan sinh dục bên ngoài và cơ quan sinh dục bên trong. Cụ thể:
Cấu tạo bộ phận sinh dục ở nữ bên ngoài
Nhiệm vụ của bộ phận sinh dục ngoài chính là đưa tinh trùng của nam giới vào cơ quan sinh dục bên trong để gặp trứng thụ thai.
Bên cạnh đó, nó còn có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận sinh dục bên trong, giúp các cơ quan trong không bị tổn thương, đồng thời phòng ngừa tình trạng bị viêm phụ khoa viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục trong.
Bộ phận sinh dục ngoài của nữ còn có các cơ quan như: phần mu, môi lớn, môi nhỏ, tuyến Bartholin và âm vật.
Mu
Đây là nơi mà hai xương mu gặp nhau và tạo nên khớp. Bộ phận này được cấu tạo bởi các tổ chức mỡ và da.
Mu của chị em được bao phủ bởi một lớp lông mao được phân bổ theo hình tam giác. Nhiệm vụ của lớp lông mao chính là làm giảm lực ma sát ở phần trên của âm hộ khi chị em có quan hệ tình dục với bạn tình.
Môi lớn
Môi lớn là bộ phận bao xung quanh các cơ quan sinh dục khác. Nhiệm vụ của môi lớn là bảo vệ các cơ quan sinh dục khác trong hệ thống sinh dục ngoài của nữ giới.
So với các bộ phận khác, môi lớn khá là rộng, có nhiều thịt bao quanh, tại đây tập trung nhiều tuyến mồ hôi và tuyến dầu. Khi đến tuổi dậy thì, phần mu của chị em sẽ mọc rất nhiều lông mao màu đen, tương đối dài.
Môi bé
Môi bé nằm ngay bên trong môi lớn, độ rộng của môi bé dài khoảng 5cm, bộ phận này sẽ bao quanh lỗ niệu đạo và âm đạo của nữ giới.
Tuyến Bartholin
Tuyến Bartholin nằm ở 2 bên của âm đạo, nhiệm vụ của Tuyến Bartholin là tiết ra chất nhờn, giúp cô bé luôn ẩm ướt nhất là khi quan hệ.
Âm vật
Âm vật là một khối mô cứng có chiều dài khoảng 1.5cm, bộ phận này nằm ở giữa và phí trên của âm hộ. Phần đầu của âm vật được che phủ bởi một phần của môi lớn và môi bé hợp lại.
So với các bộ phận khác trong cấu tạo cơ quan sinh dục nữ ngoài, âm vật là nơi tập trung nhiều dây thần kinh vì thế cơ quan này vô cùng nhạy cảm, giúp chị em đạt được khoái cảm tình dục trong mỗi cuộc yêu.
Cấu tạo cơ quan sinh dục phụ nữ bên trong
Cấu tạo cơ quan sinh dụ phụ nữ bên trong còn trinh sẽ gồm có: âm đạo, màng trinh, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng.
Âm đạo
Âm đạo là bộ phận đón nhận cũng như bao bọc dương vật khi bộ phận này xâm nhập vào cơ quan sinh dục trong của nữ giới. Khi vi khuẩn tấn công vùng này sẽ gây ra bệnh viêm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp nhất.
Âm đạo có hình dáng là một ống dài được nối từ cửa mình bên ngoài vào bên trong tử cung của nữ giới. Âm đạo của chị em được cấu tạo bởi các mô cơ vì thế bộ phận này có tính đàn hồi cực kỳ tốt. Nó có thể giãn nở ra gấp nhiều lần, giúp chị em có thể sinh nở một cách thuận lợi khi chị em sinh nở bằng đường tự nhiên.
Màng trinh
Màng trinh là một tấm màng mỏng nằm phía trong âm đạo, bộ phận này nằm cách cửa âm đạo từ 3-4cm. Khi quan hệ tình dục lần đầu, tấm màng này sẽ bị xé rách bởi dương vật. Ngoài ra, khi lao động nặng hoặc va chạm mạnh tấm màng này cũng sẽ bị rách. Khi tấm màng bị rách chị em sẽ thấy vùng kín của mình bị chảy ra vài giọt máu kèm theo một chút dịch nhầy.
Tấm màng trinh xuất hiện ngay khi các bé gái mới chào đời. Tuy nhiên, không phải em bé nào khi sinh ra cũng có ngay tấm màng trinh và theo thống kê có khoảng 0.5% các bé gái khi vừa sinh ra đã không có màng trinh.
Cổ tử cung
Cổ tử cung là bộ phận nằm ở phía sau của tử cung, nó nối liền với âm đạo với tử cung. Cổ tử cung được cấu tạo bởi các thành dày và rất chắc cùng với một lỗ mở rất nhỏ. Khi đến thời kỳ sinh nở, cổ tử cung của chị em sẽ giãn nở hết mức để em bé có thể chào đời một cách thuận lợi.
Tử cung
Tử cung là bộ phận vô cùng quan trọng trong cấu tạo bộ phận sinh dục của nữ, tử cung nằm ở phía dưới bụng và bàng quang, phía trên của tử cung nối với hai ống dẫn trứng và buồng trứng. Tử cung là bộ phận để trứng sau khi thụ thai phát triển thành thai nhi cho đến lức em bé chào đời.
Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng là bộ phận nối giữa tử cung và buồng trứng, bộ phận này được treo bởi dây chằng tử cung buồng trứng. Chiều dài của ống dẫn trứng dao động khoảng 10cm, kích thước của nó nhỏ hơn sợi mì.
Ống dẫn trứng được coi là cầu nối để tinh trùng di chuyển từ âm đạo vào tử cung để gặp trứng đồng thời đây cũng là địa điểm để trứng tinh trùng gặp nhau để thụ thai.
Buồng trứng
Mỗi chị em sẽ có 2 buồng trứng, mỗi buồng trứng sẽ nằm ở một bên của tử cung. Bầu trứng có hình dạng kiểu bầu dục, trong nhỏ, màu trắng đục. Buồng trứng nằm ở gần tua cuối của ống dẫn trứng.
Trong thời kỳ còn là phôi thai, mỗi bên buồng trứng sẽ có khoảng 3 triệu bọc trứng non, như vậy 2 buồng trứng sẽ có khoảng 6 triệu bọc trứng non.
Khi sinh ra sẽ còn lại 1 triệu và khi các bé gái đến tuổi dậy thì sẽ còn khoảng 40.000 bọc trứng. Lý do là bởi, khi đến tuổi dậy thì hormone sinh sản sẽ tác động khiến trứng sẽ chín và rụng theo chu kỳ.
Ngoài ra, buồng trứng còn có chức năng giúp điều hòa sinh lý ở chị em phụ nữ khi đến tuổi trưởng thành. Thời điểm sau khi trứng rụng mà không được thụ thai sẽ gây ra kinh nguyệt và đau bụng kinh, lý do chị em đến ngày là vì vấn đề này.
Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ và chức năng chi tiết
Phần trên của bài viết có chia sẻ về cấu tạo cơ quan sinh dục nữ còn trinh và của những nữ giới đã bị rách màng trinh. Mỗi bộ phận sẽ có những nhiệm vụ và chức năng không giống nhau như:
- Phần buồng trứng có nhiệm vụ là tạo ra noãn và hormone progesterrone và estrogen.
- Vòi tử cung có chức năng là chuyển dịch trứng thứ cấp và trứng thụ tinh đến tử cung của nữ giới.
- Tử cung có nhiệm vụ là nơi để trứng đã được thụ tinh để làm tổ cũng như phát triển mạnh thành phôi thai và bào thai.
- Âm đạo có nhiệm vụ là để giao hợp với cậu nhỏ của nam giới
- Tuyến vú có nhiệm vụ sinh sản, kích thích sữa khi phụ nữ sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ.
>>>>>>>>>> làm gì khi lỡ quan hệ không an toàn
Cấu tạo giải phẫu bộ phận sinh dục nữ
Cơ quan sinh dục nữ được cấu tạo bởi nhiều bộ phận nhỏ lẻ nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi bộ phận khi được giải phẫu sẽ có sự khác biệt cụ thể:
- Buồng trứng
Buồng trứng có hình dáng giống hạt đậu, đường kính dao động từ 2x3x1 cm và có màu hồng nhạt. Buồng trứng nằm ở thành bên của chậu hông bên trong gồm có hố buồng trứng.
- Vòi tử cung
Vòi tử cung là một ống dẫn dài với kích thước khoảng 10cm. Bộ phận này nằm ở bờ tự do của dây chằng rộng, nó sẽ đi từ buồng trứng đến tử cung.
Vòi tử cung được chia ra thành các phần nhỏ bao gồm: Phần tử cung; Eo vòi; Bóng vòi; Phễu vòi.
- Tử cung
Tử cung là một xoang cơ rỗng, có đường kính 6x4x2 cm, hình nón cụt. Đây là nơi để trứng đã được thụ tinh làm tổ, đồng thời đây còn là nơi để nuôi dưỡng bào thai.
- Cổ tử cung
Cổ tử cung là bộ phận có âm đạo bám vào theo mặt phẳng từ trên xuống dưới ra trước và được chia ra làm các phần:
+ Phần trên âm đạo
+ Phần Eo tử cung
- Âm đạo
Là những ống cơ đàn hồi chiều dài khoảng 8 cm, âm đạo có 2 thành trước và sau, cùng với hai bờ bên phải và bên trái. Phía đầu trên của âm đạo bao bọc lấy cổ tử cung tạo thành vòm âm đạo. Phía dưới âm đạo mở hướng ra bên ngoài, ở phần tiền đình của âm hộ được gọi là lỗ âm đạo. Ngay cửa âm đạo là tấm màng trinh mỏng có chứa nhiều mạch máu.
- Âm hộ
Âm hộ là bộ phận sinh dục ngoài gồm có những thành phần sau:
+ Gò mu
+ Môi lớn
+ Môi bé
+ Âm vật
+ Hành tiền đình
>>>>>>>>> dấu hiệu mang thai sớm nhất
Các bệnh lý của cơ quan sinh dục nữ giới
Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ khá là phức tạp và tương đối nhạy cảm. Vì thế, chỉ cần một chút bất cẩn trong sinh hoạt hàng ngày cũng như vệ sinh vùng kín không đúng cách sẽ khiến cơ quan sinh dục của nữ dễ bị mắc các bệnh lý bao gồm viêm nhiễm phụ khoa và bệnh xã hội dưới đây:
- Bệnh Viêm âm đạo
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung
- Viêm cổ tử cung
- Viêm tắc vòi trứng
- U nang buồng trứng
- U xơ tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
- Ung thu tử cung
- Bệnh xã hội (lậu, sùi mào gà,…)
Các bệnh lý này nếu như không phát hiện sớm, điều trị dứt điểm bệnh không chỉ khiến đời sống tình dục của chị em bị suy giảm. Nguy hiểm hơn còn khiến chị em bị vô sinh hiếm muộn, thậm chí tính mnagj còn bị đe dọa.
Vì thế ngay khi thấy bản thân có các dấu hiệu dưới đây:
- Vùng kín đau rát và ngứa ngáy
- Thường xuyên bị tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có mùi khai nồng
- Vùng bụng dưới bị đau tức
- Vùng kín xuất hiện các mụn nước, mụn nhỏ, mụn sùi
- Khí hư ra nhiều bất thường, có màu sắc khác lạ như: màu vàng, màu đen, màu xanh… kèm theo mùi hôi khó chịu…
Chị em hãy nhanh chân đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân, mức độ của bệnh. Dựa vào đó, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp hiệu quả.
Hướng dẫn vệ sinh bộ phận sinh dục nữ đúng cách
Để bảo vệ cô bé của mình luôn khỏe mạnh, không bị mắc các bệnh phụ khoa nói trên, chị em cần phải:
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ bằng nước sạch
- Nên vệ sinh cô bé từ trước ra sau, khi vệ sinh cần vệ sinh một cách nhẹ nhàng. Tiếp đó lau khô bằng khăn bông mềm và sạch
- Không sử dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh, độ pH không phù hợp
- Tuyệt đối không được thụt rửa quá sâu vào âm đạo
- Không dùng nước bẩm để vệ sinh cô bé
- Nên sử dụng dung dịch theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
- Thay quần nhỏ thường xuyên, tối thiểu 3 tháng/lần
- Chị em không nên mặc quần nhỏ bó sát, chị em nên mặc quần nhỏ được làm bằng chất liệu cotton
- Trong ngày đèn đỏ chị em nên thay băng vệ sinh thường xuyên (3-4 tiếng/lần), nên vệ sinh vùng kín liên tục.
- Trước và sau khi quan hệ nên vệ sinh vùng kín
- Mỗi lần đi tiểu nên dùng giấy mềm thấm khô
- Chị em cần thăm khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng/ lần hoặc khi vùng kín có những dấu hiệu bất thường, chị em cần thăm khám bác sĩ luôn.
Như vậy bài viết đã giúp chị em hiểu rõ hơn về cấu tạo bộ phận sinh dục của nữ giới cùng với đó là các bệnh lý mà chị em có thể gặp phải. Nếu như chị em đang có các dấu hiệu kể trên, chị em chưa thể thăm khám được, chị em chỉ cần Click TẠI ĐÂY, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn giúp chị em bảo vệ được thiên chức làm mẹ làm vợ của mình.